Các nguyên tắc chung

Một phần của tài liệu So sánh công ước viên 1980 và luật thương mại việt nam những lưu ý đối với các doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 31 - 33)

Điểm giống nhau rõ ràng nhất thể hiện tinh thần của cả hai văn bản luật được thể hiện ở các nguyên tắc chung. Có thể thấy, ngay từ phần đầu, CISG 1980 và pháp luật Việt Nam (cụ thể là Luật Thương mại Việt Nam 2005) về hợp dồng dều thừa nhận một số nguyên tắc quan trọng: nguyên tắc tự do hợp dồng, nguyên tắc thiện chí- trung thực và nguyên tắc áp dụng tập quán, thói quen trong hoạt dộng thương mại.

Luật Thương mại Việt Nam quy định các nguyên tắc này trong Điều 11, Điều 12 và Điều 13:

Điều 11. Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại

1. Các bên có quyền tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó.

2. Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.

Điều 12. Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

Điều 13. Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại

Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thoả thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật này và trong Bộ luật dân sự. ”

25

Tương tự như pháp luật Việt Nam, khi quy định về những nguyên tắc chung liên quan dến giao kết và thực hiện hợp dồng mua bán hàng hóa quốc tế, CISG cũng nhấn mạnh một số nguyên tắc cơ bản.

Nguyên tắc tự do hợp đồng được ghi nhận gián tiếp qua Điều 6, theo dó, các bên hoàn toàn có thể loại trừ việc áp dụng Công uớc, hay loại trừ việc áp dụng một số diều khoản của Công uớc kể cả khi đã là thành viên của Công ước qua việc bảo lưu một số điều luật. Qua đó có thể thấy là CISG không mang tính chất bắt buộc và ghi nhận quyền tự do thỏa thuận các nội dung của hợp dồng khác với các quy dịnh của CISG. “Các bên có thể loại bỏ việc áp dụng Công ước này hoặc với điều kiện tuân thủ điều 12, có thể làm trái với bất cứ điều khoản nào của Công ước hay sửa đổi hiệu lực của các điều khoản đó. ”(Điều 6 CISG)

Nguyên tắc thiện chí được ghi nhận tại Điều 7.1 CISG. Mặc dù diều khoản này chỉ liên quan đến việc giải thích Công uớc, tuy nhiên các bình luận về CISG khẳng định nguyên tắc này cần phải được áp dụng như một nguyên tắc chung, bao trùm cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng theo CISG. Điều đó có nghĩa là Công ước hướng đến tính chung, nhấn mạnh sự chú trọng đến việc hỗ trợ áp dụng Công ước để tạo ra một nguồn luật thống nhất khi giao dịch thương mại quốc tế. “Khi giải thích Công ước này, cần chú trọng đến tính chất quốc tế của nó, đến sự cần thiết phải hỗ trợ việc áp dụng thống nhất Công ước và tuân thủ trong thương mại quốc tế." (Điều 7.1 CISG)

Nguyên tắc áp dụng tập quán và thói quen được ghi nhận tại Điều 9 CISG:

“(1) Các bên bị ràng buộc bởi tập quán mà họ đã thỏa thuận và bởi các thực tiễn đã được họ thiết lập trong mối quan hệ tương hô. (2) Trừ phi có thỏa thuận khác thì có thể cho rằng các bên ký hợp đồng có ngụ ý áp dụng những tập quán mà họ đã biết hoặc cần phải biết và đó là những tập quán có tính chất phổ biến trong thương mại quốc tế và được các bên áp dụng một cách thường xuyên đối với hợp đồng cùng chủng loại trong lĩnh vực buôn bán hữu quan để điều chỉnh hợp đồng của mình hoặc điều chỉnh việc ký kết hợp đồng đó. ”

Nguyên tắc này được thể hiện trong nhiều quy dịnh cụ thể của CISG, ví dụ như Điều 18.3 về việc chấp nhận chào hàng bằng hành vi. về việc áp dụng tập quán, nguyên tắc của CISG là nếu các bên đã thỏa thuận áp dụng một tập quán nào đó thì

các bên sẽ bị ràng buộc bởi tập quán này. Ví dụ nếu các bên trong hợp dồng mua bán hàng hóa quốc tế thống nhất ghi diều kiện CIF Incoterms 2010 thì quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc giao hàng sẽ được xác định theo điều kiện CIF Incoterms 2010. CISG không đưa ra khái niệm tập quán (có thể tham khảo định nghĩa tập quán tại Điều 3.4 Luật TMVN 2005). Cần luu ý rằng, sự thống nhất giữa các bên về áp dụng tập quán có thể được thể hiện một cách rõ ràng thông qua một thỏa thuận cụ thể, cũng có thể duợc ngầm dịnh, hoặc xác lập thông qua hành xử của các bên.

Các bên được coi là thỏa thuận áp dụng một tập quán một cách ngầm dịnh khi tập quán đó được công nhận rộng rãi mà cả hai bên biết đến tập quán này, và các bên không có thỏa thuận khác. Trong vụ việc phát sinh từ hợp đồng mua bán gỗ giữa nguời bán Đức (nguyên đơn) và nguời mua Áo (bị đơn) vào năm 2000, Tòa Tối cao Áo dã tuyên rằng nguời mua bị ràng buộc bởi tập quán “Tegernsee Usages” - một tập quán phổ biến trong mua bán gỗ tại vùng Bavaria nuớc Đức. Tòa án giải thích rằng nguời mua Áo phải biết đến tập quán này do đây là một tập quán phổ biến, được áp dụng thuờng xuyên trong việc mua bán gỗ khối giữa Đức và Áo. Hơn nữa, việc áp dụng tập quán đã được người bán đề cập khi chấp nhận đặt hàng từ nguời mua.

Về việc áp dụng thói quen, các bên cũng có thể xác lập những thói quen có giá trị ràng buộc thông qua quá trình hợp tác, làm ăn của mình mà không cần có thỏa thuận cụ thể. Ví dụ, một phán quyết của ICC dã tuyên rằng nguời bán có nghĩa vụ phải cung cấp phụ tùng thay thế nhanh nhất có thể do điều này đã trở thành thực tiễn xảy ra thuờng xuyên giữa các bên. Một quyết dịnh khác cũng nêu rằng việc im lặng có thể được coi là dồng ý bất chấp quy định tại Điều 18 Công uớc do nguời bán thuờng xuyên thực hiện dặt hàng của nguời mua mà không cần tuyên bố chấp thuận rõ ràng. Nguyên tắc áp dụng thói quen cũng được thừa nhận theo Luật Thương mại Việt Nam năm 2005.

Một phần của tài liệu So sánh công ước viên 1980 và luật thương mại việt nam những lưu ý đối với các doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 31 - 33)

w