Bài học kinh nghiệm đốivới BIDVchi nhánh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ​ (Trang 39)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Bài học kinh nghiệm đốivới BIDVchi nhánh Phú Thọ

- Tăng cường công tác tuyên truyền, thay đổi nhận thức, nâng cao hiểu biết cho khách hàng về chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ. Hướng dẫn khách hàng sử dụng tiện ích thanh toán hiện đại bằng nhiều hình thức, tiếp thu các ý kiến đúng của khách hàng để cải tiến nghiệp vụ, củng cố lòng tin của khách hàng.

- Bên cạnh những dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt truyền thống như Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu, Séc, Thư tín dụng và Thẻ thanh toán, Chi nhánh cần đẩy mạnh việc triển khai các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại dựa trên ứng dụng của công nghệ thông tin, có thể thực hiện giao dịch thanh toán trên internet và điện thoại di động như Internet Banking, Mobile Banking, Smart Banking, Bank Plus.

- Tập trung đầu tư trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Hiện nay, các sản phẩm thanh toán hiện đại đều

dựa trên nền tảng của ứng dụng công nghệ thông tin. Do đó, muốn chất lượng cung cấp dịch vụ tốt, Chi nhánh cần tập trung nguồn lực để nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin.

- Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán cả về con người, sản phẩm dịch vụ và các tiện ích đi kèm. Nghiên cứu và triển khai dịch vụ thu hộ ngân sách nhà nước như Vietinbank chi nhánh Hải Dương đã thực hiện.

- Mở rộng mạng lưới máy ATM, POS. Để hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là hình thức thanh toán bằng thẻ thanh toán diễn ra an toàn, thuận tiện đối với khách hàng thì không thể thiếu hai công cụ hỗ trợ rất quan trọng, đó là máy ATM và máy POS. Chi nhánh cần nghiên cứu, lắp đặt các máy ATM, POS ở các địa điểm hợp lý, đảm bảo tính thuận tiện, an toàn và hiệu quả.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV chi nhánh Phú Thọ trong giai đoạn 2014-2016 như thế nào?

- Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV chi nhánh Phú Thọ?

- Những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại trong thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV chi nhánh Phú Thọ là gì?

- Để đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV chi nhánh Phú Thọcần thực hiện những giải pháp chủ yếu nào?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu thứ cấp

Trong luận văn, tác giả sử dụng các số liệu thứ cấp trong giai đoạn 2014-2016 để phân tích thực trạng hoạt độngthanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV chi nhánh Phú Thọ. Tác giả căn cứ vào các tài liệu đã được công bố, các báo cáo, số liệu thống kê về kết quả hoạt độngthanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV chi nhánh Phú Thọ. Cụ thể như sau:

+ Căn cứ vào dữ liệu được lưu trữ và các báo cáo thường niên của BIDV chi nhánh Phú Thọ từ năm 2014-2016. Trong các báo cáo này có đầy đủ các thông tin cần để sử dụng trong đề tài như kết quả thực hiện các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, tỷ trọng của các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong tổng giá trị thanh toán, những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn trong thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng.

+ Căn cứ vào Chiến lược phát triển của BIDV chi nhánh Phú Thọ đến năm 2020 để đưa ra mục tiêu cũng như định hướng phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV chi nhánh Phú Thọtrong thời gian tới.

- Thu thập số liệu sơ cấp

Tác giả sử dụng mẫu phiếu điều tra xây dựng trước để thu thập thông tin từ các tổ chức, cá nhân khi đến thực hiện các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV chi nhánh Phú Thọ. Trong mẫu phiếu, tác giả sử dụng thang đo likert 5 mức độ để đo sự hài lòng của khách hàng. Số lượng phiếu tác giả phát ra để điều tra là 138 phiếu, số phiếu thu về và hợp lệ là 138 phiếu. + Xây dựng thang đo: Thang đo là công cụ dùng để mã hoá các biểu hiện khác nhau của các đặc trưng nghiên cứu.

Bậc 5: Rất quan trọng Bậc 4: Quan trọng Bậc 3: Bình thường Bậc 2: Không quan trọng Bậc 1: Rất không quan trọng

+ Thiết kế bảng câu hỏi:

Bảng câu hỏi bao gồm một tập hợp các câu hỏi và các câu trả lời được sắp xếp theo một logic nhất định. Bảng câu hỏi là phương tiện dùng để giao tiếp giữa người nghiên cứu và người được hỏi trong tất cả các phương pháp phỏng vấn. Thông thường có các bước cơ bản sau đây để thiết kế một bảng câu hỏi:

Xác định các dữ liệu cần tìm: Khi thiết kế bảng câu hỏi phải dựa vào mục tiêu và phương pháp nghiên cứu; xác định cụ thể tổng thể nghiên cứu, nội dung, và các dữ liệu cần phải thu thập trên tổng thể đó. Ở đây là đo lường các yếu tố tác động đến khách hàng khi lựa chọn sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của BIDV. Ý kiến của khách hàng về các vấn đề thường gặp khi sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của BIDV.

