ninh
Phát triển kinh tế hàng hải có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH của nước ta, góp phần quan trọng trong việc củng cố, giữ vững QP, AN trên biển, vùng biển. Kinh tế hàng hải là ngành kinh tế đa dạng gồm các lĩnh vực: cơng nghiệp đóng tàu, vận tải biển, cảng biển và dịch vụ (lơgicstic)... có mối quan hệ trực tiếp và mật thiết với các hoạt động đảm bảo QP, AN vì hàng hải là ngành có tính quốc tế hố cao, với nhiều hoạt động phức tạp liên quan đến con người, tàu thuyền, cảng biển, hàng hố, mơi trường cả trong nước và quốc tế. Ngày nay, xu hướng phát triển vận tải biển tăng rất nhanh cả trên thế giới và khu vực do lợi ích kinh tế của ngành đem lại. Tuy nhiên kéo theo đó, mặt trái trong kinh tế hàng hải cũng có điều kiện phát sinh rất phức tạp như buôn lậu, vận chuyển hàng cấm, hàng giả, cướp biển, lợi dụng ranh giới biển để gây hấn, tranh chấp chủ quyền; khai thác trái phép... Ngoài ra, tranh chấp hàng hải là tranh chấp thường xuyên nhất do liên quan đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Do đó, phát triển kinh tế hàng hải trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN là nội dung đặc biệt quan trọng. Phải xây dựng một hệ thống kết cấu hạ tầng hàng hải tiên tiến, vững chắc. Cần áp dụng các chính sách khuyến khích, thu hút nguồn vốn ngồi ngân sách; đẩy mạnh xã hội hố đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải, đặc biệt là theo hình thức hợp tác cơng - tư (PPP), lựa chọn các dự án trọng điểm cần ưu tiên để thực hiện nhằm tạo bước đột phá về huy động nguồn vốn; xây dựng đề xuất cơ chế, chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp khi tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng hàng hải đối với những dự án đặc biệt quan trọng, dự án đặc thù, kết hợp bảo đảm QP, AN và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Đối với lực lượng đảm bảo QP, AN chuyên trách phải được đầu tư cơ bản từ nguồn lực con người và trang thiết bị hiện đại đủ về số lượng, mạnh về chất lượng có khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.