Đối với công ty

Một phần của tài liệu Tác động của văn hóa doanh nghiệp tới hiệu suất làm việc của nhân viên tại công ty cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng bảo lộc,khoá luận tốt nghiệp (Trang 77 - 81)

6. Ket cấu của đề tài nghiên cứu

4.3.1 Đối với công ty

Như phần kết quả nghiên cứu và thảo luận nghiên cứu chương 3 đã trình bày, yếu tố Sự giao tiếp có cường độ tác động mạnh nhất đến HSLV của nhân viên. Điều này cho thấy chính sách xây dựng tốt sẽ cải thiện HSLV của người nhân viên. Ngoài ra, trong doanh nghiệp cũng cần phải xem xét đến yếu tố hợp tác lẫn nhau, sự hợp tác tốt sẽ đem đến hiệu suất làm việc cao. Bên cạnh đó cũng phải kể đến yếu tố truyền dẫn thông tin, hệ thống khen thưởng và động viên, sự học hỏi cũng là nhân tố then chốt quyết định đến sự thành công của một doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu suất.

Sự giao tiếp

Theo kết quả nghiên cứu thì yếu tố sự giao tiếp có ảnh hưởng đến HSLV của người lao động thứ hai. Người lao động khi gia nhập vào bất kỳ doanh nghiệp thì chịu sự ảnh hưởng rất lớn văn hóa của doanh nghiệp đó. Do đó, yếu tố trao đổi giao tiếp để cùng nhau hoàn thành công việc của cấp trên đề ra là rất quan trọng.

Thứ nhất, các nhà lãnh đạo phải tạo điều kiện về không gian, thời gian, môi trường bằng cách tổ chức các hoạt động như ngày hội thể thao, du lịch, để người lao động có dịp hòa đồng cùng nhau, các buổi trò chuyện để hiểu nhau giữa những nhân viên giúp họ hiểu và thông cảm lẫn nhau.

Thứ hai, doanh nghiệp cần tạo ra các buổi huấn luyện chuyên đề, qua đó chú trọng sự chào hỏi, giao tiếp giữa các đồng nghiệp, chào hỏi giữa cấp dưới với cấp trên, buổi trò chuyện phải tạo cảm giác thân thiện cởi mở, giúp cho người lao động hiểu và thực hiện một cách tự nguyện và phải thường xuyên nhắc nhở và huấn luyện, thì mới đảm bảo mọi người nhớ và thực hiện một cách tự nhiên.

Sự hợp tác

Trong thời đại hiện nay, không phải chỉ riêng các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mới chú ý đến tầm quan trọng của sức mạnh tập thể, các lĩnh vực khác như hoạt động văn hóa nghệ thuật, điện ảnh,... cũng cần phát huy sức mạnh tập thể.

62

Việc kết hợp được năng lực của từng cá nhân để trở thành một tập thể vững mạnh là vấn đề quan tâm của nhiều nhà lãnh đạo. Tác giả đề xuất các kiến nghị như sau:

Thứ nhất, các nhà lãnh đạo phải nhìn ra được công việc nào cần phải làm việc nhóm, công việc nào nên để từng cá nhân thực hiện là tốt, vì nếu không có sự kết hợp chặt chẽ của các cá nhân thì nhất định kết quả đem lại chưa chắc sẽ cao hơn cá nhân thực hiện. Một nhóm hoạt động hiệu quả là nhóm trong đó văn hóa, cơ cấu quản lý phù hợp để thực hiện mục tiêu của nhóm trong môi trường mà nhóm hoạt động. Các cá nhân khi được chọn làm việc chung với nhau thường là những cá nhân có ưu điểm, có chuyên môn một lĩnh vực cụ thể, có tinh thần hỗ trợ lẫn nhau, và quan trọng là lựa chọn trưởng nhóm cũng là yếu tố quyết định sự thành công của nhóm. Vì vậy việc xây dựng văn hóa làm việc nhóm sẽ giúp doanh nghiệp đạt được nhiều mục tiêu cao hơn.

