Thị trường sơ cấp

Một phần của tài liệu Tăng cường vai trò của công ty cổ phần chứng khoán VNDirect đối với sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp việt nam (Trang 26 - 31)

6. Kết cấu của khoá luận

2.1.1. Thị trường sơ cấp

2.1.1.1. Quy mô thị trường

Các giao dịch TPDN trên thị trường sơ cấp bao gồm: phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng. Tuy nhiên, hiện nay phương thức phát hành TP riêng lẻ vẫn được các doanh nghiệp ưa chuộng và áp dụng phổ biến.

Biểu đồ 2. 1. Quy mô thị trường TPDN và tốc độ tăng trưởng

Nguồn: Dragon Capital (2021)

Hà Lê (2021) nêu ra: “Thị trường TPDN giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng rất nhanh với tổng giá trị thị trường đạt khoảng 950.000 tỷ đồng, tương đương 15,6% GDP. Chỉ tính riêng giai đoạn 2019 -2020, quy mô thị trường TPDN đã tăng trưởng 45%”.

Đơn vị: tỷ VND

Biểu đồ 2. 2. Khối lượng phát hành TPDN Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Bộ Tài chính (2017, 2018, 2019, 2020)

Khối lượng phát hành TPDN trên thị trường sơ cấp có xu hướng tăng qua các năm. Khối lượng phát hành năm 2016 là 129.636 tỷ đồng, tuy nhiên đến năm 2017 giá trị TPDN phát hành đạt 115.416 tỷ đồng, giảm 11% so với năm 2016. Năm 2018, tổng khối lượng TPDN phát hành đạt 238.357 tỷ đồng, trong đó phát hành riêng lẻ là 224.435 tỷ đồng, phát hành ra công chúng là 13.922 tỷ đồng (Bộ tài chính, 2017-2020).

Năm 2020, tổng giá trị TPDN phát hành đạt 437.689 tỷ đồng, tăng 31,5% so với năm 2019. Trong đó, giá trị trái phiếu phát hành riêng lẻ đạt 403.468 tỷ đồng, tăng 30,4%; phát hành ra công chúng đạt 34.221 tỷ đồng, tăng 45,6%. Số lượng doanh nghiệp phát hành trái phiếu tập trung ở nhóm ngân hàng, bất động sản, sản xuất (VNDirect, 2021a).

Như vậy, huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu đang dần trở thành một kênh huy động vốn quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp Việt

Nam, bên cạnh các kênh tiếp cận vốn truyền thống như tín dụng ngân hàng thương mại.

Biểu đồ 2. 3. Quy mô thị trường TPDN Việt Nam và khu vực

Nguồn: Dragon Capital (2021)

Tuy nhiên, xét trên phạm vi khu vực, thì quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn so với khu vực, khi chỉ chiếm 15,6% GDP, trong khi các thị trường khác như Hồng Kông, Singapore chiếm tới 30-40% GDP và Hàn Quốc lên đến 80% GDP (Linh Lan, 2021, Dragon Capital, 2021). Trên thực tế, quy mô thị trường TPDN Việt Nam đã khá lớn, tuy nhiên vẫn đang ở giai đoạn mới phát triển, các nhà phát hành trái phiếu của họ chưa được xếp hạng độc lập. Ngoài ra, hình thức phát hành vẫn là phát hành riêng lẻ và người mua trái phiếu lớn nhất vẫn là các ngân hàng và còn thiếu vắng sự tham gia của các nhà đầu tư có tổ chức như các quỹ hưu trí, quỹ tương hỗ, các định chế tài chính. Thêm vào đó, các quỹ đầu tư trái phiếu tại Việt Nam còn ở quy mô khiêm tốn chưa thu hút sự quan tâm và tham gia của các nhà đầu tư trên thị trường.

