Thực hiện phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN là nhiệm vụ có nhiều nội dung, giải quyết các mối quan hệ đặt ra, q trình tiến hành thực hiện sẽ khó tránh khỏi những bất cập hay tồn tại, hạn chế. Đối với thành phố Đà Nẵng hiện nay, những tồn tại, yếu kém.
Những tồn tại khi thực hiện phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN
Một là, tồn tại mâu thuẫn về lợi ích giữa các chủ thể kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN.
Kinh tế biển là một lĩnh vực đa ngành với giá trị kinh tế vơ cùng lớn. Trong khi đó với vị trí vơ cùng thuận lợi là nơi tiếp giáp biển Đông và nơi giao thương tấp nập của khu vực cũng như cả nước, thành phố Đà Nẵng không tránh khỏi những mâu thuẫn lợi ích giữa các chủ thể tham gia phát triển kinh tế biển. Cơ cấu các chủ thể tham gia phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo QP, AN ở thành phố Đà Nẵng bao gồm:
- Các cơ quan QLNN về các lĩnh vực kinh tế biển của thành phố Đà Nẵng - Các cơ quan chuyên trách và các lực lượng đảm bảo an ninh trật tự trong quá trình phát triển kinh tế biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Các doanh nghiệp kinh tế biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Người dân lao động và sinh sống ở các vùng biển, đảo, ven biển Đà Nẵng - Người lao động trong lĩnh vực kinh tế biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - Các chủ thể khác có liên quan tới phát triển kinh tế biển (Các tổ chức đồn thể vì cộng đồng, các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ, nhà đầu tư…).
Vì mỗi chủ thể theo đuổi một mục đích khác nhau và có lợi ích riêng, do đó quan hệ giữa các chủ thể là quan hệ vừa hỗ trợ, liên kết, hợp tác vừa cạnh tranh và phát sinh mâu thuẫn, tạo nên các mối quan hệ phức tạp. Nếu như các cơ quan QLNN về các lĩnh vực kinh tế biển theo đuổi mục tiêu quản lý sao cho vừa phát triển kinh tế biển nhưng vừa phải đảm bảo QP, AN, ổn định chính trị xã hội và khơng gây ảnh hưởng mơi trường… thì các doanh nghiệp lại theo đuổi mục tiêu về lợi nhuận, đơi khi cố tình phớt lờ tới hoạt động bảo vệ QP, AN. Còn người lao động thì theo đuổi mục tiêu kiếm sống bất chấp những quy định của nhà nước… Hay các nhà hoạt động vì mơi trường muốn bảo vệ mơi trường biển, cịn các doanh nghiệp thì muốn khai thác càng nhiều càng tốt các nguồn thuỷ hải sản, bất chấp những tác động xấu cho mơi trường. Mặc dù đã có những quy định về mặt luật pháp nhằm hạn chế tối đa những xung đột lợi ích giữa các chủ thể và cũng là căn cứ để giải quyết các xung đột, mâu thuẫn song trên thực tế thì những xung đột lợi ích vẫn như những con sóng ngầm âm ỉ chảy khơng dễ dàng để dung hồ được. Nếu khơng có giải pháp hài hồ lợi ích cho các đối tượng này thì nguy cơ mất an tồn, trật tự, thậm chí QP, AN và chủ quyển biển đảo bị xâm phạm rất dễ xảy ra. Nó là cơ sở để các thế lực thù địch lợi dụng để chọc phá, gây mất đoàn kết trong nhân dân, gây ra các diễn biến hồ bình để chống phá đất nước ta.
Hai là, công tác quy hoạch kết cấu hạ tầng để phát triển kinh tế biển còn đơn điệu theo phân ngành, thiếu tầm chiến lược tổng thể. Chất lượng hệ thống kết cấu hạ tầng hiện có đang bị xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới
Như đã trình bày ở phần thực trạng phát triển các ngành kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN, tình trạng các cơng trình hạ tầng kỹ thuật của các ngành kinh tế biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cịn chưa đồng bộ, tính lưỡng dụng kém chủ yếu thiên về khai thác hiệu quả kinh tế là khá phổ biến. Mức độ đáp
ứng các yêu cầu về đảm bảo QP, AN chưa tương xứng, thậm chí có phân ngành mang tính đối phó trước những quy định bắt buộc...