Thứ hai, khi làm việc trong môi trường thân thiện, mọi người đều hòa đồng, quan tâm lẫn nhau, các nhân viên sẽ cảm thấy họ nhận được sự hỗ trợ hợp tác từ những đồng nghiệp không chỉ là trong công việc mà còn trong cuộc sống hàng ngày, việc tạo tâm lý thoải mái, sẽ làm cho công việc trôi chảy hơn. Các nhà quản lý từng bộ phận, từng khâu trong doanh nghiệp phải tạo ra mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong bộ phận của mình như tổ chức các hoạt động thể thao, du lịch trong doanh nghiệp, đưa ra các hoạt động tăng gia sản xuất, cải tiến chất lượng, những hoạt động sẽ giúp các quản lý đánh giá được các liên kết nhóm hợp lý, cách tổ chức nhóm của các trưởng nhóm, đánh giá được hiệu suất công việc của từng nhân viên, ngoài ra còn mang lại môi trường thân thiện, điều này sẽ tạo tâm lý thoải mái, kích thích tinh thần lao động hăng say, tinh thần phấn chấn, HSLV cũng sẽ tốt hơn, mang lại nhiều đóng góp thiết thực hơn trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Việc liên kết các thành viên trong nhóm hợp lý sẽ đem đến hiệu quả cao nhất, nhưng cũng không tránh khỏi sẽ có mặt trái là có sự xung đột giữa các thành viên, do đó việc lựa chọn người trưởng nhóm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của nhóm.

Truyền dẫn thông tin

63

Trong mọi doanh nghiệp, sự truyền tải thông tin của cấp trên đối với cấp dưới là rất quan trọng, khi nhận được thông tin chính xác từ người quản lý sẽ khiến họ có định hướng làm việc với công việc được giao và tăng sự tin tưởng nhiều hơn đối với doanh nghiệp mà họ đang làm việc, điều đó mang đến kết quả tích cực hơn trong công việc.

Thứ nhất, cần thiết lập hệ thống kết nối chặt chẽ giữa lãnh đạo, quản lý và nhân viên cấp dưới. Việc thiết lập phải đảm bảo thông tin truyền đạt từ lãnh đạo đến nhân viên được đầy đủ. Hơn thế nữa việc giám sát quá trình làm việc, đánh giá HSLV thông qua các báo cáo số liệu, thông qua xem xét cách làm việc là rất quan trọng. Có theo dõi cách làm việc của nhân viên thì mới biết được hiệu suất làm việc của họ, biết được họ có làm đúng chỉ thị đã yêu cầu hay không.

Thứ hai, là việc thiết lập những quy định và tiêu chuẩn rõ ràng, cụ thể cho từng phòng ban là rất cần thiết. Các quản lý dựa theo tiêu chuẩn này để tiến hành phổ biến những quy định, hướng dẫn nhân viên phải tuân thủ theo. Quản lý cấp trên phải biết cách quản lý cấp dưới, cụ thể là triển khai công việc, hướng dẫn công việc để tất cả nhân viên đều thực hiện đồng bộ và quan trọng hơn khi triển khai công việc, quản lý phải kiểm tra lại công việc họ làm, nhằm đưa ra hướng khắc phục và đánh giá tiến độ, hiệu suất làm việc công việc đã giao.

Hệ thống khen thưởng và động viên

Lương thưởng là thước đo của giá trị lao động, vì vậy việc tận dụng tối đa sức lao động nhằm nâng cao năng suất lao động và cải thiện hiệu suất làm việc. Công ty cần xây dựng hệ thống khen thưởng và động viên phù hợp với quy định của nhà nước, công bằng và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Việc xem xét điều chỉnh mức lương thưởng phù hợp với mức sống thực tế sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, đồng thời nhân viên sẽ cống hiến hết mình với doanh nghiệp hơn.

