Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ​ (Trang 80 - 96)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Các yếu tố khách quan

- Môi trường kinh tế vĩ mô

Trong giai đoạn 2014-2016, nhìn chung nền kinh tế nước ta có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa bền vững. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2014 là 5,98%; đến năm 2015 đạt 6,68%. Mục tiêu của Chính phủ đưa ra là tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2016 đạt 6,7%, tuy nhiên kết quả thực hiện đã không đạt được mục tiêu đề ra. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta chỉ đạt 6,21%. Báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng trình bày tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII cũng đã nêu rõ 9 nhóm vấn đề còn hạn chế yếu kém, trong đó về kinh tế đang tồn tại các vấn đề đáng lưu ý như: kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc; cân đối ngân sách Nhà nước còn khó khăn, bội chi còn cao; nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn; chất lượng tín dụng chưa cao, xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém còn khó khăn; huy động nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước còn hạn chế; tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm; trong nước sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cải thiện nhiều…

Là một tỉnh miền núi, tỉnh Phú Thọ chịu tác động không nhỏ trước những khó khăn chung của nền kinh tế trong nước. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng trong thời gian qua, tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh Phú Thọ đạt 5,87%, thấp hơn mức bình quân của cả nước (đạt 5,91%). Năm 2016, Phú Thọ đưa ra mục tiêu tốc

độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,2% nhưng đã không đạt được mục tiêu đề ra. Môi trường kinh tế vĩ mô khó khăn, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay, sản xuất ra sản phẩm nhưng tiêu thụ chậm, đời sống nhân dân cải thiện không đáng kể, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu thanh toán của người dân, đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt.

- Môi trường pháp lý

Để đạt được mục tiêu đề ra trong Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để chỉ đạo, quy định, hướng dẫn hoạt động đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, từ đó tạo ra hành lang pháp lý vô cùng quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, trong đó có BIDV chi nhánh Phú Thọ có cơ sở để phát triển các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho người dân.Việc ban hành nhiều quyết định, nghị định, chỉ thị của Chính phủ đã chứng tỏ quyết tâm của Chính phủ để đạt được mục tiêu đề ra trong thanh toán không dùng tiền mặt đến năm 2020 là tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10% và các ngân hàng thương mại, trong đó có BIDV chi nhánh Phú Thọ phải có trách nhiệm cùng Chính phủ nỗ lực thực hiện để đạt được mục tiêu đó.

- Khoa học công nghệ

Trong tiến trình phát triển kinh tế thế giới, khoa học và công nghệ luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng xuất lao động, hiệu quả sản xuất và hiển nhiên trong bối cảnh toàn cầu hóa, lĩnh vực này cũng chịu những ảnh hưởng không nhỏ, nhất là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Toàn cầu hóa giúp khoa học và công nghệ Việt Nam từng bước hội nhập, giao lưu với nền khoa học công nghệ của thế giới, tạo thuận lợi cho Việt Nam học tập kinh nghiệm, tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ thế giới phục vụ cho sự phát triển của kinh tế- xã hội của đất nước. Việc

chuyển giao các dây chuyền công nghệ, khoa học tiên tiến của thế giới vào từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể ở Việt Nam như: Công nghệ sản xuất ô tô (Nhà máy ô tô Trường Hải tiếp nhận dây chuyền chuyển giao của Hyundai về sản xuất ô tô), công nghệ sản xuất thiết bị di động cầm tay, chip và các sản phẩm viễn thông (Samsung Việt Nam), các công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao (Công nghệ tưới nhỏ giọt theo tiêu chuẩn Israel), công nghệ xây dựng cầu đường và đặc biệt công nghệ thông tin trong các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng đã góp phần đưa các ngành này từng bước tiếp cận và đạt đến trình độ của thế giới. Công nghệ thông tin trong các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng ở nước ta trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ, là điều kiện quan trọng góp phần thúc đẩy các ngân hàng thương mại phát triển các dịch vụ mới, trong đó có dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Trong thanh toán không dùng tiền mặt, công nghệ thông tin phát triển sẽ giúp các ngân hàng vừa tạo ra được sản phẩm mới, vừa tích hợp được nhiều tiện ích trên sản phẩm dịch vụ, vừa đảm bảo được tính nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, bảo mật và an toàn.

- Thói quen sử dụng tiền mặt của người dân

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, thời gian qua Ngân hàng nhà nước - Chi nhánh Phú Thọ đã chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng thương mại bám sát sự chỉ đạo của Thống đốc ngân hàng Nhà nước trong thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, thường xuyên nắm bắt tình hình thực hiện hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh. Điều đó đã giúp cho hoạt động thanh toánkhông dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Phú Thọ bước đầu đã đi vào cuộc sống, góp phần giảm tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt. Tuy nhiên, thực tế đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt còn gặp không ít khó khăn do mặt bằng thu nhập của người dân chưa cao, phần lớn người dân vốn đã quá quen với việc sử dụng tiền mặt, luôn có sẵn tiền mặt, trong khi cơ sở hạ tầng thanh toán chủ yếu tập trung ở thành thị, chưa phát

triển ở vùng nông thôn; nhiều cơ sở, cửa hàng kinh doanh thương mại chưa lắp đặt POS trong thanh toán nên việc thanh toán qua thẻ tại các điểm này chưa thực hiện, mới chỉ tập trung ở các siêu thị, trung tâm thương mại lớn.

