Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng của các bên tham gia giao kết hợp

Một phần của tài liệu So sánh công ước viên 1980 và luật thương mại việt nam những lưu ý đối với các doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 46)

Đối với các chế tài liên quan đến việc vi phạm hợp đồng, pháp luật Việt Nam có quy định về buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, hủy hợp đồng, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng và một số biện pháp khác... Tương tự, CISG cũng có các quy định về buộc thực hiện đúng hợp đồng, bồi thường thiệt hại, hủy hợp đồng. Tuy nhiên Công ước Viên không quy định gì về phạt vi phạm hợp đồng do có nhiều quan điểm rất khác nhau giữa các nước Civil Law và Common Law về chế tài này khiến cho việc hài hòa hóa là không thể thực hiện được. CISG cũng không quy định về đình chỉ thực hiện hợp đồng. Do CISG không quy định về các chế tài phạt nên hiệu lực của điều khoản phạt trong hợp đồng cũng như việc áp dụng chế tài này tùy thuộc vào cơ quan giải quyết tranh chấp, nên dự trù nguồn luật bổ sung cho thiếu sót này của CISG.

2.2.3.1. Chế tài hủy hợp đồng

Hủy hợp đồng là chế tài nghiêm khắc nhất để áp dụng đối với những vi phạm hợp đồng cơ bản và nghiêm trọng. Nó được các học giả nhận định là “phương cách cuối cùng sử dụng trong quan hệ giữa hai bên” (Avoidance of the contract is a remedy of last resort - ultima ratio).

Theo pháp luật Việt Nam, một bên tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có quyền sử dụng chế tài hủy hợp đồng khi bên còn lại “vi phạm cơ bản hợp đồng” hoặc “xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy hợp đồng” (Điều 312 Luật TMVN 2005). Điều 3.13 Luật TMVN định nghĩa vi phạm cơ bản là “sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích giao kết hợp đồng”. Ngoài ra, BLDS 2015 cũng quy định thêm các trường hợp hủy bỏ hợp đồng chi tiết hơn tại các Điều 424 (Khoản 2), Điều 425, Điều 426, và rải rác tại Điều 437, 438, 439, 443, 444. Tất cả các quy định trên đều thể hiện tinh thần chung về quyền hủy hợp đồng khi có vi phạm nghiêm

trọng, với cách hiểu thống nhất với khái niệm vi phạm cơ bản được giải thích trong Luật TMVN 2005.

CISG quy định một bên được hủy hợp đồng nếu bên kia vi phạm cơ bản hợp đồng (Điều 49 và Điều 64). Điều 25 CISG định nghĩa: “Vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là cơ bản nếu vi phạm đó gây thiệt hại cho bên kia đến mức tước đi đáng kể những gì bên kia có quyền kỳ vọng (mong đợi) từ hợp đồng, trừ khi bên vi phạm không tiên liệu được và một người có lý trí cũng không tiên liệu được hậu quả đó nếu họ ở vào địa vị và hoàn cảnh tương tự”.

Có thể thấy CISG, Luật TMVN 2005 và BLDS Việt Nam đưa ra những định nghĩa không hoàn toàn giống nhau, nhưng đều thống nhất ở một điểm, đó là xác định việc áp dụng chế tài hủy hợp đồng dựa vào việc các bên có vi phạm cơ bản hay không. Nhìn chung, vi phạm cơ bản là vi phạm gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho bên bị vi phạm, làm cho bên này không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Tuy nhiên sự khác biệt thể hiện ở việc xác định mức độ của vi phạm, cơ sở để xác định thế nào là một vi phạm cơ bản. Luật TMVN 2005 dựa vào yếu tố thực tế, xác định tính nghiêm trọng của vi phạm trên mức độ thiệt hại đối với lợi ích của bên bị vi phạm. Còn CISG xác định vi phạm cơ bản dựa vào khả năng nhìn thấy trước hậu quả của người vi phạm, hay nói cách khác chính là tính có thế dự đoán trước của vi phạm. Điều này có nghĩa là nếu vi phạm xảy ra hoàn toàn ngoài khả năng tiên liệu của bên vi phạm thì sẽ không cấu thành một vi phạm cơ bản hợp đồng. Từ quy định trên, xét về mặt lý thuyết, có thể thấy vi phạm cơ bản hợp đồng được xác định dựa trên các yếu tố: (1) Phải có sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng; (2) Sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng đó phải dẫn đến hậu quả là một bên mất đi điều mà họ chờ đợi (mong muốn có được) từ hợp đồng; (3) Bên vi phạm hợp đồng không thể nhìn thấy trước được hậu quả của sự vi phạm đó.

