Nẵng Vị trí địa lý
Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Đà Nẵng cách Thủ đơ Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam, cách thành phố Huế 108 km về hướng Tây Bắc. Đà Nẵng còn là trung điểm của 3 di sản văn hố thế giới nổi tiếng là Cố đơ Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Trong phạm vi khu vực và quốc tế, Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế trọng yếu, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển kinh tế biển nhanh chóng và bền vững.
Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 128.543,09 km2, trong đó huyện đảo Hồng Sa là 30.500 km2. Về hành chính thành phố có 06 quận là Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ; 02 huyện là huyện Hoà Vang và huyện đảo Hồng Sa với tổng diện tích trên đất liền là 94.261km2.
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700m -1.500m, độ dốc lớn (>40%), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ mơi trường sinh thái của thành phố. Hệ thống sơng ngịi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc và tỉnh Quảng Nam. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.
Điều kiện khí hậu
Khí hậu của Đà Nẵng khắc nghiệt, mùa mưa và mùa khô phân biệt rõ rệt và đến muộn hơn các tỉnh phía Bắc 2 tháng. Mùa khơ hạn kéo dài trong 6 tháng gây nên tình trạng hạn hán nghiêm trọng, mức nước các dịng sơng xuống thấp, nước mặn xâm nhập sâu vào các dịng sơng, ảnh hưởng lớn đến vị trí lấy nước cấp cho thành phố. Do vị trí địa lý và đặc điểm địa hình thành phố, phía Bắc có đèo Hải Vân chắn nên Đà Nẵng ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc, chế độ nhiệt ít chênh lệch giữa mùa hè và mùa đông, ở mức khoảng 3-5C.
Tài nguyên đất
Diện tích đất tự nhiên của thành phố là 128.543 ha (trong đó diện tích phần đất liền là 98.043 ha, phần diện tích quần đảo Hồng Sa là 30.500 ha), bao gồm đủ các nhóm đất như: đất cồn cát và đất biển (chiếm 10% diện tích), đất phù sa (chiếm 9,78%); đất phèn mặn (chiếm khoảng 2%); đất dốc tụ (chiếm khoảng 1,8%); đất đỏ vàng (chiếm 56,1%). Trong đó quan trọng là nhóm đất phù sa ở vùng đồng bằng ven biển thích hợp với thâm canh lúa, trồng rau và hoa quả ven đô; đất đỏ vàng ở vùng đồi núi thích hợp với các loại cây cơng nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn ni gia súc và có kết cấu vững chắc thuận lợi cho việc bố trí các cơ sở cơng trình hạ tầng kỹ thuật [5].
Tài nguyên nước
Tài nguyên nước mặt của Đà Nẵng khá phong phú. Trên địa bàn thành phố có 2 hệ thống sơng chính là hệ thống sơng Hàn (chiều dài khoảng 204 km, lưu vực khoảng 5.180 km2 và hệ thống sông Cu Đê (chiều dài khoảng 38 km, lưu vực khoảng 426 km2). Tổng lượng nước mặt trung bình hằng năm của thành phố khoảng 8,3 tỷ m3, trong đó hệ thống sơng Hàn khoảng 7,6 tỷ m3, sơng Cu Đê khoảng 0,7 tỷ m3. Đây là hai nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất của thành phố với tổng lượng nước mặt khai thác hằng năm vào khoảng 150 triệu m3. Nguồn tài nguyên nước mặt phục vụ cho các hoạt động nông nghiệp của thành phố chủ yếu ở các hạ lưu sông Vu Gia, Tuý Loan và Cu Đê. Ngồi ra, Đà Nẵng hiện có 51 hồ đầm nằm rải rác trên địa bàn các quận, huyện, với tổng diện tích mặt nước khoảng 1,8 triệu m2, dung tích chứa nước tối đa khoảng 6,1 triệu m3. Nguồn nước suối ở Đà Nẵng phân bố chủ yếu ở hai khu vực là Bán đảo Sơn Trà, Bà Nà-Núi Chúa và Sông Nam - sông Bắc. Các suối lớn gồm: suối Đá, suối Heo ở bán đảo Sơn Trà và suối Lương thuộc núi Bạch Mã (quận Liên Chiểu) cũng là những
nguồn cung cấp nước ngọt quan trọng cho thành phố thông qua Trạm cấp nước Sơn Trà (khoảng 4.000 m3/ngày đêm) và Nhà máy nước Hải Vân (5.000 m3 /ngày đêm). Nguồn nước ngầm của Đà Nẵng đa dạng, phức tạp, có dấu hiệu nhiễm mặn theo sườn và chiều sâu. Các địa điểm có thể khai thác nước ngầm là nguồn nước ngầm tệp đá vơi ở Hồ Hải, Hồ Q, chiều sâu tầng chứa từ 50-60m, có thể cung cấp từ 5.000 - 10.000 m3 /ngày đêm cho khu vực Non Nước; khu vực Hồ Khánh có chiều sâu tầng chứa 30-90 m, có thể cung cấp 10.000 m3 /ngày đêm cho các Khu Cơng nghiệp Hồ Khánh và Liên Chiểu. Ngồi ra cịn một số điểm khác đang được thăm dò [9].