Thứ nhất, xây dựng cơ chế chính sách lương theo từng vị trí, chức vụ theo từng công việc cá nhân đảm nhiệm, đồng thời thiết kế tiêu chuẩn đánh giá cụ thể, rõ ràng, đầy đủ phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Tiêu chuẩn đánh giá lương thưởng

64

là cơ sở cho tuyển dụng, thuyên chuyển, nâng cấp. Mức lương theo từng vị trí nhân viên này phải phù hợp với cơ cấu lương của doanh nghiệp và mức giá của thị trường. Mặc dù lương thưởng không phải là yếu tố duy nhất quyết định đến hiệu tiêu chí cơ bản để giúp nhân viên tái tạo sức lao động và theo đuổi mục tiêu riêng. Cơ cấu lương thiết kế sao cho đảm bảo công bằng cho tất cả mọi người, người nào cống hiến nhiều cho doanh nghiệp, đóng góp nhiều sẽ nhận mức lương thưởng phù hợp.

Thứ hai, doanh nghiệp cần đưa ra nhiều tiêu chí để động viên cho người lao động bằng mức thưởng hợp lý, nếu xây dựng được tiêu chí này cụ thể sẽ kích thích nhân viên hăng say lao động, đem lại nhiều đóng góp cho doanh nghiệp. Khuyến khích thưởng cho nhân viên, nâng cao tỷ lệ sản phẩm có chất lượng cao cho từng bộ phận, từng nhóm nhân viên. Khuyến khích cải tiến sản xuất, tiết kiệm vật tư sẽ giúp giảm được nhiều chi phí đáng kể, việc khuyến khích này không nên đặt ra mục tiêu quá cao, mà chỉ nên đưa ra mục tiêu cải tiến những vấn đề nhỏ nhất như tiết kiệm điện, nước, công cụ dụng cụ,... Khuyến khích thưởng cho những cải tiến kỹ thuật, những phát minh giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm bớt sức lao động cơ bắp. Ngoài ra, các chế độ thưởng hàng năm, thưởng dịp lễ tết, cũng cần phải được quan tâm vì điều đó cũng góp phần ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần làm việc của nhân viên. Hơn thế nữa, các phúc lợi xã hội như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn 24/24, ... cũng nên cân nhắc mua đầy đủ, một phần là thực hiện theo đúng quy định của nhà nước, một phần là đem lại quyền lợi chính đáng cho nhân viên công ty, với những gói bảo hiểm này chắc chắn đem lại sự an tâm và niềm tin vào doanh nghiệp mà mình đang làm việc, nhân viên cảm thấy được quan tâm, an toàn khi làm việc, có như vậy thì họ mới cống hiến hết mình để hoàn thành xuất sắc công việc được giao.

Khi đã tạo tâm lý phấn khởi, người lao động có động lực trong công việc, sẽ giúp công việc được trôi chảy hơn và tạo không khí lao động hăng say hơn, đem đến nhiều kết quả tích cực lạc quan hơn trong doanh nghiệp.

Sự học hỏi

Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, việc phải tiếp nhận và xử lý hàng loạt thông tin mỗi ngày là rất quan trọng. Việc tự bản thân mỗi người lao động

65

phải tự tiếp thu và trang bị kiến thức đặc biệt cần thiết. Đồng thời, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng phải tạo điều kiện để giúp cho mỗi cá nhân có đủ kiến thức và kỹ năng để có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau.

Thứ nhất, nhà lãnh đạo cần cung cấp nhiều các buổi huấn luyện nội bộ hơn để hoàn thiện những kỹ năng trong công việc, huấn luyện kỹ năng quản lý cho nhân viên.

Thứ hai, việc tạo điều kiện để giúp cho nhân viên cập nhật kiến thức mới từ ngoài doanh nghiệp, các kiến thức về công việc chuyên môn, kỹ năng quản lý, kiến thức về vận hành tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn môi trường. Bổ sung các kiến thức nâng cao ý tưởng giúp ích trong việc cải tiến hiệu quả làm việc của nhiều công đoạn. Các nhân viên khi đi học về ngoài việc tự bản thân tiếp thu được kiến thức mới đồng thời giúp truyền đạt kiến thức cho các nhân viên khác trong cùng công việc.

Một phần của tài liệu Tác động của văn hóa doanh nghiệp tới hiệu suất làm việc của nhân viên tại công ty cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng bảo lộc,khoá luận tốt nghiệp (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w