Tính linh hoạt, thực tế

Một phần của tài liệu So sánh công ước viên 1980 và luật thương mại việt nam những lưu ý đối với các doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 62)

Một trong những khác biệt lớn nhất và rõ ràng nhất giữa hai văn bản đang so sánh là về hình thức hợp đồng. Sự linh hoạt thể hiện khi CISG đề cao quyền tự do qua việc cho phép hình thức hợp đồng phong phú, không bắt buộc phải chứng minh bằng văn bản, trong khi pháp luật Việt Nam yêu cầu hợp đồng phải được lập dưới hình thức văn bản hoặc tương đương văn bản.

Tính linh hoạt, sát thực tế còn được thể hiện ở các khái niệm trong CISG. Điều 13 CISG quy định: “Vì các mục đích của Công ước này, “văn bản” bao gồm điện tín và telex. ” Tuy nhiên, nghiên cứu về các án lệ áp dụng CISG cho thấy rằng hai hình thức nêu tại Điều 13 không phải là những hình thức duy nhất dáp ứng yêu cầu “bằng văn bản” của Công uớc. Nguợc lại, “hình thức bằng văn bản” theo tinh thần của Công uớc duợc áp dụng linh hoạt đối với mỗi tình huống cụ thể. Trong một vụ kiện tại Tòa án Ai Cập năm 2006 giữa nguời bán ở nước Ý (nguyên đơn) và nguời mua nước Ai Cập (bị đơn) liên quan dến hợp dồng mua bán hàng hóa là dá cấm thạch, Tòa Tối cao Ai Cập dã giải thích rằng khái niệm “hình thức bằng văn bản” phải duợc giải thích linh hoạt dể bao gồm cả những hình thức liên lạc điện tử. Trong dó, thư diện tử có thể coi là dáp ứng yêu cầu này mà không cần thiết phải in ra giấy hoặc có xác nhận bằng chữ ký diện tử. Tuy nhiên, những tuyên bố trên trang thông tin điện tử của một công ty không nên duợc coi là “hình thức bằng văn bản”. Cũng cần luu ý rằng nếu có thỏa thuận giữa các bên trong dó định nghĩa cụ thể về yêu cầu “bằng văn bản”, thì thỏa thuận này sẽ được áp dụng thay vì quy dịnh theo Điều 13 CISG.

Đối với các quy định về việc Đề nghị giao kết hợp đồng, tính linh hoạt của CISG thể hiện ở quyền được hủy chào hàng. Theo pháp luật Việt Nam, bên chào hàng chỉ được hủy bỏ chào hàng nếu trong chào hàng có quy định về quyền hủy bỏ này; còn CISG thì cho phép hủy ngang chào hàng mà không cần có quy định cụ thể trong chào hàng về quyền này, chỉ cần bên được chào hàng nhận được thông báo về việc hủy ngang trước khi người này gửi thông báo chấp nhận chào hàng, nói cách khác Đề nghị giao kết hợp đồng có thể được hủy trước khi cấu thành hợp đồng.

Đối với việc Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trong khi pháp luật Việt Nam còn khá cứng nhắc và máy móc khi quy định Chấp nhận đề nghị là việc chấp nhận toàn bộ nội dung của chào hàng, CISG đã linh hoạt hơn, chấp nhận sự sửa đổi với điều kiện không làm thay đổi một cách cơ bản nội dung chào hàng. Quy định này thể hiện tính thực tế trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của thương mại quốc tế hiện nay, các doanh nghiệp luôn cần đàm phán và bổ sung sửa đổi đến từng điều khoản nhỏ nhất để tối đa hóa lợi ích.

Đối với quy định về thời hạn hiệu lực của đề nghị để Bên được đề nghị trả lời Chấp nhận đề nghị, CISG đưa ra khái niệm về “một thời gian hợp lý” thay vì yêu cầu một khoảng thời gian xác định. Có thể nhận thấy quy định của CISG phù hợp với thực tiễn mua bán hàng hóa quốc tế hơn trong bối cảnh hiện nay. Mỗi giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế lại có tính chất phức tạp khác nhau, các loại hàng hóa khác nhau với các đặc tính khác nhau (ví dụ như các sản phẩm nhanh hỏng như thực phẩm tươi sống, rau củ quả và các loại máy móc thiết bị điện tử), khoảng cách địa lý là khác nhau, vậy nên không thể đưa ra một thời hạn chào hàng chung. Việc đưa ra một thời hạn hợp lý thể hiện sự linh hoạt và khả năng phù hợp của quy phạm này với các giao dịch mua bán hàng hóa có tính chất khác nhau.