Bên cạnh đó, CISG có quy định thêm về trường hợp áp dụng chế tài hủy hợp đồng, đó là khi bên vi phạm vẫn không thực hiện nghĩa vụ trong thời hạn bổ sung được bên bị vi phạm cho phép (Điều 49.1 và Điều 64.1 CISG) hoặc ngay cả “khi chưa thi hành hợp đồng nếu có căn cứ chứng minh hợp đồng sẽ bị vi phạm nghiêm trọng” (Điều 72 CISG). Các quy định này giúp cho bên bị vi phạm dễ dàng hơn khi sử dụng quyền hủy hợp đồng, đặc biệt là đối với việc chậm thực hiện nghĩa vụ, vì

41

trường hợp này rất khó chứng minh vi phạm cơ bản. Luật TMVN 2005 không có quy định tương ứng, nhưng BLDS 2015 đã quy định thêm về vấn đề ngày tại Điều 424.1:

“Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền có thể huỷ bỏ hợp đồng. ”

Các quy định về việc xử lý hậu quả của chế tài hủy hợp đồng trong cả CISG và Luật TMVN đều tương đồng khi xác định cách cách xử lý giống như hợp đồng vô hiệu, nghĩa là các bên khôi phục lại quan hệ dân sự và trở về trạng thái trước khi hợp đồng được giao kết. Tuy nhiên so với Luật TMVN, CISG quy định chi tiết hơn về trường hợp người mua, người bán mất quyền hủy hợp đồng, nghĩa vụ của người bán hoàn lại tiền hàng và tiền lãi và hàng thay thế khi hủy hợp đồng (Điều 81,82, 83 và 84 CISG).

2.2.3.2. Chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng

Luật TMVN 2005 và CISG đều cho phép một bên tạm ngừng việc thực hiện hợp đồng như vũ khí để tự vệ chống lại sự vi phạm của bên kia, tuy nhiên các căn cứ để thực hiện chế tài này tồn tại các điểm khác biệt.

Theo Điều 71.1 CISG, một bên có quyền áp dụng ngừng thực hiện hợp đồng nếu phát hiện có dấu hiệu “rõ ràng” rằng bên kia sẽ không thực hiện “một phần quan trọng” những nghĩa vụ của họ. Nguyên nhân của việc không thực hiện nghĩa vụ này phải được xác định là hậu quả do (a) “việc mất khả năng thực hiện hợp đồng hoặc mất tín nhiệm của bên kia” (ví dụ: người bán không chứng minh được việc không đủ khả năng thanh toán trong tương lai của người mua), hoặc (b) “hành vi của bên kia trong việc chuẩn bị thực hiện hoặc thực hiện hợp đồng”.

Trường hợp (a) khá dễ hiểu, tuy nhiên trường hợp (b) cần sự giải thích vì có tính phức tạp hơn. Ví dụ cho trường hợp (b), nếu bên mua chưa thanh toán số tiền hàng phải trả đã quá thời hạn của hợp đồng trước, bên bán hoàn toàn có thể ngừng thực hiện giao hàng cho hợp đồng tiếp theo vì hành vi thanh toán chậm trễ một cách nghiêm trọng của đơn hàng trước. Hoặc trong trường hợp, bên mua thất bại trong việc cung cấp xác nhận mở tín dụng thư của ngân hàng trong thời hạn quy định, dẫn đến khả năng rõ ràng là họ không thể thực hiện một nghĩa vụ quan trọng (thanh toán tiền hàng), khi đó bên bán có quyền tạm ngừng việc giao hàng. Theo Điều 71.3 CISG,

bên tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ bắt buộc phải gửi thông báo về việc tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ hoặc giải quyết khiếu nại bồi thường thiệt hại cho bên kia. Nếu bên kia phản hổi bằng cách đưa ra được những “bảo đảm thỏa đáng” về việc thực hiện nghĩa vụ của họ, thì bên tạm ngừng sẽ phải tiếp tục thực thiện nghĩa vụ theo hợp đồng.

