Khối lượng tới hạn và tính khả thi của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu bao-cao-canh-tranh-trong-linh-vuc-kinh-doanh-tren-nen-tang-da-dien_81456195 (Trang 52 - 54)

4.3 .Một số hướng dẫn thực tiễn

5. Thực thi pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh trên nền tảng đa diện

5.1. Khối lượng tới hạn và tính khả thi của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp đa diện đều cố gắng sử dụng các phương pháp loại trừ để ngăn cản việc xâm nhập vào doanh nghiệp. Để hiểu tại sao, chúng tôi giới thiệu khái niệm về khối lượng tới hạn và vai trị của nó trong việc vận hành một doanh nghiệp

kinh doanh được phát triển bởi Evans (2010)34 và Evans & Schmalensee (2010)35. Hãy xem xét trao đổi B2B mới cho một nhóm hàng hóa khơng đồng nhất cụ thể. Để cung cấp giá trị cho người mua, phải có người bán và để có giá trị cho người bán, phải có người mua. Và để tồn tại phải có đủ cả hai đối tượng đó, vì khả năng người mua hoặc người bán tìm kiếm một giao dịch chung có lợi sẽ làm tăng số lượng các đối tác giao dịch tiềm năng.

Điều này dẫn đến một vấn đề phổ biến trong môi trường giao dịch, đó là tính thanh khoản. Một giao dịch chỉ có thể thực hiện được nếu có đủ số lượng chào giá và yêu cầu giao dịch, và do đó cả nhà cung cấp thanh khoản và người thanh khoản phải chịu chi phí phát sinh trên sàn giao dịch. Nếu có q ít thanh khoản, người mua và người bán sẽ khơng đến với doanh nghiệp này. Nếu có đủ thanh khoản, nhiều người mua và người bán sẽ đến, doanh nghiệp sẽ phát triển và sẽ hấp dẫn các chuyên gia thị trường và các nhà cung cấp thanh khoản khác. Nhưng nếu khơng có đủ người mua và người bán, thị trường sẽ khơng hấp dẫn đối với các nhà cung cấp thanh khoản. Khối lượng tới hạn đề cập đến mức độ tối thiểu của nhu cầu mà doanh nghiệp phải có trên các lĩnh vực khác nhau của doanh nghiệp đó. Khi doanh nghiệp đạt đến khối lượng tới hạn này thì sẽ khả thi và sẽ có vị trí để phát triển hơn nữa thơng qua các hiệu ứng phản hồi tích cực. Doanh nghiệp khơng đạt đến cấp độ này là không khả thi. Trong một số ngành công nghiệp, mức độ khối lượng tới hạn có thể đại diện cho một phần nhỏ của thị trường tổng thể. Ví dụ, Discover có vẻ là một hệ thống thẻ thanh toán khả thi ở Hoa Kỳ, mặc dù nó chỉ chiếm khoảng 3,2% khối lượng giao dịch.

Khi doanh nghiệp mới được hình thành, tất nhiên họ chưa có khách hàng ở bên này hay bên kia. Thách thức đối với một doanh nghiệp mới là đạt được khối lượng tới hạn. Trong một số trường hợp, đó là một q trình tuần tự tăng cường nhu cầu của một bên và sau đó là thu hút ở phía bên kia, có lẽ theo cách thức của các chiến lược

34Evans, David S. (2010), The Web Economy, Two-Sided Markets, and Competition Policy, Concurrences Competition Laws Journal, 2010(2).

35

Evans, David S. and Richard Schmalensee (2010), Failure to Launch: Critical Mass in

giá “phân chia và chinh phục” được thảo luận bởi Jullien (2011)36. Ví dụ: một tài sản truyền thơng có thể đầu tư vào việc gây dựng khán giả và khi có đủ người thì làm cho họ trở thành đối tượng cho nhà quảng cáo. Trong các trường hợp khác, doanh nghiệp phải có khách hàng từ cả hai phía tham gia ngày từ lúc đầu để có giá trị, chẳng hạn như cơng ty cung cấp dịch vụ hẹn hị. Trong trường hợp này, các công ty khởi nghiệp thường khuyến khích những khách hàng sớm ở cả hai bên sẵn sàng tham gia doanh nghiệp với kỳ vọng rằng nó sẽ đạt tới khối lượng tới hạn.

Các chiến lược ngăn chặn doanh nghiệp mới đạt khối lượng tới hạn hoặc ép các doanh nghiệp xuống dưới khối lượng tới hạn nhằm mục đích loại trừ đối thủ cạnh tranh và bảo toàn thị trường. Phạm vi chiến thuật loại trừ thơng thường có thể được sử dụng, bao gồm cả tính độc quyền, ràng buộc và đóng gói, và định giá trước. Để những thực hành này thành công, chúng sẽ cần có hiệu quả chống lại các chiến lược “phân chia và chinh phục” và các chiến lược xâm nhập thị trường để cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

Sự tồn tại của các nhu cầu độc lập cũng giải thích tại sao những chiến lược này có thể làm tăng phúc lợi của người tiêu dùng, ngay cả khi những nhu cầu này khơng hề được khuyến khích thâm nhập vào thị trường. Nếu chúng ta bỏ qua những ảnh hưởng của tắc nghẽn, khi có những hiệu ứng phản hồi tích cực giữa các bên của doanh nghiệp, sự gia tăng nhu cầu ở mỗi bên làm tăng giá trị mà doanh nghiệp có thể cung cấp tổng thể. Do đó, các chiến thuật như yêu cầu khách hàng củng cố nhu cầu của họ trên doanh nghiệp - ví dụ, quyền ưu tiên - có thể khơng chỉ mang lại lợi ích cho những khách hàng này, mà cịn cho khách hàng ở phía khác. Những giả thuyết này do đó làm tăng thặng dư người tiêu dùng.49 Khơng ngạc nhiên, phần cịn lại của tài liệu này cho thấy, các mơ hình lý thuyết về chiến lược loại trừ chỉ ra rằng các chiến lược này có thể làm tăng hoặc giảm hoặc gây ra một tác động khơng chắc chắn đến lợi ích người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu bao-cao-canh-tranh-trong-linh-vuc-kinh-doanh-tren-nen-tang-da-dien_81456195 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w