Các cơng trình nghiên cứu liên quan tới mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với đảm bảo quốc phịng, an ninh

Một phần của tài liệu Luan an _ Nguyen Thi Anh Thi (Trang 28 - 32)

triển kinh tế biển với đảm bảo quốc phịng, an ninh

+ Cơng trình ở nước ngồi:

The government of Japan, National security strategy of Japan: Summary

overview (Chiến lược an ninh quốc gia Nhật Bản: tổng quan tóm tắt) [77]. Cuốn

tổng quan về chiến lược an ninh quốc gia của Nhật Bản có đề cập tới mối quan hệ giữa đảm bảo an ninh quốc phòng trên biển của Nhật Bản gắn với thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế biển, đảo. Chính phủ Nhật Bản đặc biệt chú trọng tới mối quan hệ này và chiến lược phát triển kinh tế biển luôn gắn với công tác bảo đảm an ninh, quốc phòng trên biển. Nhật Bản hướng tới mục tiêu trở thành "quốc gia đại dương mới". Theo đó, Nhật Bản nhấn mạnh sự cần thiết phải có sự hợp tác giữa các lực lượng liên quan để ứng phó trước những thách thức mới trên biển. Để bảo đảm an toàn cho các tuyến hải lộ, chính sách mới này cũng quy định Chính phủ sẽ thúc đẩy "chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở" để duy trì và củng cố trật tự trong khu vực.

World bank (Ngân hàng thế giới), The potential of the Blue economy:

Increasing Longterm Benefits of the Sustainable Use of Marine Resources for Small Island Developing States and Coastal Least Developed Countries. (Tiềm năng của kinh tế biển: Lợi ích lâu dài của việc khai thác tài nguyên biển ở các hòn đảo nhỏ và các vùng ven biển của các nước đang phát triển và phát triển)

[81]. Đây là báo cáo mà Ngân hàng thế giới phối hợp thực hiện cùng với tổ chức Liên Hợp quốc nhằm đưa ra những phân tích về phát triển kinh tế các vùng ven biển ở các nước đang phát triển và các nước phát triển. Hiện nay, những thách thức tồn cầu, nhất là suy thối và ơ nhiễm mơi trường, suy giảm đa dạng sinh

học, biến đổi khí hậu đã và đang đe doạ nghiêm trọng sức khoẻ biển và đại dương trên tồn thế giới cũng. Điều đó đặt ra yêu cầu cấp bách về bảo vệ sức khoẻ biển, đại dương, vì đại dương khoẻ mạnh. Mục tiêu phát triển của Liên Hợp quốc về bảo tồn và sử dụng bền vững biển, đại dương và tài nguyên biển đã trở thành thước đo phát triển của các quốc gia. Nhóm bảy nước cơng nghiệp phát triển (G7) khẳng định vai trò và mối liên kết quan trọng của đại dương khoẻ mạnh và bền vững đối với sự thịnh vượng của các quốc gia trên tồn thế giới nói chung, các quốc gia ven biển nói riêng. Trong bối cảnh đó, kinh tế biển xanh được hầu hết các quốc gia công nhận là giải pháp phát triển bền vững biển và dần đưa thành yêu cầu bắt buộc trong chiến lược, chính sách phát triển.

Dhara P. Shad, China’s maritime security strategy:An assessment of the white

paper on Asia Pacific security cooperation (Chiến lược an ninh hàng hải Trung Quốc: Đánh giá Sách trắng về hợp tác an ninh châu ÁThái Bình Dương) [65]. Trong cuốn sách này, tác giả đã phân tích sâu sắc mối quan hệ về phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng trên biển của Trung Quốc, đồng thời cho thấy những chiến lược vĩ mô của quốc gia này để đảm bảo ổn định mối quan hệ ấy. Theo đó, Trung Quốc đang mở rộng khơng gian chiến lược hướng biển để duy trì sự tăng trưởng kinh tế, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia. Nghiên cứu chiến lược biển được Trung Quốc đặc biệt quan tâm, nhất là chiến lược khai thác phát triển Biển Đông. Trung Quốc coi khống chế được Biển Đông tức là khống chế được cả vùng Đông Nam Á và con đường giao lưu huyết mạch từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương. Giành được vị thế ở Biển Đông sẽ giúp nước này giành được thế chủ động để vươn ra các vùng biển khác, đồng thời giúp Trung Quốc tăng cường và mở rộng tầm ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực đối với các nước trong khu vực.