 Xác định phương pháp thu thập dữ liệu: sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng thư, người nghiên cứu đặt câu hỏi hết sức đơn giản và có những chỉ dẫn về cách trả lời thật rõ ràng chi tiết.

 Đánh giá nội dung bảng câu hỏi: Nội dung các câu hỏi xoay quanh việc thu thập thông tin vềmức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, một số dữ liệu căn bản về cá nhân đối tượng nghiên cứu để phân loại, thông tin liên lạc và tìm kiếm các biến số liên quan.

 Chọn dạng cho câu hỏi: Có nhiều dạng câu hỏi dùng cho thiết kế bảng hỏi, ở đề tài này người nghiên cứu sử dụng câu hỏi dạng bậc thang: Áp dụng thang đo thứ tự Likert với 5 mức thứ tự và người trả lời chỉ việc đọc các nội dung và đánh dấu vào ô có thứ tự họ cho là phù hợp với quan điểm của mình.

 Xác định từ ngữ phù hợp cho bảng câu hỏi

 Xác định cấu trúc bảng câu hỏi: Sắp xếp các câu hỏi theo trình tự câu hỏi này phải dẫn đến câu hỏi kế tiếp theo một trình tự hợp lý, theo một dòng tư tưởng liên tục. Một vấn đề lớn được phân ra nhiều vấn đề nhỏ. Cấu trúc bảng câu hỏi bao gồm 5 phần:

Phần mở đầu: Giải thích lý do, có tác dụng gây thiện cảm để tạo nên sự hợp tác của người trả lời lúc bắt đầu buổi phỏng vấn.

Câu hỏi định tính: Có tác dụng xác định đối tượng được phỏng vấn. Câu hỏi hâm nóng: Có tác dụng gợi nhớ để tập trung vào chủ đề mà bảng câu hỏi đang hướng tới.

Câu hỏi đặc thù: Có tác dụng làm rõ nội dung cần nghiên cứu.

Câu hỏi phụ: Có tác dụng thu thập thêm thông tin về đặc điểm nhân khẩu người trả lời (giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp,..).

Thiết kế và trình bày bảng câu hỏi: Bảng hỏi được thiết kế trình bày trên 4 trang giấy A4, với cấu trúc như ở phần phụ lục đã trình bày và được gửi kèm qua thư điện tử và sau đó in trên giấy A4 để thuận tiện cho việc hỏi, lưu trữ và thống kê.

 Điều tra thử để trắc nghiệm bảng câu hỏi: Sau khi thiết kế, bảng hỏi được gửi trước cho 30 khách hàng để xin ý kiến và hiệu chỉnh bảng hỏi trước khi nghiên cứu chính thức.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

- Đối với thông tin thứ cấp

Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tác giả sẽ tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo các tiêu chí khác nhau phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận văn. Khi tổng hợp số liệu, tác giả sắp xếp theo một trình tự logic các thông tin thu thập được. Đối với các thông tin là số liệu thì tác giả tiến hành lập các bảng biểu, đối với các thông tin phản ánh thị phần, tỷ trọng tác giả sử dụng biểu đồđể dễ theo dõi và có sự so sánh qua các năm.Việc lập các bảng số liệu có vai trò rất quan trọng, nó vừa thể hiện được số tuyệt đối, số tương đối và sự tăng giảm qua các năm.

- Đối với thông tin sơ cấp

Các số liệu sơ cấp được thu thập bằng phiếu điều tra xây dựng trước. Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập dữ liệu vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý. Khi nhập các số liệu vào phần mềm Excel, tác giả phân chia rõ ràng các số liệu phù hợp theo từng tiêu chí cụ thể để tránh nhầm lẫn khi tổng hợp và phân tích số liệu.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

- Phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và tiểu tổ sao cho các đơn vị trong cùng một tổ thì giống nhau về tính chất, ở khác tổ thì khác nhau về tính chất. Các quá trình hay hiện tượng kinh tế xã hội phát sinh và phát triển không phải ngẫu nhiên, tách rời với các hiện tượng xung quanh mà chúng có liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau theo những quy định nhất định. Sự biến động của hiện tượng này sẽ dẫn đến sự biến động của hiện tượng khác và ngược lại mỗi hiện tượng biến động đều do sự tác động của các hiện tượng xung quanh.

Áp dụng phương pháp này trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để chia số liệu thu thập được thành các nhóm khác nhau. Trong luận văn, tác giả chia hoạt động đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV chi nhánh Phú Thọ thành các nhóm: giá trị thanh toán không dùng tiền mặt trên tổng giá trị thanh toán; giá trị thanh toán không dùng tiền mặt chia theo chứng từ thanh toán; giá trị thanh toán không dùng tiền mặt chia theo kênh thanh toán và giá trị thanh toán không dùng tiền mặt chia theo các hình thức thanh toán. Sau đó tác giả sẽ đi xem xét thực trạng của từng vấn đề nghiên cứu và mối quan hệ giữa các vấn đề này.

- Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp cơ bản nhất và thường xuyên được sử dụng trong nghiên cứu khoa học. Lý do là từng con số thống kê đơn lẻ hầu như không có ý nghĩa trong việc đưa ra các kết luận khoa học. Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh thường là: chỉ tiêu kế hoạch, tình hình thực hiện các kỳ đã qua. Điều kiện để so sánh là: các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. Phương pháp so sánh có hai hình thức là: so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối. So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. So sánh tương đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

Áp dụng phương pháp này, tác giả sẽ sử dụng các hàm cơ bản trong phần mềm excel để tính toán các mức độ biến động như xác định tỷ trọng của chỉ tiêu nghiên cứu, dùng chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối để xem xét tốc độ phát triển bình quân, tốc độ tăng, giảm của năm sau so với năm trước, thị phần của chỉ tiêu nghiên cứu…Từ đó, lập bảng phân tích so sánh qua các năm để xem mức độ tăng, giảm và phân tích nguyên nhân của sự tăng, giảm đó.

2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh: tổng tài sản, tổng nguồn vốn huy động, tổng dư nợ cho vay, doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng.

- Chỉ tiêu phản ánh tình hình lao động tại BIDV chi nhánh Phú Thọ: tổng số lao động, cơ cấu lao động theo độ tuổi, theo giới tính và theo trình độ chuyên môn.

- Chỉ tiêu phản ánh kết quả thanh toán tại BIDV chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2014-2016 bao gồm cả thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt: giá trị, cơ cấu và tỷ trọng của từng hình thức thanh toán.

- Chỉ tiêu phản ánhkết quả thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2014-2016 chia theo chứng từ thanh toán: gồm thanh toán bằng chứng từ giấy và thanh toán bằng chứng từ điện tử.

- Chỉ tiêu phản ánh kết quả thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2014-2016 chia theo kênh thanh toán: gồm thanh toán qua tài khoản tiền gửi, thanh toán nội bộ tổ chức tín dụng, thanh toán điện tử song phương, thanh toán qua ATM và thanh toán qua POS/EFTPOS/EDC.

- Chỉ tiêu phản ánh kết quả thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2014-2016 theo từng hình thức thanh toán:

+ Thanh toán bằng Séc: giá trị thanh toán, tỷ trọng thanh toán, xu hướng thanh toán bằng Séc qua các năm.

+ Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi: giá trị thanh toán, tỷ trọng thanh toán,xu hướng thanh toán bằng Ủy nhiệm chi qua các năm.

+ Thanh toán bằng Ủy nhiệm thu: giá trị thanh toán, tỷ trọng thanh toán, xu hướng thanh toán bằng Ủy nhiệm thu qua các năm.

+ Thanh toán bằng Thư tín dụng (L/C): giá trị thanh toán, tỷ trọng thanh toán, xu hướng thanh toán bằng L/C qua các năm.

+ Thanh toán bằng Thẻ thanh toán: giá trị thanh toán, tỷ trọng thanh toán, xu hướng thanh toán bằng Thẻ thanh toán qua các năm.

+ Thanh toán bằng các phương tiện thanh toán khác: giá trị thanh toán, tỷ trọng thanh toán, xu hướng thanh toán bằng các phương tiện thanh toán khác qua các năm.

Chương 3

THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNGTIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚ THỌ 3.1. Giới thiệu về BIDV chi nhánh Phú Thọ

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 27 tháng 5 năm 1957, Chi nhánh Kiến thiết tỉnh Phú Thọ chính thức được thành lập. Từ ngày thành lập đến nay Chi nhánh đã 3 lần thay đổi tên.Từ chi nhánh Kiến thiết (1957-1981) thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng (1981-1990) và Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (1990- đến nay). Chính bản thân nó đã thể hiện tính phát triển, khẳng định sức sống, vị thế vai trò là một chủ thể đang tồn tại và không ngừng phát triển trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa cạnh tranh đầy gay gắt. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển là Ngân hàng chuyên ngành được thành lập sớm nhất tại Việt Nam. Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Phú Thọ (BIDV chi nhánh Phú Thọ) có bước trưởng thành và phát triển gắn với lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. BIDV chi nhánh Phú Thọ được thành lập đúng một tháng sau ngày thành lập Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (ngày 26 tháng 5 năm 1957). Kể từ đó đến nay, BIDV chi nhánh Phú Thọ đã qua hai lần chia tách:

- Tháng 01 năm 1995 tách thành hai bộ phận, một bộ phận chuyển sang Cục Đầu tư, một bộ phận là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Phú Thọ).

- Năm 1997 tỉnh Vĩnh Phú chia làm 2 tỉnh là tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ, do đó Ngân hàng Đầu tư và Phát triển lại chia tách thành hai là BIDV chi nhánh Phú Thọ và BIDV chi nhánh Vĩnh Phúc.

Trải qua gần 60 năm xây dựng và trưởng thành,BIDV chi nhánh Phú Thọ được đánh giá là một trong những ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn tỉnh

Phú Thọ, thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một ngân hàng hiện đại có uy tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ​ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)