Các bình luận và án lệ của CISG công nhận một số trường hợp có thể coi là sự khiếm khuyết nghiêm trọng trong việc thực hiện hợp đồng của người bán: đình công ở nhà máy của người bán, nhà máy bị phá hủy do cháy hay do thiên tai, không lấy được giấy phép xuất khấu, quá tải trong sản xuất, hàng hóa bị mất và người bán không có khả năng tìm thấy được, người bán không cung cấp mẫu hàng hóa để người mua thông qua.

Đối với pháp luật Việt Nam, việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng được quy định trong cả BLDS 2015 và Luật TMVN 2005. Luật TMVN nêu rõ khái niệm và hậu quả của việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng tại Điều 308 và Điều 309: “Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây: (1) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng; (2) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này. ”

Bên cạnh đó, BLDS lại quy định rõ hơn về các điều kiện để xác định khi nào một bên có quyền tạm ngừng thực hiện hợp đồng. Điều 411.1 BLDS 2015 có quy định về quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ như sau: “Bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ, nếu khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ ”. Quy định trong Điều 411 BLDS tương đồng với phần (a) Điều 71.1 CISG, từ đó có thể thấy pháp luật Việt Nam còn chưa tính đến khả năng xảy ra tại phần (b) điều này. Ví dụ trong một số trường hợp khá phổ biến trong thực tiễn, một bên vẫn đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ nhưng họ tuyên bố không thực hiện

43

nghĩa vụ đó, hoặc hành vi của họ chỉ ra rằng họ không có ý định chuẩn bị cho việc thực hiện phần nghĩa vụ của họ theo hợp đồng. Lúc này do không thể chứng minh sự giảm sút khả năng thực hiện nghĩa vụ của đối tác, bên còn lại sẽ rất khó để hoãn thực hiện nghĩa vụ nếu áp dụng Điều 411.

2.2.3.3. Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng

Cả Luật TMVN 2005 và CISG đều thể hiện rằng buộc thực hiện hợp đồng là một chế tài cơ bản và thiết yếu đối với bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, tuy nhiên quy định cụ thể của mỗi văn bản lại tổn tại sự khác biệt.

Tại Điều 297 Luật TMVN 2005, buộc thực hiện đúng hợp đồng được định nghĩa là: “việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh”. về biện pháp buộc thực hiện hợp đồng, Điều 46 của CISG quy định về buộc thực hiện hợp đồng về phía người mua như sau: “(1). Người mua có thể yêu cầu người bán phải thực hiện nghĩa vụ, trừ phi người mua sử dụng một biện pháp bảo hộ pháp lý không hợp với yêu cầu đó. (2). Nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì người mua có thể đòi người bán phải giao hàng thay thế nếu sự không phù hợp đó tạo thành một sự vi phạm cơ bản hợp đồng và yêu cầu về việc thay thế hàng phải được đặt ra cùng một lúc với việc thông báo những dữ kiện chiếu theo điều 39 hoặc trong một thời hạn hợp lý sau đó”. Tương tự, về phía người bán “có thể yêu cầu người mua trả tiền, nhận hàng hay thực hiện các nghĩa vụ khác của người mua, trừ phi họ sử dụng một biện pháp bảo hộ pháp lý khác không thích hợp với các yêu cầu đó” (Điều 62 CISG).

