6. Kết cấu của khoá luận
2.3.5. Đánh giá chung
2.3.5.1. Những mặt tích cực đạt được
* Thứ nhất, các mảng kinh doanh, nghiệp vụ liên quan tới trái phiếu doanh
nghiệp do VNDirect thực hiện, từ tự doanh tới bảo lãnh phát hành và đại lý phân phối đều đã đem lại hiệu quả kinh doanh khả quan cho công ty chứng khoán trong giai đoạn 3 năm gần đây, và gián tiếp đóng góp tích cực vào sự phát triển của thị trường TPDN Việt Nam. Cụ thể, các nghiệp vụ liên quan tới trái phiếu của VNDirect đã giúp tăng hiệu quả của các phương án huy động vốn của các doanh nghiệp Việt Nam thông qua phát hành trái phiếu, cũng như cải thiện thanh khoản thị trường giao dịch TPDN.
* Thứ hai, VNDirect đã xây dựng, duy trì và phát triển được các danh mục
TPDN đa dạng và chất lượng, góp phần thu hút sự tham gia của nhà đầu tư trên thị trường TPDN thứ cấp.
Dòng trái phiếu Dbond bao gồm trái phiếu Công ty Cổ phần tập đoàn đầu tư I.P.A, Công ty CP tập đoàn C4G, Công ty CP năng lượng Bắc Hà, Công ty CP du lịch Thiên Minh, Công ty CP đầu tư và phát triển BDS Thế Kỷ. Lợi tức từ Dbond lên tới 9,2%/năm. Vbond là bộ sản phẩm bao gồm trái phiếu Công ty CP thiết bị điện Việt Nam, Công ty CP tập đoàn Hà Đô, Công ty CP đầu tư ngành nước DNP, Công ty CP Đầu tư kinh doanh BĐS Hà An và Công ty CP tập đoàn Đất Xanh. Đây đều là những TPDN uy tín, phát triển trên thị trường, với mức lợi suất cao và được VNDirect đảm bảo về thanh khoản. Ngoài ra, các doanh nghiệp này đều có lịch sử hoạt động tín dụng tốt, không phát sinh nợ quá hạn tại các TCTD.
* Thứ ba, sự hài lòng của khách hàng với VNDirect được cải thiện, tạo tiền đề cho việc tăng cường và mở rộng mạng lưới khách hàng TPDN tại VNDirect nói riêng và cho thị trường TPDN Việt Nam nói chung.
Mức độ hài lòng của khách hàng đối với các dịch vụ của VNDirect ngày càng cao do VNDirect là một trong những CTCK hoạt động lâu năm, có tên tuổi trên thị trường, cùng với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, luôn chăm sóc và phản hồi khách hàng kịp thời. Việc số lượng khách hàng ngày càng tăng, mạng lưới khách hàng rộng khắp và doanh thu ngày càng tăng, chứng tỏ rằng, khách hàng luôn hài lòng, tin tưởng và trung thành với những dịch vụ chất lượng mà VNDirect cung cấp.
* Thứ tư, hệ thống giao dịch trực tuyến dễ dàng, gia tăng trải nghiệm giao
dịch và thu hút khách hàng tham gia giao dịch trái phiếu với VNDirect.
Trong thời đại mà sự phát triển của công nghệ thay đổi mạnh mẽ thói quen tiêu
dùng và trải nghiệm của con người, với sự xuất hiện của những công nghệ mới như mạng 5G, AI hay Big data buộc các doanh nghiệp phải làm mới mình để thích nghi.
Hai năm vừa qua, VNDirect đã cung cấp nền tảng giao dịch trái phiếu Dbond và Vbond online trên bảng giá Lightning. Công ty đã tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống máy chủ nhằm đáp ứng các yêu cầu mở rộng hệ thống và năng lực tải cho giao dịch chứng khoán. Theo kế hoạch VNDirect sẽ phát triển thêm nhiều tính năng ưu việt như công cụ cảnh báo biến động thị trường, giúp nhà đầu tư quản lý danh mục và
đầu tư hiệu quả. Ngoài ra, phát triển tính năng trên Mobile app để môi giới có thể chăm sóc khách hàng tốt hơn, chẳng hạn như các tính năng gọi điện qua app, chat qua
app.
2.3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân
* Hạn chế
Thứ nhất, quy mô các đợt bảo lãnh phát hành trái phiếu còn nhỏ, sản phẩm TPDN còn đơn điệu. Mặc dù bước đầu các nghiệp vụ liên quan đến TP tại VNDirect đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên về tổng thể quy mô vẫn còn nhỏ so với tiềm năng của nhà đầu tư trên thị trường và kỳ hạn TP chưa đa dạng
chủ yếu dưới 10 năm. Tiềm năng phát triển của TTCK cũng như TTTP Việt Nam là khá lớn, VNDirect nên đa dạng các sản phẩm TP cả về kỳ hạn và lãi suất, đẩy mạnh phát hành TP niêm yết để đáp ứng nhu cầu công chúng đầu tư, cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh với các CTCK khác trên thị trường.
