Những vấn dề pháp lý về hợp dồng mà CISG không diều chỉnh

Một phần của tài liệu So sánh công ước viên 1980 và luật thương mại việt nam những lưu ý đối với các doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 81 - 82)

Mặc dù là văn bản mang nhiều đặc tính ưu việt và được nhiều quốc gia tin tưởng sử dụng rộng rãi trên thế giới, nhưng CISG không thể giải quyết mọi vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Theo Điều 4 CISG, Công uớc đã quy định “Công ước này chỉ điều chỉnh việc giao kết hợp đồng mua bán cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ hợp đồng đó. Trừ trường hợp có quy định cụ thể khác, Công ước này không điều chỉnh: a. hiệu lực của hợp đồng hoặc của bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng hoặc của bất kỳ tập quán nào. b. hệ quả pháp lý mà hợp đồng có thể tạo ra đối với quyền sở hữu hàng hóa được bán.” Có thể thấy CISG nêu rõ và nhấn mạnh việc không bao trùm các vấn đề về hiệu lực hợp đồng và quyền sở hữu hàng hóa. Ngoài ra, trong CISG chưa có các quy định về một số vấn đề pháp lý khác như: trách nhiệm của các bên trong giai đoạn đàm phán, vấn đề ủy quyền, vấn đề thời hiệu, vấn đề chuyển giao nghĩa vụ, chuyển giao hợp dồng và phạt vi phạm hợp dồng (như đã nhắc đến ở Chương 2)

Vì vậy, khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sử dụng CISG, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý dự kiến một nguồn luật bổ sung cho những vấn đề mà CISG không đề cập đến. Trong truờng hợp các bên không lựa chọn nguồn luật bổ sung cho CISG thì cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ lựa chọn, và rất dễ gặp rủi ro pháp lý nếu không nguồn luật bổ sung là luật mà doanh nghiệp chưa nắm rõ. Do đó, để những hợp đồng như thế này được ký kết và triển khai thuận lợi và an toàn về pháp lý, các bên ký kết hợp đồng vẫn đồng thời phải quan tâm đến các nguồn luật khác. Các nguồn luật bổ sung cho CISG có thể bao gồm:

(a) Luật quốc gia của noi nguời bán hoặc nguời mua dặt trụ sở kinh doanh, hoặc bất

kỳ quốc gia nào mà các bên có thỏa thuận lựa chọn, ví dụ: Trong Hợp dồng

mua bán

hàng hoá quốc tế mẫu của Phòng Thương mại Quốc tế ICC (ấn bản của ICC

số 738E

năm 2013) gợi ý quy dịnh điều khoản “Luật áp dụng” trong hợp đồng như

74

nếu những vấn đề đó cũng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Công uớc thì sẽ tham chiếu tới luật của quốc gia nơi nguời bán đặt địa điểm kinh doanh”.

(b) Các bộ nguyên tắc về hợp dồng (không mang tính ràng buộc) như Bộ

Nguyên tắc

Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế (PICC) và Bộ Nguyên tắc về Luật Hợp

đồng Châu Âu (PECL). Ví dụ: trong mẫu Hợp đồng cho doanh nghiệp nhỏ (Model

Contracts for Small Firms) do Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) đưa ra

có gợi ý

về cách quy định điều khoản luật áp dụng CISG như sau:

“Điều 23. Luật áp dụng và các nguyên tắc chỉ đạo

1. Những vấn đề liên quan đến hợp đồng này mà chưa được quy định trong các điều khoản của hợp đồng thì sẽ được điều chỉnh bởi Công uớc của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Công uớc Viên, sau dây gọi tắt là CISG). Những vấn đề mà CISG không quy định sẽ được điều chỉnh bởi Bộ Nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thuơng mại quốc tế (sau đây gọi là Bộ Nguyên tắc Unidroit), và với những vấn đề mà Bộ Nguyên tắc Unidroit không quy dịnh thì sẽ đuợc giải quyết theo luật quốc gia của nuớc nơi nguời bán có địa điểm kinh doanh thương mại hoặc luật quốc gia của nuớc nơi nguời mua có địa diểm kinh doanh thương mại hoặc luật quốc gia của nuớc thứ ba. ”

(c) Các tập quán thương mại quốc tế khác phù hợp với nội dung tranh chấp. Trên thực tế, khi các bên không có thỏa thuận về nguồn luật bổ sung cho CISG, việc lựa chọn các nguồn luật này có sự khác nhau giữa tòa án và trọng tài. Tòa án thuờng có xu huớng ưu tiên áp dụng luật quốc gia có mối liên hệ chặt chẽ nhất với tranh chấp (ví dụ luật của nuớc nơi nguời bán/nguời mua có trụ sở thương mại). Nguợc lại, trọng tài quốc tế thuờng ưu tiên áp dụng các quy tắc và tập quán thương mại dã phát triển và được thừa nhận rộng rãi trong cộng dồng kinh doanh quốc tế như PICC hoặc PECL.

Một phần của tài liệu So sánh công ước viên 1980 và luật thương mại việt nam những lưu ý đối với các doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 81 - 82)

w