Kết cấu hạ tầng đóng vai trị rất quan trọng đối với q trình phát triển kinh tế biển và củng cố QP, AN. Thực chất thành phố Đà Nẵng nhận thức rất rõ về tầm quan trọng của việc xây dựng và từng bước hiện đai hoá kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật cho phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN. Tuy nhiên, quá trình thực hiện khơng dễ dàng mà địi hỏi rất nhiều nhân lực, vật lực cùng các giải pháp đồng bộ. Thực tế triển khai, quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ các ngành kinh tế biển vẫn chỉ chú trọng lợi ích kinh tế trước mắt mà chưa quan tâm đến tính "lưỡng dụng" của các cơng trình; nhiều dự án, kế hoạch thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế biển cho thành phố Đà Nẵng vẫn coi nhẹ hoặc khơng tính tốn cẩn thận đến mục tiêu QP, AN. Chẳng hạn như việc vẫn cấp phép xây dựng những khu du lịch, nghỉ dưỡng, khách sạn cao tầng ven biển… tại những vị trí đắc địa, trên những điểm cao chiến lược có tầm bao quát lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thế trận QP, AN. Thông qua con đường du lịch, các hoạt động truyền đạo trái phép, kích động nhân dân địa phương ven biển, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện Chiến lược "Diễn biến hồ bình" của thế lực thù địch vẫn xảy ra; cịn để mất an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội ở một số khu du lịch. Về nguồn lực tài chính, thu hút đầu tư cho các ngành kinh tế biển vẫn chủ yếu chú trọng tới lợi ích kinh tế thay vì xem trọng tới vấn đề QP, AN. Đây là một kẽ hở mà thế những thế lực ngầm chống phá chính quyền có thể lợi dụng vào đó để âm mưu những hoạt động khó lường.
Cơng tác quy hoạch kết cấu hạ tầng cũng chưa có tính thống nhất mà chủ yếu quy hoạch theo từng phân ngành, mà chưa có tính bao qt tổng thể, tính liên thơng, phối hợp kém... Những điều này dẫn đến hệ quả là phát triển kinh tế biển trên địa bàn thành phố chưa thể phát huy hết khả năng, đồng thời cũng gây ra những hạn chế nhất định đối với vấn đề đảm bảo QP, AN trên biển vì khơng có đủ trang thiết bị, cơ sở để ứng phó sự cố khi cần.
Thành phố Đà Nẵng có kết cấu hạ tầng biển cịn chưa đồng bộ, thiếu cơ sở hạ tầng lớn, hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo QP, AN. Kết cấu hạ tầng ven biển được đầu tư phát triển tương đối nhiều nhưng dàn trải, thiếu cơ sở hạ tầng lớn, hiện đại, vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế (cảng biển, trung tâm logistics...) để tạo đột phá mạnh cho phát triển kinh tế biển ở tầm quốc
gia, khu vực. Việc xây dựng kết cấu hạ tầng cho phát triển kinh tế biển sức cạnh tranh cao trong khu vực còn chậm, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư. Hệ thống cảng biển được xây dựng mở rộng nhanh nhưng còn thiếu đồng bộ với nâng cấp hạ tầng giao thông để kết nối thuận tiện cảng với đường bộ quốc gia, với các trung tâm kinh tế khác trong cả nước. Chẳng hạn như theo quy hoạch, trên tuyến đường ven biển Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp và Trường Sa có 37 dự án đã được giao đất và cho thuê đất để thực hiện các cơng trình, dự án khách sạn, resort cao cấp. Hiện nay đã có 19 dự án đã đưa vào hoạt động, 5 dự án đang triển khai và 13 dự án đã được bàn giao đất nhưng triển khai dự án chậm tiến độ và chưa triển khai. Phần lớn diện tích đất ven biển Đà Nẵng được quy hoạch dành cho phát triển kinh tế, khai thác dịch vụ du lịch. Tuy nhiên việc quản lý sau quy hoạch không đúng với mục tiêu quy hoạch ban đầu là một điều bất cập hiện nay. Đó là sự thiếu nhất qn trong cơng tác quản lý quy hoạch chi tiết nhất là đối với mật độ xây dựng. Có dự án áp dụng quy định mật độ xây dựng khơng q 20%, nhưng có dự án lại là khơng q 25%, đặc biệt có dự án mật độ xây dựng trên 40%. Chính vì lý do đó dẫn đến hầu hết các dự án chỉ chú trọng hiệu quả khai thác về mặt kinh tế, giải pháp quy hoạch chi tiết chỉ gói gọn trong phạm vi ranh giới của dự án, thiếu tính kết nối tổng thể. Nhiều dự án tuy vẫn đảm bảo về mật độ xây dựng nhưng hệ số sử dụng đất là quá cao thơng qua hình thức xây dựng nhiều khối nhà khách sạn, condotel cao tầng, làm tăng mật độ cư trú và tạo áp lực rất lớn về mặt hạ tầng kỹ thuật cho đơ thị, có nguy cơ hình thành các khu ở tại khu vực ven biển này. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nói chung và kinh tế biển nói riêng mà còn ảnh hưởng tới cả trật tự, an ninh vùng ven biển, dễ trở thành nơi cho các thế lực thù địch, phá hoại lợi dụng để chống phá. Hay việc dự báo và định hướng trong quy hoạch sử dụng đất đai, phát triển không gian tại khu vực ven biển chưa theo kịp với thực tiễn. Quy hoạch xây dựng khu vực ven biển chưa được triển khai đồng bộ theo các cấp độ từ quy hoạch chung đến quy hoạch chi tiết, chưa xây dựng được quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đặc thù cho khu vực ven biển, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng không gian, kiến trúc cảnh quan khu vực ven biển cũng như đời sống người dân và an ninh, trật tự các vùng ven biển. Nhìn chung, việc quy hoạch phát triển kinh tế biển gắn với công tác đảm bảo QP, AN chưa thực sự được quan tâm đúng mức.