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức phát hành

Theo thống kê của Dragon Capital (2021), trong 2 năm qua, các doanh nghiệp BĐS và ngân hàng đã hút được lượng tiền lớn thông qua kênh phát hành trái phiếu. ■ BĐS ■ Năng lượng ■ Ngân hàng ■ Du lịch và giải trí ■ Sả n xu

Biểu đồ 2. 4. Cơ cấu theo nhà phát hành TPDN năm 2020

Nguồn: Dragon Capital (2021)

“Vua phát hành trái phiếu” trong năm qua đã thuộc về các doanh nghiệp ở lĩnh vực bất động sản, chiếm 38%, tăng mạnh so với năm 2019, thu về nguồn tiền 163.700 tỷ đồng. Những nhà phát hành nổi bật là Tập đoàn Sovico Holdings, Vinhomes và Novaland (chiếm 11% tổng giá trị phát hành trong năm 2020). Ngành ngân hàng chiếm 30% tổng lượng trái phiếu phát hành năm 2020, giảm 7% so với 2019 và lùi xuống thứ 2 về tỷ trọng phát hành trong năm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực năng lượng cũng đẩy mạnh phát hành trái phiếu khi tăng tỷ trọng từ 3% lên 8%. Các doanh nghiệp sản xuất, du lịch và giải trí cũng tham gia huy động vốn từ kênh này (Linh Lan, 2021).

2.1.1.3. Cơ cấu thị trường

Các TPDN phát hành trên thị trường có kỳ hạn từ 1 năm đến 15 năm, phổ biến là 2 năm, 3 năm hay 5 năm phù hợp với chu kỳ thực hiện các dự án đầu tư của

doanh nghiệp với lãi suất phát hành theo một trong hai hình thức là thả nổi hoặc cố định.

Năm 2020, kỳ hạn bình quân của TPDN hiện ở mức 4,3 năm. Trong đó, năng lượng là lĩnh vực có kỳ hạn trái phiếu dài nhất với mức trung bình 8 năm, thể hiện tính chất dài hạn của các dự án sản xuất điện. Các công ty chứng khoán thường phát hành TPDN kỳ hạn từ 2 đến 3 năm để bổ sung vốn vay ký quỹ trên thị trường cổ phiếu, giúp CTCK không phải phụ thuộc nhiều vào các ngân hàng, chủ động về nguồn vốn hơn, từ đó có thêm lợi thế trong việc thu hút khách hàng, cải thiện thị phần môi giới. Năm 2020, kỳ hạn bình quân của trái phiếu doanh nghiệp BĐS khoảng 3,8 năm, có xu hướng kéo dài kỳ hạn hơn 1 năm so với năm 2019. Điều đó thể hiện nhu cầu vốn dài hạn của doanh nghiệp bất động sản và những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 dẫn tới các nhà phát hành TPDN trong ngành bất động sản phải cân nhắc trong việc cơ cấu kỳ hạn dài hơn cho trái phiếu (Fiin Ratings, 2021).

Đơn vị: tỷ đồng

Biểu đồ 2. 5. Quy mô phát hành TPDN: Theo loại kỳ hạn

Khớp lệnh Thỏa thuận Khối lượng giao dịch Giá trị (tỷ đồng) Khối lượng giao dịch Giá trị (tỷ đồng) 2016 0 0 102.133.469 10.471 2017 0 0 165.994.858 17.212 2018 0 0 355.371.339 36.588 2019 0 0 416.094.000 42.900

Biểu đồ 2. 6. Kỳ hạn bình quân (năm) của TPDN trong năm 2020

Nguồn: Fiin Ratings (2021), FiinPro Platform (2021)

□ Năm 2020 BNam 2019

Biểu đồ 2. 7. Lãi suất phát hành TPDN sơ cấp trong năm 2020

Nguồn: Fiin Ratings (2021), FiinPro Platform (2021)

Theo Fiin Ratings (2021): “Mức lãi suất bình quân danh nghĩa được chào

bán bởi các nhà phát hành trong năm 2020 ở mức 9,9%, tăng trung bình 90 điểm cơ bản so với năm 2019. Ngành Ngân hàng vẫn duy trì được mức lãi suất thấp nhất trong các ngành ở mức bình quân 6,7% trong năm 2020 với kỳ hạn bình quân 4,5 năm. Xét riêng ngành BĐS - ngành có giá trị phát hành lớn nhất trong năm - có lãi suất trái phiếu bình quân đã tăng gần 210 điểm cơ bản lên mức bình quân 10,5% và với kỳ hạn trái phiếu được kéo dài lên mức 3,8 năm trong năm 2020”.

Một phần của tài liệu Tăng cường vai trò của công ty cổ phần chứng khoán VNDirect đối với sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp việt nam (Trang 26 - 31)