3.3.2. Các yếu tố chủ quan

- Trình độ của đội ngũ làm công tác thanh toán không dùng tiền mặt

Nhận thức được vai trò quan trọng của yếu tố con người trong hoạt động kinh doanh nói chung, trong công tác phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng, BIDV chi nhánh Phú Thọ luôn quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhân viên tại Chi nhánh. Theo kế hoạch đào tạo, tập huấn của BIDV, của ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Phú Thọ, BIDV chi nhánh Phú Thọ đều cử cán bộ nhân viên làm công tác thanh toán không dùng tiền mặt tham gia để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Nhìn chung, các cán bộ nhân viên phụ trách dịch vụ thanh toán hiện nay tại Chi nhánh đều có trình độ chuyên môn, am hiểu về lĩnh vực mình phụ trách. Tuy nhiên, do một số cán bộ nhân viên mới điều chuyển từ bộ phận khác sang hoặc có tuổi đời còn trẻ, ít kinh nghiệm, đặc biệt là kinh nghiệm giao tiếp, thuyết phục khách hàng nên ít nhiều đã ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh.

- Tổ chức mạng lưới cung cấp dịch vụ thanh toán

Nhìn chung, mạng lưới cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV chi nhánh Phú Thọ còn hẹp, chưa được mở rộng, đặc biệt là hệ thống máy ATM và POS. Điều này vừa gây khó khăn cho Chi nhánh trong việc thực hiện chức năng trung gian thanh toán của mình, vừa gây khó khăn cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh. Bên cạnh nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ký kết với BIDV chi nhánh Phú Thọ trong việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt thì hiện nay, việc triển khai hợp tác giữa BIDV chi nhánh Phú Thọ với mộtsố đơn vị cung cấp dịch vụ để triển khai dịch vụ thanh

toán hoá đơn gặp rất nhiều khó khăn và chưa đạt được sự đồng thuận giữa các bên, ví dụ như Điện lực, Bưu điện, Công ty cấp nước…

3.4. Đánh giá thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV chi nhánh Phú Thọ

3.4.1. Những kết quả đạt được

- BIDV chi nhánh Phú Thọ đã triển khai kịp thời và có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, ngân hàng Nhà nước về đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong từng giai đoạn từ giai đoạn 2006-2010 đến giai đoạn 2011-2015 và hiện nay là giai đoạn 2016-2020. Trong giai đoạn 2011-2015, mục tiêu đề án của Chính Phủ đưa ra là đến hết năm 2015, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 11% thì BIDV chi nhánh Phú Thọ đã đạt được mục tiêu này, năm 2015 tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán tại Chi nhánh là 10,6%.

- Trong giai đoạn 2014-2016, BIDV chi nhánh Phú Thọ đã tích cực triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền, tiếp thị các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đến các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và toàn thể người dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ bằng nhiều hình thức khác nhau như trên Báo, Đài, in tờ rơi, gửi thư ngỏ, hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng sử dụng dịch vụ của Chi nhánh, thực hiện nhiều chương trình khuyến mại vừa để thu hút, vừa để tri ân các khách hàng đã sử dụng dịch vụ của Chi nhánh.

- Tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng giá trị thanh toán và có xu hướng tăng lên qua các năm. Trong giai đoạn 2014-2016, tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt đã tăng từ 88,9% năm 2014 lên 89,9% năm 2016.

- Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt được triển khai thực hiện qua nhiều hệ thống thanh toán khác nhau, đảm bảo phù hợp, thuận tiện, nhanh chóng, an toàn với từng loại hình thanh toán không dùng tiền mặt.

- Giá trị thanh toán của các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV chi nhánh Phú Thọ phù hợp với xu hướng hiện nay khi giá trị thanh toán của Ủy nhiệm chi chiếm tỷ trọng lớn nhất với dịch vụ cung cấp chủ yếu là liên kết với các cơ quan, công ty, doanh nghiệp, trường học trả lương qua tài khoản cho cán bộ nhân viên. Hình thức thanh toán bằng thẻ và các phương tiện thanh toán khác triển khai qua internet, điện thoại di động đang được khách hàng ưa thích sử dụng và có xu hướng tăng lên qua các năm.

- Số lượng thẻ phát hành, thị phần thẻ thanh toán tại BIDV chi nhánh Phú Thọ đang có xu hướng tăng lên qua các năm. Trong giai đoạn 2014-2016, Chi nhánh cũng tích cực mở rộng quy mô lắp đặt máy ATM, POS để phục vụ hoạt động thanh toán bằng thẻ.