Tài nguyên biển
Đà Nẵng có bờ biển dài 92 km, có bán đảo và vùng lãnh hải thềm lục địa với độ sâu 200m, với ngư trường rộng trên 15.000 km2,có các động vật biển phong phú trên 266 giống lồi, trong đó có 16 lồi có giá trị kinh tế cao; tổng trữ lượng hải sản các loại khoảng trên 1 triệu tấn, khả năng khai thác đạt 150-200 ngàn tấn/năm. Đây là một trong những lợi thế của Đà Nẵng để phát triển ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản. Đà Nẵng nằm trên các tuyến đường biển quốc tế, có vịnh nước sâu với cửa biển Liên Chiểu, Tiên Sa nên rất thuận lợi cho việc giao thông đường thuỷ, xây dựng cảng lớn và một số cảng chun dụng khác. Ngồi ra, Vịnh Đà Nẵng cịn là nơi trú đậu tránh bão của các tàu cơng suất lớn. Bên cạnh đó, Đà Nẵng cịn sở hữu nhiều bãi tắm đẹp như: Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô… và nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Đặc biệt cịn có bán đảo Sơn Trà với cung đường biển bao quanh tuyệt đẹp. Nhìn chung, là một thành phố ven biển, Đà Nẵng có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế biển nói chung và các ngành cơng nghiệp khai thác lợi thế biển như: chế biến thuỷ sản, đóng tàu, các ngành công nghiệp hướng vào xuất khẩu…
Tài nguyên rừng
Đà Nẵng hiện có 54.863,3 ha đất có rừng, tập trung chủ yếu ở phía Tây và Tây Bắc thành phố, gồm 41.579,3 ha rừng tự nhiên và 13.285 ha rừng trồng. Tỷ lệ che phủ rừng đến cuối năm 2014 đạt 40,8%. Tổng trữ lượng gỗ ước tính khoảng 5,1 triệu m3.Theo Quy hoạch sử dụng rừng và đất lâm nghiệp thành phố đến năm 2020, 3 loại rừng được quy hoạch với tổng diện tích đất lâm nghiệp là 57.195,5 ha, gồm 31.116,7 ha rừng đặc dụng, 8.693,8 ha rừng phòng hộ và 17.385 ha rừng sản xuất, ngồi ra cịn có 2.729,9 ha rừng tự nhiên và rừng trồng đất ngoài quy hoạch lâm nghiệp. Quy hoạch rừng sản xuất của thành phố bao gồm các khu rừng trồng nguyên liệu giấy và một số ít diện tích rừng tự nhiên vùng đầu nguồn được khoanh
nuôi xúc tiến tái sinh rừng, phân bổ chủ yếu trên địa bàn huyện Hịa Vang, quận ni Chiểu và quận Cẩm Lệ. Dự báo đến năm 2020 sản lượng gỗ rừng trồng đạt 338.800 m3, sản lượng tre, nứa khai thác đạt 2.000 tấn. Nhìn chung, nguồn lâm sản có thể khai thác hằng năm của Đà Nẵng không nhiều, diện tích quy hoạch đất rừng trồng hạn chế [59].