Những yếu kém khi thực hiện phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN
Thứ nhất, chất lượng nhân lực ở các phân ngành kinh tế biển không đều, nhân lực chất lượng cao chủ yếu trong ngành hàng hải, nhân lực ngành du lịch chưa đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nhanh của thành phố.
Thực tiễn nghiên cứu đã chỉ ra, về cơ bản nguồn nhân lực trong các phân ngành kinh tế biển của thành phố đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển nhanh và đòi hỏi tiếp cận công nghệ hiện đại trong các phân ngành kinh tế biển hiện nay của Đà Nẵng thì chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển đang thể hiện sự lạc hậu tương đối. Điều đó càng khó khăn hơn khi thực hiện và triển khai các nhiệm vụ đảm bảo QP, AN trong tình hình mới với nhiều diễn biến phức tạp khó lường.
Những năm qua nhân lực trong các phân ngành kinh tế biển của thành phố không được đào tạo đầy đủ, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Nhân lực kinh tế biển rất đa dạng, ở một số phân ngành ngoài nhân lực của địa phương còn tuyển dụng từ nơi khác và cả nhân lực nước ngoài. Ở từng ngành kinh tế biển khác nhau sẽ đòi hỏi số lượng và chất lượng nguồn nhân lực khác nhau, sao cho phù hợp với từng ngành. Trong khi chất lượng nguồn nhân lực tại Cảng Đà Nẵng khá cao thì nhân lực ngành khai thác, ni trồng và chế biến thuỷ hải sản lại rất thấp. Đặc biệt, với ngư dân đánh bắt xa bờ chủ yếu có sức khoẻ và kinh nghiệm nhưng thiếu trình độ văn hố, thậm chí nhiều ngư dân khơng biết chữ... Trong q trình lao động sản xuất gắn với mối quan hệ về đảm bảo QP, AN, trình độ lao động thấp sẽ làm giảm sức cạnh tranh, đồng thời nhận thức đối với các vấn đề về bảo vệ chủ quyền quốc gia thường khơng cao, gây khó khăn cho cơng tác tuyên truyền về bảo vệ biển đảo. Về nguồn lực con người thì về cơ bản vẫn chưa theo kịp với yêu cầu phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN. Nhận thức của một bộ phận lực lượng lao động trong bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia cịn hạn chế, mơ hồ. Họ khơng xem trọng lợi ích, chủ quyền quốc gia về biển đảo mà chỉ chú trọng kiếm kế mưu sinh. Một phần cũng do công tác tuyên truyền về chủ quyền biển đảo cịn hạn chế, giáo điều, lý thuyết khơ khan. Về phía các doanh nghiệp kinh tế biển trên địa bàn thành phố, mặc dù nhiều doanh nghiệp cũng nhận thức rất rõ về chủ quyền quốc gia trên biển, tuy nhiên, vì lợi ích kinh tế, họ vẫn sẵn sàng xem nhẹ vấn đề QP, AN trong quá trình kinh doanh sản xuất.
Thứ hai, những bất cập trong hoạt động khai thác thuỷ hải sản của ngư dân ven biển.
Tình trạng ngư dân vi phạm vùng lãnh hải đang tranh chấp, vùng cấm bị bắt giữ phương tiện khi đánh bắt xa bờ có xu hướng tăng gây ra những xung đột, căng thẳng trên biển và ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh thuỷ hải sản. Bên cạnh đó cịn là vấn đề về ơ nhiễm mơi trường. Do trình độ ngư dân cịn thấp, một mặt vẫn sử dụng các phương tiện đánh bắt hủy diệt phá hoại mơi trường sống của các lồi thủy sinh. Mặt khác, không biết sử dụng các phương tiện, thiết bị hiện đại trong quá trình đánh bắt hải sản, cộng với ý thức kém dẫn đến việc khai thác biển một cách ô nhiễm, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường biển cũng như an toàn trên biển, ảnh hưởng tới hoạt động khai thác biển về sau này.