Thứ hai, marketing sản phẩm chưa được chú trọng - VNDirect chưa có những phương án hiệu quả trong việc tăng cường nguồn lực tiếp thị cho các sản phẩm trái phiếu Vbond và Dbond. Ngoài đội ngũ nhân viên khối trái phiếu, chủ yếu sản phẩm được tiếp thị cho các khách hàng của nhân viên môi giới cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ khó có thể tiếp cận thông tin khi lựa chọn sản phẩm đầu tư. Điều đó khiến VNDirect chưa thể khai thác tốt những khách hàng tiềm năng khác trên thị trường.
Thứ ba, cơ sở hạ tầng công nghệ hỗ trợ giao dịch TPDN trên thị trường thứ cấp cho nhà đầu tư vẫn còn hạn chế. Hiện tại, VNDirect đã tích hợp giao dịch các sản phẩm TPDN mà công ty phân phối trên bảng giá Lightning. Tuy nhiên, việc giao dịch này trên ứng dụng điện thoại còn bị hạn chế thông tin và không được dễ dàng như giao dịch trên máy tính.
* Nguyên nhân
Một là, yếu tố khách quan từ phía thị trường và kinh tế vĩ mô. Trong hai năm vừa qua, 2019-2020, nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng chịu không ít những khó khăn từ đại dịch Covid - 19. Kinh tế vĩ mô chưa ổn định nên thị trường TPDN chưa thu hút được các nhà đầu tư dài hạn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân mà quy mô phát hành thực hiện thông qua bảo lãnh của VNDirect và cả những sản phẩm trái phiếu thứ cấp Dbond, Vbond do VNDirect cấu trúc và tái phân phối lại tới các nhà đầu tư chưa được mở rộng.
Hai là, cơ sở nhà đầu tư còn hạn chế. Cũng từ những ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19, nhu cầu đầu tư vào TPDN còn hạn chế, nhà đầu tư ưa thích các kênh đầu tư mang lại lợi nhuận cao hơn như bất động sản, vàng và ngoại hối. Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu cũng chưa có được sự tin tưởng của nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh và khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, khóa luận đã nêu tổng quan về thị trường trái phiếu Việt Nam, giới thiệu về Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect và các nghiệp vụ liên quan đến trái phiếu tại VNDirect. Nghiên cứu cho thấy, trong những năm qua các nghiệp vụ trái phiếu của VNDirect đã hoạt động có hiệu quả, đặc biệt là sản phẩm Dbond và Vbond đã được nhiều đối tượng khách hàng quan tâm và đầu tư, đóng góp tích cực vào doanh thu kinh doanh trái phiếu của VNDirect, cũng như sự phát triển của thị trường TPDN Việt Nam.
Chương 3: Kiến nghị và giải pháp tăng cường vai trò của công ty chứng khoán VNDirect trong sự phát triển thị trường trái phiếu tại Việt Nam
3.1. Định hướng phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam
Theo lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030 trong quyết định 1191/QĐ-TTg ban hành ngày 14/8/2017, quan điểm phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam như sau:
“(1) Xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu phù hợp với mức độ phát triển của nền kinh tế, đồng bộ với các cấu phần khác của thị trường tài chính, trong đó có thị trường cổ phiếu và thị trường tiền tệ- tín dụng ngân hàng.
(2) Phát triển thị trường trái phiếu cả về chiều rộng và chiều sâu, đảm bảo an toàn hệ thống, tường bước tiếp cận thông lệ, chuẩn mực quốc tế và hiện đại hoá hạ tầng thị trường, đưa thị trường trở thành một kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế với chi phí vốn hợp lý.
(3) Tiếp tục tập trung phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ làm nền tảng cho sự phát triển của thị trường trái phiếu, đẩy mạnh phát triển thị trường TPDN, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp huy động vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn, góp phần tăng cường quản trị và công khai thông tin doanh nghiệp.
(4) Tăng cường tính công khai, minh bạch, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường.”
Trong thời gian tới, thị trường TPDN được kỳ vọng sẽ phát triển hơn nữa, tạo thêm kênh huy động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, thập kỷ tới cũng là kỷ nguyên phát triển của các sản phẩm trái phiếu xanh (TPCP xanh và TPDN xanh) cho mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.