Như vậy, có thể thấy Luật TMVN và CISG đều có sự thống nhất rằng bên bị vi phạm có thể áp dụng một trong hai biện pháp của chế tài này: sửa chữa loại trừ khuyết tật của hàng hóa hoặc thay thế hàng hóa. Tuy nhiên, thay thế hàng hóa là phương thức gây tốn kém và ảnh hưởng nhiều hơn tới lợi ích của bên vi phạm, vì vậy bên bị vi phạm có xu hướng chọn phương án này. Vậy câu hỏi đặt ra là, căn cứ để xác định việc áp dụng phương thức thay thế hàng hóa là gì? Hiện nay, Luật TMVN 2005 chưa có quy định gì về căn cứ để xác định quyền lựa chọn sửa chữa hay thay thế hàng hóa, mà cho phép bên bị vi phạm sử dụng biện pháp này trong trường hợp hàng hóa bị vi phạm về chất lượng và họ không chấp nhận việc sửa chữa hàng hóa;

thậm chí bên vi phạm có thể dùng tiền để để thay thế nếu bên bị vi phạm chấp nhận. CISG đã có quy định rõ ràng hơn, bên bị vi phạm chỉ có quyền sử dụng phương án thay thế hàng hóa khi việc giao hàng không phù hợp cấu thành một vi phạm cơ bản, còn trong các trường hợp khác bên bị vi phạm chỉ được áp dụng biện pháp sửa chữa hàng hóa, loại trừ khuyết tật của hàng hóa (theo Điều 46 và Điều 62 CISG)

2.2.3.4. Bồi thường thiệt hại

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một chế tài có tính thống nhất tương đối cao trong nhiều văn bản pháp luật nội địa và điều ước quốc tế. Điều 302.1 Luật TMVN 2005 định nghĩa rằng: “(1) Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. (2) Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”.

Theo Điều 74 CISG: “Tiền bồi thường thiệt hại xảy ra do một bên vi phạm hợp đồng là một khoản tiền bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia đã phải chịu do hậu qủa của sự vi phạm hợp đồng. Tiền bồi thường thiệt hại này không thể cao hơn tổn thất và số lợi bỏ lỡ mà bên bị vi phạm đã dự liệu hoặc đáng lẽ phải dự liệu được vào lúc ký kết hợp đồng như một hậu qủa có thể xảy ra do vi phạm hợp đồng, có tính đến các tình tiết mà họ đã biết hoặc đáng lẽ phải biết”.

Có thể nhận thấy rằng về cơ bản, Luật TMVN (Điều 302) và CISG (Điều 74) đều thể hiện chung tinh thần khi quy định về khái niệm những thiệt hại được bồi thường, đó là các khoản tổn thất hàng hóa và khoản lợi bì bỏ lỡ mà bên thiệt hại phải gánh chịu do vi phạm hợp đồng. Ngoài ra, cả CISG (Điều 77) và Luật TMVN (Điều 305) đều quy định rõ về nguyên tắc hạn chế tổn thất, yêu cầu bên đòi bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để ngăn chặn các tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra. Trường hợp bên đòi bồi thường không làm đúng theo nguyên tắc này, bên vi phạm có thể yêu cầu giảm bớt tiền bồi thường thiệt hại.

Về tính chất của thiệt hại được bồi thường, CISG nhấn mạnh đến tính có thể dự đoán trước của thiệt hại đối với bên vi phạm, còn pháp luật Việt Nam lại nhấn mạnh tính “trực tiếp” và “thực tế”. Sự khác biệt này cho thấy Luật TMVN 2005 cần chú trọng tới tính dự đoán trước (và có căn cứ để chứng minh) của thiệt hại tương lai

45

trong yêu cầu bồi thường thiệt hại để đáp đòi hỏi chính đáng của bên bị vi phạm và phù hợp với thông lệ quốc tế. Ví dụ, X là chủ đầu tư bán căn hộ cho Y nhưng bàn giao chậm hai tháng so với thỏa thuận. Sự việc này làm cho Y không bán tiếp được được căn hộ cho Z như đã cam kết. Y không những bị mất khoản tiền lời thu được do bán căn hộ mà còn bị Z đòi gấp đôi số tiền đặt cọc mà Z đã trao cho Y. Vậy Y có

Một phần của tài liệu So sánh công ước viên 1980 và luật thương mại việt nam những lưu ý đối với các doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 46)

w