Một ưu điểm nữa của CISG đã được nhắc tới trong các phần trên chính là việc quy định về việc kiểm tra hàng hóa của người mua. Bên cạnh tính đầy đủ và công bằng, quy định này còn thể hiện rõ tính linh hoạt. Tương tự như thời hạn hiệu lực của Đề nghị, CISG nêu rõ việc kiểm tra hàng hóa phải được thực hiện trong thời gian nhanh nhất có thể mà thực tế cho phép, và việc thông báo sai phạm cho bên bán cũng phải trong một thời gian hợp lý. Vậy làm thế nào để biết được như thế nào là “thời hạn ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép” và “thời hạn hợp lý”? Trong các quy định trên, CISG không giải thích rõ tiêu chí để xác định hai khái niệm này, vậy nên việc xác định thời hạn sẽ tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể khi áp dụng vào thực tế.

Các án lệ về điều khoản này cũng cho thấy một số tiêu chí có thể được sử dụng

để xác định “thời hạn ngắn nhất” như: các khía cạnh liên quan đến người mua (tình trạng cá nhân hay thương mại của người mua...). loại hàng hóa, mức độ phức tạp của hàng hóa, tính chất của hàng hóa (hàng dễ hỏng, hàng mang tính chất thời vụ.), khối

56

lượng hàng được giao, khối lượng công việc cần thực hiện để kiểm tra hàng hóa... Một số tiêu chí khác nữa cũng có thể sử dụng như: tính chuyên nghiệp/kinh nghiệm của người mua; sự sẵn có của cơ sở vật chất cho kiểm tra; thời hạn, hình thức sử dụng hay hình thức bán lại mà người mua mong muốn thực hiện, theo thói quen, thực tiễn và các yếu tố khác của hoàn cảnh.

Thực tiễn án lệ áp dụng Điều 38.1 cũng cho thấy một số thời hạn sau đây đã được ghi nhận là đáp ứng yêu cầu về thời hạn mà quy định này đặt ra như: một tháng sau ngày giao hàng; hai tuần sau ngày giao hàng đầu tiên được thỏa thuận trong hợp đồng; một tuần sau ngày giao hàng; một vài ngày sau khi giao hàng tại cảng đến; ba ngày sau khi hàng được giao cho người mua; hai ngày sau khi giao hàng hay thậm chí là ngay vào ngày giao hàng cho người mua.

Tại Điều 39 của CISG đã quy định người mua phải thông báo cho người bán về việc không phù hợp đó trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc người mua đã phát hiện ra sự không phù hợp đó. Thời hạn này không được quá 2 năm kể từ ngày hàng hóa đã thực sự được giao cho người mua trừ phi thời hạn này trái ngược với thời hạn bảo hành quy định trong hợp đồng. “Thời hạn hợp lý” để thông báo sự không phù hợp của hàng hóa được xác định tùy vào từng tình huống cụ thể. Thời hạn này có thể là 1 ngày, 1 tuần hoặc 1 tháng, tùy thuộc vào tình tiết vụ việc, tính chất hàng hóa, các yêu cầu về phương tiện, nhân lực, phương thức sử dụng.

Văn bản pháp luật nào cho dù có ưu việt đến đâu cũng tồn tại những thiếu sót song song với các ưu điểm, và pháp luật Việt Nam và CISG cũng vậy. Tuy nhiên, CISG đã sử dụng tính linh hoạt của mình để giải quyết, bổ sung cho những lỗ hổng của chính văn bản này. CISG có điểm mạnh là sự hỗ trợ mạnh mẽ từ UNCITRAL, bao gồm ủy ban chuyên môn làm nhiệm vụ giải thích và giải đáp các thắc mắc của thành viên liên quan đến việc chọn luật và áp dụng CISG để giải quyết tranh chấp (CISG Advisory Council - CISG-AC). Bên cạnh đó, đặc biệt CISG còn có một hệ thống dữ liệu án lệ (UNCITRAL Digest of case law on the United Nations Convention on the International Sales of Goods) đầy đủ và phong phú, có giá trị thực tiễn rất cao giúp cho việc giải quyết tranh chấp được thỏa đáng. Án lệ đề cập đến các vụ việc đã xảy ra trong thực tế mà không phải là những giả thuyết có tính lý luận về những tình huống có thể xảy ra trong tương lai. Vì vậy, nó thường phong phú và đa

khẩu nhập khẩu năm 2013 nhập khẩu năm 2014 nhập khẩu năm 2015 nhập khẩu năm 2016 nhập khẩu năm 2017 Thế giới 132,032,53 1 147,839,04 8 165,775,85 8 174,978,35 0 210,625,52 1 57