Malcolm Cook and Ian Storey (2019), The Trump Administration and

Southeast Asia: The Hanoi Summit and US Policy in Southeast Asia (Chính quyền

Trump và Đơng Nam Á: Hội nghị Hà Nội và chính sách của Mỹ ở Đơng Nam Á) [68]. Trong bài viết này, các tác giả đã phân tích những nội dung cơ bản về chiến lược chính sách của chính quyền Trump đối với khu vực Đơng Nam Á, trong đó nhấn mạnh tới Việt Nam, đặc biệt là sau khi Việt Nam tổ chức cuộc gặp gỡ giữa tổng thống Trump và chủ tịch Kim (Triều Tiên) tại Hà Nội. Đối với vấn đề biển Đông, các tác giả cho rằng Mỹ sẽ ngày càng tăng cường sự hiện diện của mình ở

khu vực này. Mỹ khơng chỉ muốn ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc trên biển Đơng mà cịn bị thu hút bởi những lợi ích kinh tế to lớn từ khu vực địa chính trị này. Mỹ chủ trương tăng cường mối quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam, đồng thời yêu cầu Trung Quốc dừng thái độ bắt nạt các nước Đông Nam Á ở khu vực biển Đơng.

+ Cơng trình ở trong nước:

Vũ Văn Phái, Biển và phát triển kinh tế biển Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và

tương lai [35]. Tác giả trình bày rõ nét về quá trình hình thành và phát triển của

kinh tế biển Việt Nam gắn với việc bảo vệ an ninh chủ quyền quốc gia qua các giai đoạn lịch sử. Tác giả nêu lên những thế mạnh của kinh tế biển Việt Nam, bao gồm các nguồn tài nguyên thiên nhiên và khống sản cũng như vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương quốc tế, đồng thời phân tích những khó khăn, hạn chế trong việc phát triển bền vững kinh tế biển gắn với việc bảo vệ chủ quyền.

Quốc Toản, Mạnh Dũng với bài ''Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia'' [51]. Các tác giả cho rằng xây dựng các khu kinh tế - quốc phịng trên các địa bàn có vị trí chiến lược tại các vùng biên giới trên bộ đã khó khăn, phức tạp, nhưng triển khai xây dựng trên biển, đảo càng khó khăn, phức tạp hơn nhiều. Đây là mơ hình mới, phức tạp cả về địa lý, ngành nghề và nhiệm vụ. Vì vậy, trước hết phải có sự nghiên cứu về tổng thể, trên cơ sở đó triển khai xây dựng từng bước. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự quan tâm, phối hợp của các cấp, các ngành trong và ngoài quân đội, nhiệm vụ xây dựng khu kinh tế - quốc phòng trên biển, đảo nhất định sẽ đạt mục tiêu đề ra; góp phần phát triển KT-XH, tăng cường tiềm lực và thế trận quốc phịng tồn dân, thế trận an ninh nhân dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.

Nguyễn Thị Thơm với bài viết ''Phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo'' [45]. Với yêu cầu phát triển kinh tế biển song song với bảo vệ QP, AN, tác giả cho rằng việc nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân là việc làm đầu tiên và quan trọng nhất, tiếp đến là việc xây dựng lên các khung khổ pháp lý về khai thác và phát triển kinh tế biển cũng như xây dựng các cơ chế quản lý nhà nước đối với ngành này. Bên cạnh đó, cần tăng cường hợp tác quốc tế, phát triển nhân lực và đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở ngành kinh tế biển.

Lê Quý Quỳnh, Trần Thị Phương Thảo với bài ''Phát triển kinh tế biển kết hợp với bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam'' [37, tr.58-64]. Các tác giả nhận định rõ tầm quan trọng của phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước đồng thời đưa ra một số giải pháp để vừa phát triển kinh tế, vừa đảm bảo an ninh quốc phịng quốc gia như ln ln chú trọng nâng cao nhận thức về xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo; phải có sự kết hợp chặt chẽ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế trên các đảo với xây dựng cơng trình QP, AN; xây dựng các huyện đảo thành các khu vực phòng thủ địa phương; đẩy mạnh dân sự hoá các đảo và phát triển một số ngành mũi nhọn kết hợp với nhiệm vụ bảo vệ các vùng biển, đảo xa bờ.

