Áp dụng Công ước Viên 1980

Một phần của tài liệu So sánh công ước viên 1980 và luật thương mại việt nam những lưu ý đối với các doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 27 - 29)

Khi CISG có hiệu lực ở Việt Nam, câu hỏi phổ biến được đặt ra là khi nào thì CISG được áp dụng và khi nào thì Luật Thương mại Việt Nam áp dụng. Theo Điều 1.1 CISG, những trường hợp văn bản này được áp dụng bao gồm: (1) Khi các bên có trụ sở thương mại ở các quốc gia là thành viên Công ước (Điều 1.1.a); (2) Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật áp dụng là luật của nước thành viên CISG (Điều 1.1.b).

Trường hợp thứ nhất là trường hợp áp dụng phổ biến của CISG, ví dụ như các hợp đồng giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có trụ sở ở Pháp, Đức, Úc, Hàn Quốc,.. .Vì Việt Nam và các nước này đều là thành viên công ước nên CISG là luật áp dụng thay cho luật quốc gia. Tuy nhiên, cần phải làm rõ rằng trường hợp trong Điều 1.1.a không làm mất hiệu lực của quyền chọn luật áp dụng của các bên cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Tức là, nếu các bên dù đến từ các quốc gia thành viên công ước, nhưng vẫn có thể áp dụng luật một quốc gia cụ thể thay vì sử dụng các quy định của CISG. Các bên có thể loại trừ việc áp dụng CISG bằng hai cách. Thứ nhất, các bên có thể chọn luật của một nước không phải thành viên CISG, ví dụ như luật Anh, khi đó luật quốc gia Anh là luật áp dụng dù các bên có trụ sở thương mại ở các nước thành viên CISG. Thứ hai, nếu các bên muốn chọn luật quốc gia của một nước thành viên công ước, ví dụ như luật quốc gia Việt Nam, thì các bên phải nêu cụ thể trong điều khoản chọn luật trong hợp đồng không những rằng các bên chọn luật Việt Nam mà còn rõ ràng rằng CISG không áp dụng để điều chỉnh các vấn đề của hợp đồng giữa họ. Như vậy, các bên phải thẳng thừng loại bỏ sự áp dụng của CISG, nếu không CISG vẫn được áp dụng vì Việt Nam là một nước thành viên. Có thể thấy, CISG thực ra không hề tiêu trừ quyền chọn luật của các bên. Ưu tiên đầu tiên trong thứ tự chọn luật áp dụng vẫn dành cho nguyên tắc đó.

Trường hợp thứ 2 là trường hợp mang tính phức tạp hơn, bao gồm hai tình huống cụ thể. Tình huống thứ nhất là khi áp dụng các quy phạm xung đột trong Tư pháp quốc tế của một nước (thông thường là nước có tòa án đang giải quyết tranh chấp) dẫn chiếu đến luật của một quốc gia thành viên công ước. Thứ hai là tình

21

huống các bên lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng là luật của một nước thành viên CISG, bởi vì quy tắc các bên trong hợp đồng được tự do lựa chọn luật áp dụng là nguyên tắc thông dụng và cốt lõi của Tư pháp quốc tế về hợp đồng.

Trường hợp thứ hai ở trên là trường hợp CISG áp dụng gián tiếp, việc giải thích gặp khó khăn hơn hẳn trường hợp đầu tiên. Khi một bên hoặc cả hai bên không phải là thành viên của công ước, CISG vẫn có khả năng được áp dụng nhờ vào trường hợp thứ hai này. Để dễ hình dung, có thể lấy một ví dụ: Người bán (Việt Nam) bán một lô cà phê cho người mua (Indonesia). Tranh chấp phát sinh và người mua kiện người bán ra Tòa án thành phố Hồ Chí Minh. Trong trường hợp này, Tòa án Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết tranh chấp sẽ sử dụng Tư pháp quốc tế Việt Nam. Quy phạm xung đột cho hợp đồng hiện hành là Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015. Theo Điều 683.2.a, nếu các bên không thỏa thuận luật áp dụng thì luật của nước có mối liên hệ mật thiết nhất với hợp đồng là luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân (đối với hợp đồng mua bán hàng hóa). Nơi này chính là Việt Nam. Như vậy, quy tắc xung đột hợp đồng của Tư pháp quốc tế Việt Nam dẫn chiếu đến luật Việt Nam, mà Việt Nam là một quốc gia thành viên công ước CISG nên CISG được áp dụng thay cho luật quốc gia Việt Nam (kết quả áp dụng Điều 1.1.b).

Qua ví dụ trên ta thấy rõ hơn ý nghĩa của “các nguyên tắc Tư pháp quốc tế” diễn tả trong Điều 1.1.b CISG, và lưu ý rằng đó là các quy tắc xung đột của quốc gia có tòa án giải quyết vụ việc. Còn đối với Trọng tài quốc tế, vì trọng tài nhìn chung ít bị ràng buộc với Tư pháp quốc tế của một quốc gia nhất định, nên các quy tắc xung đột được chọn có thể là quy tắc thông dụng hoặc theo một quốc gia nào đó mà Trọng tài thấy phù hợp, thông thường là của quốc gia nơi xét xử trọng tài.

Thêm một tình huống đáng lưu ý từ ví dụ trên là nếu các bên trong hợp đồng mua bán cà phê đó có thỏa thuận chọn luật của một nước thành viên Công ước nhưng quốc gia này bảo lưu Điều 1.1.b theo quy định tại Điều 95 Công ước. Khi đó luật quốc gia này sẽ áp dụng hay CISG. Thực tế có một số quốc gia có bảo lưu như vậy vì họ không muốn CISG thay thế luật nội địa của họ trong những hợp đồng có một bên có trụ sở ở quốc gia không phải là thành viên Công ước. Trong trường hợp

các bên chọn luật các nước này thì CISG sẽ không áp dụng ưu tiên so với luật quốc gia. Nói cách khác, đây cũng là một trường hợp loại trừ áp dụng Công ước.

Một phần của tài liệu So sánh công ước viên 1980 và luật thương mại việt nam những lưu ý đối với các doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 27 - 29)

w