dạng hơn pháp luật thành văn; góp phần bổ sung cho những thiếu sót, giúp bù đắp khoảng thiếu hụt giữa các quy định của pháp luật và thực tiễn và khắc phục được tình trạng thiếu pháp luật; tạo điều kiện cho việc áp dụng pháp luật được dễ dàng, thuân lợi hơn. Điều này hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ thuộc về lĩnh vực tư của Việt Nam chưa làm được, ngoại trừ một số các tuyển tập phán quyết của Trọng tài Thương mại Quốc tế Việt Nam (VIAC) và tuyển tập các bản án, quyết định của tòa án Việt Nam về rọng tài thương mại. Các tài liệu này là các tuyển chọn và bình luận, chủ yếu mang tính tham khảo và nghiên cứu, không phải là các giải thích và các phán quyết mang tính nguồn của pháp luật.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua so sánh và phân tích các quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa của Luật Thương mại Việt Nam 2005 và Công ước Viên 1980, có thể thấy bên cạnh nhiều điểm tương đồng, hai văn bản này vẫn tồn tại khá nhiều điểm khác biệt. Tuy vậy, cần khẳng định là những sự khác biệt này không tạo nên mâu thuẫn đối kháng giữa CISG và pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa, bởi hai hệ thống này bổ sung cho nhau, mỗi hệ thống được áp dụng cho một loại hợp đồng riêng. Qua việc so sánh sự khác nhau giữa pháp luật Việt Nam và Công ước Viên 1980 (CISG), CISG đã thể hiện rõ là một hệ thống pháp luật ưu việt trên cả phương diện thương mại, kinh tế và pháp lý. Từ đó, có thể thấy khi áp dụng CISG, các bên tham gia giao kết hợp đồng có khả năng giảm chi phí giao dịch cũng như giảm các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch thương mại quốc tế. Nội dung của Công ước được đánh giá là hiện đại, linh hoạt, phù hợp với thực tiễn mua bán hàng hóa quốc tế, bên cạnh đó còn thể hiện được sự bình đẳng giữa bên mua và bên bán trong quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế.

58

CHƯƠNG3

VẬN DỤNG CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VÀO HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

3.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỀN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Đấy mạnh phát triển thương mại và dịch vụ quốc tế là xu hướng tất yếu của tất cả các nước trên thế giới, nhất là các nước đã phát triển; do năng lực sản xuất ngày càng lớn, cho nên luôn luôn ở tình trạng thiếu thị trường tiêu thụ sản phấm có lợi nhất. Hoạt động thương mại quốc tế ngày càng mở rộng và cạnh tranh thị trường thế giới ngày càng gay gắt là tất yếu. Các quốc gia trên thế giới hiện nay dù lớn hay nhỏ, sớm hay muộn đều đi theo xu hướng tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác kinh tế khu vực và thế giới, đa phương, đa chiều, đa lĩnh vực, trong đó thương mại là một trong những lĩnh vực được coi là trọng tâm. Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Để có thể thấy rõ hơn việc Việt Nam tham gia vào xu hướng phát triển thương mại quốc tế, cần chú ý những thay đổi trong giai đoạn gần đây.

Thứ nhất, biểu hiện đầu tiên cho thấy xu hướng phát triển tích cực trong thương mại quốc tế của Việt Nam là sự gia tăng liên tục trong xuất nhập khấu. Nhìn vào bảng 3.1a, có thể thấy qua các năm từ 2013 đến 2017, giá trị nhập khấu tăng đều cùng tỉ lệ tăng cũng gia tăng. Đặc biệt, các quốc gia đứng đầu về xuất khấu vào nước ta như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đều là các nước thành viên của CISG. Điều này cho thấy ảnh hưởng của việc gia nhập CISG đối với Việt Nam, giúp đấy mạnh thương mại quốc tế.

