Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO NHÂN VIÊN tại CÔNG TY TNHH sản XUẤT UNICHEM đà NẴNG (Trang 26 - 31)

Công ty TNHH Unichem – Việt Nam thành lập năm 2009, chuyên sản xuất sơn kiến trúc gốc nước và các loại vật liệu xây dựng. Với dây chuyền hiện đại và đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, Công ty đã nghiên cứu, phát triển các thương hiệu hàng đầu về sơn kiến trúc gốc nước: HTPaint, KAMAX, ELVISS. Năm 2020, Công ty hân hạnh ra mắt thương hiệu ORIKA sơn gỗ gốc nước– bước đột phá trong công nghệ sản xuất sơn đồ gỗ và ngành sơn nước Việt Nam.

Qua 12 năm xây dựng và phát triển, Unichem Vietnam đã có những cơ sở nhà xưởng, kho bãi, máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh:

•Tại Hà Nội, nhà máy Unichem Lại Yên khang trang với diện tích 4000m2 tọa lạc trong cụm CN Lại Yên – Bắc An Khánh

•Tại Đà Nẵng, nhà máy Unichem Đà Nẵng với thiết bị máy móc công nghệ hiện đại, diện tích 6000m2 tọa lạc trong khuôn viên 1.2ha tại KCN Hòa Khánh.

•Tại Khánh Hòa, công ty mở kho hàng Unichem Nha Trang.

Unichem – Việt Nam luôn chủ động và nỗ lực tuân thủ các định chế; đồng thời nâng cao công tác bảo vệ môi trường với mong muốn góp sức vì một môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp và an toàn hơn. Vì lẽ đó, Unichem – Việt Nam xây dựng, áp dụng và duy trì Hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001-2015, Sản phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về sơn tường, QNVC 16:2017/BXD, TCVN 8652- 2012 được chứng nhận bởi Vinacontrol (tiền thân là Cục Kiểm nghiệm hàng hóa XNK thuộc Bộ Thương nghiệp, nay là Bộ Công thương - là tổ chức tiên phong trong lĩnh vực giám định, thử nghiệm, chứng nhận và đánh giá chất lượng tại Việt Nam).

Hệ thống đại lý, nhà phân phối đã được phủ rộng khắp từ Bắc vào Nam với hệ thống pha màu tự động với hơn 1000 màu sắc ưa chuộng tại Việt Nam. Những thương hiệu thuộc Unichem – Việt Nam:

2.1.2 Sứ mạng công ty

Chức năng:

Chuyên sản xuất sơn kiến trúc gốc nước và các loại vật liệu xây dựng

Chuyên cung cấp các sản phẩm sơn nội ngoại thất cao cấp, sơn lót kiềm, sơn chống thấm,.. cho các đại lý sơn, đại lý vật liệu xây dựng, công ty xây dựng, thương mại

Chuyên sản xuất vecni, và các chất sơn, quét tương tự, sản xuất mực in và matic

Nhiệm vụ:

1. Chất lượng và sự chuyên nghiệp là tiêu chí hàng đầu cho mục tiêu phát triển bền vững

2. Tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng dựa trên cơ sở niềm tin và uy tín 3. Coi trọng yếu tố nhân đạo trong môi trường lao động của doanh nghiệp 4. Tuân thủ pháp luật về chế độ hạch toán, báo cáo theo quy định của nhà nước. 2.1.3 Sơ đồ tổ chức 2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy TỔNG GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC KINH DOANH GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT BỘ PHẬN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH BỘ PHẬN THU MUA VẬT TƯ BỘ PHẬN KINH DOANH BỘ PHẬN SẢN XUẤT BỘ PHẬN KỸ THUẬT BỘ PHẬN QUẢN LÝ KHO HÀNG

2.1.3.2 Chức năng chính của từng bộ phận phòng ban

+ Tổng giám đốc: Là người đứng đầu Công ty do Hội đồng quản trị điều động, bổ nhiệm, khen thưởng và kỷ luật; trực tiếp chỉ đạo các công tác trọng tâm; chịu trách nhiệm trước Tổng công ty, Nhà Nước về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

+ Giám đốc kinh doanh: Thay mặt Tổng giám đốc ký các văn bản thuộc lĩnh vực phụ trách; giải quyết vấn đề về thị trường, tiêu thụ, thủ tục mua bán dụng cụ văn phòng phục vụ cho hành chính của công ty; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về chỉ đạo lĩnh vực vật tư, thị trường, tiêu thụ và quản trị hành chính văn phòng của công ty.

+ Giám đốc sản xuất: Thay mặt Tổng giám đốc ký các văn bản thuộc lĩnh vực phụ trách và các lĩnh vực khác khi Tổng giám đốc ủy quyền; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, pháp lý Nhà Nước về kế t quả thực hiện, chỉ đạo sản xuất, an toàn lao động, chỉ đạo công tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

+ Bộ phận kinh doanh:

- Chức năng: Tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác quản lý bán hàng, đội xe, kho thành phẩm và điều độ, vận chuyển hàng hóa trên hệ thống tiêu thụ toàn công ty, đưa ra mẫu mã mới; ký kết các hợp đồng kinh tế thuộc lĩnh vực của phòng quản lý.