Nguyễn Tuấn Dũng với bài viết ''Phát triển kinh tế du lịch biển - đảo gắn với bảo đảm QP, AN trong bối cảnh hội nhập hiện nay'' [20, tr.20-27]. Trước diễn biến phức tạp của tình hình biển Đơng, tác giả cho rằng chúng ta phải đặt ra mục tiêu gắn phát triển kinh tế du lịch biển (KTDLB) - đảo với bảo đảm QP, AN. Trên thực tế, việc gắn kết 2 lĩnh vực này đã được thực hiện và thu được một số kết quả khả quan; tuy nhiên, ở một số nơi, một số thời điểm hiệu quả của sự gắn kết này còn hạn chế. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển KTDLB - đảo với bảo đảm QP, AN trong bối cảnh hội nhập ở Việt Nam, cụ thể như tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cho các nhà quản lý, doanh nghiệp kinh doanh du lịch và người dân về sự cần thiết gắn phát triển KTDLB - đảo với bảo đảm QP, AN trong bối cảnh hội nhập; Tăng cường đầu tư cho phát triển KTDLB - đảo để khẳng định chủ quyền trên biển và các đảo, quần đảo; Tăng cường phối hợp giữa ngành Du lịch với Quân đội và Công an trong phát triển KTDLB - đảo; Hoàn thiện cơ chế quản lý phát triển KTDLB - đảo gắn với bảo đảm QP, AN trong bối cảnh hội nhập; Xây dựng mơi trường hồn bình, thân thiện và an toàn, bảo đảm vững chắc về QP, AN, ổn định trật tự, an toàn xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho KTDLB - đảo phát triển.

Trần Đơn với bài viết ''Kết hợp kinh tế với quốc phòng, tạo lập thế trận phòng thủ vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo'' [26]. Tác giả phân tích vai trị quan trọng của kinh tế biển với an ninh, quốc phòng và chỉ ra một số điểm hạn chế trong phát triển kinh tế biển như: quy mô các ngành hoạt động về kinh tế biển của nước ta còn nhỏ bé và đang ở trình độ thấp, chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế

biển của đất nước. Tác giả cho rằng nếu đem so với các nước trên thế giới và khu vực thì Việt Nam cịn chậm phát triển về nhiều mặt; giá trị gia tăng thu được từ hoạt động kinh tế biển đều ở mức thấp hoặc rất thấp… Từ đó tác giả đưa ra các nhóm giải pháp như: Một là, thực hiện quy hoạch thống nhất kết hợp kinh tế với QP, AN trên các vùng biển, đảo và tuyến biển gần bờ. Hai là, ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế biển, thực hiện có hiệu quả chiến lược kết hợp kinh tế với QP, AN trên các vùng ven biển, hải đảo. Ba là, kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với QP, AN, thúc đẩy nhanh quá trình dân sự hoá trên biển với xây dựng thế trận QP, AN vững mạnh, đủ khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Bốn là, trang thiết bị kỹ thuật - hậu cần phục vụ cho phát triển kinh tế kết hợp với QP, AN phải phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa bàn các vùng biển, đảo. Năm là, nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức đảng và chính quyền ở các huyện đảo đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Nguyễn Quang Dy (2019) với bài viết ''Việt Nam có thể làm gì tại biển Đông" [21]. Tác giả cập nhật những diễn biến mới nhất về tình hình trên biển Đơng. Đó là việc hiện nay Trung Quốc ra sức chèn ép chúng ta trên biển thông qua việc cho các tàu chiến hạm của họ khiêu khích các tàu của chúng ta. Trung Quốc muốn gây sức ép để chúng ta phải quan hệ với họ, thay vì hướng quan hệ sang Mỹ khi Mỹ đang ngày càng gia tăng tiếng nói ở khu vực biển Đơng và có những tranh chấp căng thẳng về thương mại với Trung Quốc. Trong bối cảnh này, tác giả cho rằng Việt Nam đang đứng trước thời cơ để phát triển kinh tế biển. Đó là cơ hội nâng cấp quan hệ với Mỹ lên đối tác chiến lược, đồng thời tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện với các cường quốc khác trên thế giới, tức là cơ hội để phát triển giao thương, thương mại trên biển Đông với nhiều đối tác lớn khi mà Trung Quốc còn đang phải lay hoay trong chiến tranh thương mại với Mỹ.

Một phần của tài liệu Luan an _ Nguyen Thi Anh Thi (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w