Bảng 3.1. Danh sách thị trường các quốc gia xuất khẩu vào Việt Nam qua các năm gần đây

Commented [c6]: Bảng 3.1 (không chia a) Đơn vị tính để lên trên, nguồn trích dẫn để xuống cuối bảng Các bảng phía dưới cũng sửa như vậy

Trung Quốc 36,886,478 43,647,569 49,441,123 50,037,691 58,308,572 Hàn Quốc 20,677,896 21,728,466 27,578,526 32,193,121 46,698,594 Nhật Bản 11,558,300 12,857,046 14,182,099 15,098,323 16,594,460 Đài Loan 9,402,001 11,063,579 10,943,323 11,241,779 12,713,411 Thái Lan 6,283,429 7,053,283 8,269,567 8,855,140 10,498,278 ^My 5,242,476 6,286,315 7,792,507 8,712,156 9,176,967 Malaysia 4,095,914 4,203,573 4,184,735 5,174,313 5,862,535 Singapore 5,685,156 6,834,730 6,030,809 4,768,529 5,314,647 Ấn độ 2,879,297 3,110,982 2,655,163 2,745,535 3,880,976 Loại dịch vụ Giá trị nhập khẩu Giá trị nhập khẩu Giá trị nhập khẩu Giá trị nhập khẩu Giá trị nhập khẩu năm 2017 ^S ~ Tất cả các dịch vụ 13,820,00 0 15,000,00 0 16,015,00 0 16,500,00 0 17,000,000∣ 59 Nguồn: Trademap

Thứ hai, Việt Nam đấy mạnh thương mại quốc tế, không chỉ trong xuất nhập khấu hàng hóa mà còn về dịch vụ. Nước ta đang ngày càng mở rộng nội dung hoạt động thương mại, chi phối hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Thương mại ngày nay không chỉ là những hoạt động mua bán sản phấm hàng hóa vật thể mà còn bao gồm cả những hành vi mua bán và dịch vụ phi vật thể, tất cả đều nhằm thu lợi nhuận. Để theo kịp tốc độ phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt nam đang đấy mạnh phát triển xuất khấu ngành dịch vụ, đặc biệt thể hiện nỗ lực cụ thể khi triển khai Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam. Bên cạnh đó, nhìn vào số liệu xuất nhập khấu các năm gần đây của nước ta, việc nhập khấu và xuất khấu dịch vụ liên tục tăng. Giá trị xuất nhập khấu các dịch vụ như vận tải, du lịch, bảo hiểm, tài chính, viễn thông tăng đều và ổn định qua các năm gần đây, tổng giá trị nhập khấu dịch vụ năm 2017 tăng 3% so với năm 2016, số liệu tương ứng với xuất khấu tăng 6%. Giá trị xuất khấu đã tăng 2,5 lần so với năm 2005.

Bảng 3.2. Danh sách dịch vụ nhập khẩu vào Việt Nam qua các năm gần đây Đơn vị: nghìn Đô-la Mỹ

thương mại ■3 Vận chuyển 7,340,000 7,738,000 8,050,000 7,900,000 8,200,000 ■4 Du lịch 2,050,000 2,650,000 3,595,000 4,560,000 5,139,120 ~Ĩ2 Hàng hóa và dịch vụ của chính phủ 185,000 195,000 200,000 201,000 207,100 ~6 Dịch vụ bảo hiểm và trợ cấp 911,000 1,020,000 1,015,000 780,000 ~7 Dịch vụ tài chính 460,000 480,000 486,000 488,000 ^9 Dịch vụ viễn thông, máy tính và thông tin 85,000 82,000 85,000 86,000

Commented [c7]: Phải thống nhất cách trình bày số, bảng

trên ko có phẩy sảo bảng dưới lại có phấy. Trình bày lại 60

Nguồn: Trademap

Thứ ba, Việt Nam đã và mở cửa tiếp nhận các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia tiến vào thị trường trong nước. Nhắc đến các công ty đa quốc gia có chi nhánh tại Việt nam có thể kể đến Unilever, công ty chuyên về sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như mỹ phẩm, hóa chất giặt tẩy, dầu gội, thực phẩm kem đánh răng; đây là là công ty đa quốc gia của Anh và Hà Lan. Hiện nay Unilever có đến hơn 400 nhãn hàng nổi tiếng nhất phải kể đến OMO, Knorr, Comfort, Vaseline, Ponds, Surf, Lux, Dove, P/S, Signal, Close Up,.., tất cả đều là những cái tên quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. Ngoài ra còn có Procter & Gamble (P&G) - tập đoàn hóa mỹ phẩm nổi tiếng trên thế giới có trụ sở chính tại nước Mỹ, IBM (International Business Machines) là tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia của Mỹ, Uber - một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mạng lưới giao thông vận tải và taxi dựa trên ứng dụng của smartphone để kết nối hành khách và người lái xe, hay Samsung Group - tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc và có lợi ích trong các lĩnh vực như xây dựng, điện tử, hóa học, tài chính và một số ngành khác. Tất cả những công ty đa quốc gia này đều

Một phần của tài liệu So sánh công ước viên 1980 và luật thương mại việt nam những lưu ý đối với các doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 62)

w