- Nhiệm vụ: Thiết lập chiến lược thị trường, chiến lược kinh doanh của công ty, quản lý trực tiếp các thị trường, chịu trách nhiệm về công nợ và thu hồi công nợ của khách hàng, đề xuất các công việc liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm như việc quảng cáo, quảng bá, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, chính sách bán hàng

+ Bộ phận thu mua vật tư:

- Chức năng: tham mưu, phân tích, tổng hợp, đưa ra đề xuất kiến nghị phù hợp với công tác quản lý vật tư. Bộ phận này cũng có chức năng tổ chức việc thực hiện công tác quản lý vật tư trong doanh nghiệp

- Nhiệm vụ: lập kế hoạch vật tư đảm bảo được số lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại vật tư cho sản xuất, hạn chế tối đa tình trạng tồn kho vật tư quá lớn,

nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp. Tiến hành bố trí, sắp xếp vật tư trong kho hợp lý, khoa học, dễ dàng kiểm tra, kiểm soát. Lựa chọn những nhân viên có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, đồng thời phải am hiểu về các loại vật tư và quy trình sản xuất của doanh nghiệp. xây dựng định mức dự trữ tối đa và tối thiểu đối với từng loại vật tư. Lượng vật tư hợp lý cần được dự trữ sẽ dao động trong khoảng mức dự trữ tối đa và tối thiểu. Không để xảy ra việc dự trữ quá ít hoặc quá nhiều. Phòng vật tư sẽ dựa trên kế hoạch sản xuất để tính toán lượng vật tư cần cung cấp cho các xưởng sản xuất. Khuyến khích bộ phận sản xuất sử dụng vật tư tiết kiệm, hợp lý. Chú ý đến việc giảm thiểu lượng vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất.

+ Bộ phận kế toán - tài chính:

- Chức năng: Tham mưu cho Tổng giám đốc về hoạt động tài chính, chỉ đạo công tác hạch toán kế toán, quản lý tài chính theo quy định của pháp lệnh kế toán thống kê; đôn đốc các đơn vị thực hiện hạch toán kế toán theo đúng điều lệ và quy định của pháp luật.

- Nhiệm vụ: Lập kế hoạch tài chính, đáp ứng yêu cầu tài chính của các phòng ban; tham gia thẩm định, quyết toán các dự án đầu tư của công ty; phân tích tình hình tài chính của công ty, đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh, phản ánh chính xác, kịp thời và đầy đủ về tài sản và tiền vốn của công ty; tính toán và nộp đầy đủ các khoản công nợ phải trả

+ Bộ phận sản xuất:

- Chức năng: Tham mưu cho Tổng giám đốc về chất lượng sản phẩm, hệ thống quản lý chất lượng, môi trường và công tác phòng chống cháy nổ.

- Nhiệm vụ: Kiểm soát chất lượng trước khi xuất xưởng, giám sát thực hiện các tiêu chuẩn sản xuất, xử lý vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm; đánh giá tác động của môi trường theo định kỳ hàng năm, xây dựng và kiểm tra công tác phòng chống cháy nổ.

+ Bộ phận kỹ thuật:

- Chức năng: Tham mưu cho Tổng giám đốc về lĩnh vực công nghệ, nghiên cứu công nghệ mới, thiết kế sản phẩm và mẫu mã mới.

- Nhiệm vụ: Ban hành và giám sát các quy trình công nghệ; thống kê, phân tích đánh giá sản lượng, chất lượng tiêu hao nguyên vật liệu, đề xuất các biện pháp khắc phục; tham gia công tác nghiệm thu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất; quản lý cấp phối, màu, mẫu…; triển khai chỉ đạo sản xuất sản phẩm mới theo kế hoạch đã duyệt.

+ Bộ phận quản lý kho hàng:

- Chức năng: Tổ chức và chịu trách nhiệm lập kế hoạch đặt hàng sản xuất, hàng thương mại. Tham mưu về việc dự trữ tồn kho thành phẩm-hàng hóa tối thiểu trong từng giai đoạn.Tổ chức quản lý kho hàng hóa: quản lý số lượng (nhập, xuất, tồn) kho, thực hiện các thủ tục nhập, xuất kho, sắp xếp, lưu kho, bảo quản hàng hóa. Thực hiện công tác đóng gói hàng hóa giao theo yêu cầu.Tổ chức giao nhận, vận chuyển, giao hàng giữa các kho và khách hàng theo yêu cầu. Kiểm soát và kiểm tra tiến độ giao hàng

- Nhiệm vụ: Kiểm tra tính chính хác các giấу уêu cầu nhập hàng - хuất hàng theo đúng quу trình, lưu ý ᴠề loại hàng, ѕố lượng hàng ᴠà chữ ký các bên liên quan...Trực tiếp hoặc giám ѕát thực hiện nhập - хuất hàng của doanh nghiệp

2.1.3.3 Danh sách ban giám đốc

Bảng 2.1: Danh sách ban điều hành công ty:

STT Họ và tên Chức vụ

1 Đỗ Thị Hồng Chiên Tổng giám đốc

2 Nguyễn Văn Tiện Giám Đốc Kinh Doanh

3 Đào Tuấn Long Giám Đốc Sản Xuất

4 Nguyễn Hương Giang Kế Toán Trưởng

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO NHÂN VIÊN tại CÔNG TY TNHH sản XUẤT UNICHEM đà NẴNG (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w