3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

- Mặc dù giá trị thanh toán bằng Ủy nhiệm chi vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng giá trị thanh toán không dùng tiền mặt nhưng tỷ trọng thanh toán của hình thức này đang có xu hướng giảm. Bên cạnh đó, còn nhiều đơn vị tiềm năng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ mà Chi nhánh chưa tiếp cận và khai thác được như Điện lực, Bưu điện, Công ty cấp thoát nước…Nguyên nhân là các ngân hàng khác trên địa bàn đang có nhiều ưu đãi hấp dẫn hơn, cùng với đó là hệ thống máy rút tiền ATM cũng được mở rộng hơn, thuận tiện hơn BIDV chi nhánh Phú Thọ.

- Việc triển khai thanh toán qua ATM, POS đã được BIDV chi nhánh Phú Thọ triển khai và cũng được khách hàng sử dụng, tuy nhiên số lượng khách hàng sử dụng chưa được nhiều. Trong giai đoạn 2014-2016, tỷ trọng thanh toán qua ATM và POS chỉ chiếm lần lượt là 0,2% và 0,1%. Nguyên nhân là mạng lưới máy ATM, POS nhìn chung còn mỏng, chưa đáp ứng được nhu cầu thanh toán bằng thẻ của khách hàng. Bên cạnh đó phần lớn khách hàng sử dụng thẻ đã quen với việc sử dụng tiền mặt để thanh toán.

- Một số đơn vị chấp nhận thẻ thanh toán vẫn tìm nhiều cách hạn chế các giao dịch bằng thẻ của khách hàng như để máy POS vào góc khuất, ưu

tiên khách hàng trả tiền mặt. Nguyên nhân là các đơn vị chấp nhận thẻ thanh toán không muốn phải trả phí ngân hàng nhiều và không phải công khai doanh thu.

- Thị phần thẻ thanh toán của Chi nhánh có xu hướng tăng lên nhưng mức tăng rất chậm. Hiện nay, thị phần thẻ của BIDV chi nhánh Phú Thọ chỉ xếp thứ 4 sau Agribank, Vietinbank và Vietcombank. Nguyên nhân là ngoài mạng lưới máy ATM và các cơ sở chấp nhận thẻ rộng hơn BIDV chi nhánh Phú Thọ, họ còn có một số biểu phí dịch vụ cũng hấp dẫn hơn BIDV chi nhánh Phú Thọ.

- Về chất lượng của các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt: mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vào những thời kì cao điểm dịch vụ thanh toán thẻ ngân hàng, thanh toán qua điểm chấp nhận thẻ (POS) vẫn bị lỗi, khiến khách hàng không hài lòng và dẫn đến sự so sánh với sử dụng dịch vụ của các ngân hàng khác. Các dịch vụ thanh toán hiện đại như Internetbanking, Mobilebanking, BankPlus mặc dù đã được triển khai nhưng đường truyền dịch vụ còn kém và thường xuyên bị lỗi gây tâm lý không tốt cho khách hàng. - Mặc dù đã được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nhưng do còn một số cán bộ làm công tác phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt còn trẻ cả về tuổi đời, tuổi nghề dẫn đến còn thiếu kinh nghiệm công tác, xử lý chưa linh hoạt các vấn đề phát sinh liên quan đến dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh.

- Đa số người dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Nguyên nhân là đa số các máy ATM, POS được lắp đặt ở các trung tâm thành phố, thị xã, ít được lắp đặt ở các vùng nông thôn. Bên cạnh đó, mức sống người dân chưa cao, tiền mặt trong dân cư có sẵn nên nhiều người không biết, thậm chí là không quan tâm đến dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng.

Chương 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚ THỌ

4.1. Định hướng và mục tiêu phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ đến năm 2020

4.1.1. Định hướng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ đến năm 2020

Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt phải phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế, công nghệ và hệ thống thanh toán. Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt phải được đặt trong mối quan hệ cân bằng giữa lợi ích chung của cộng đồng và lợi ích của người sử dụng, đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán, tạo tiền đề cho sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Những biện pháp mang tính hỗ trợ của Nhà nước chỉ mang tính chất ngắn hạn, nhằm tạo ra bước đột phá ban đầu cho sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt hướng tới việc sử dụng các biện pháp kinh tế là chủ yếu nhằm huy động các nguồn lực của khu vực tư nhân. Nguồn lực của Nhà nước chỉ được sử dụng trong trường hợp nguồn lực tư nhân không đủ lớn hoặc cho những dự án mang tính chiến lược lâu dài, nhằm hình thành nền tảng để thúc đẩy hoạt động thanh toán, đáp ứng sự phát triển chung của nền kinh tế.

4.1.2. Mục tiêu phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ đến năm 2020

- Mục tiêu tổng quát

+ Tạo sự chuyển biến rõ rệt về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, làm thay đổi dần tập quán sử dụng các phương tiện thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ​ (Trang 80 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)