3 .Một số đặc điểm về cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh trên nền tảng đa diện
1. Kết luận
1.2. Về nguy cơ tiềm ẩn hành vi phản cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh trên nền
nền tảng đa diện
Căn cứ các phân tích trên đây, xem xét thực tiễn cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh nền tảng đa diện (hai mặt) trên thế giới và tại Việt Nam trong thời gian qua, có thể nhận diện một số khả năng và nguy cơ như sau:
Thứ nhất, tính xuyên biên giới của các nền tảng số như Airbnb, Facebook, Youtube, Grab, Uber,…nên các hành vi phản cạnh tranh (nếu có tiềm ẩn nguy cơ)
cũng sẽ mang tính chất xuyên biên giới. Trường hợp như Alibaba thâu tóm các trang mạng khác hay việc sáp nhập giữa Uber và Grab cũng đều là các giao dịch M&A mang tính chất xuyên biên giới và có tác động tới cạnh tranh trên thị trường của các nước có liên quan. Như vậy, thị trường Việt nam cũng đã và sẽ tiềm ẩn nguy cơ bị tác động bới các giao dịch/hành vi cạnh tranh xuyên biên giới theo hướng tạo áp lực cạnh tranh tới các doanh nghiệp trong nước cũng như gia tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường theo chiều hướng bất lợi cho các doanh nghiệp khơng có sức mạnh thị trường.
Thứ hai, các hành vi phản cạnh tranh có thể xuất hiện là việc nền tảng thường đưa ra mức giá thấp hơn, gây hạn chế cạnh tranh đối với doanh nghiệp kinh doanh truyền thống. Thêm vào đó, với tiềm lực tài chính và sức mạnh thị trường, các chiến dịch khuyến mại để kích thích cung –cầu thị trường cũng là một vấn đề khiến cho doanh nghiệp truyền thống chịu áp lực về cạnh tranh. Mơ hình truyền thống tăng tính cạnh tranh bằng cách tập trung vào tăng tính kinh tế vì quy mơ theo lượng cung (vì khi quy mơ lớn, chi phí sản xuất bình qn của một đơn vị sản phẩm sẽ giảm). Trong khi đó, mơ hình nền tảng muốn tăng trưởng thì phải phát triển dựa trên việc tạo ra hiệu ứng mạng hai chiều của thị trường (cả cung và cầu). Với trường hợp Uber, khách hàng thu hút người lái xe và người lái xe thu hút lại khách hàng. Airbnb cũng vậy: chủ nhà thu hút khách thuê nhà và khách thuê nhà thu hút chủ nhà. Vì thế, doanh nghiệp nền tảng phải dựa vào thuật tốn và đầu tư tài chính đáng kể để thúc đẩy sự kết nối hai chiều cung – cầu và kích thích sự tăng trưởng của thị trường.
Thứ ba, nguy cơ giảm cạnh tranh trên thị trường.
Thứ tư, về tập trung kinh tế, đây là một phương thức nhằm gia tăng sức mạnh thị trường, tối ưu hóa các nguồn lực và khai thác hiệu quả các yếu tố tích cực của hiệu ứng phối hợp, và đây cũng là môt xu hướng ngày càng gia tăng trong lĩnh vực kinh doanh nền tảng đa diện (hai mặt). Do đó, việc đánh giá dự báo tác động của các vụ tập trung kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh đa nền tảng (giữa các doanh nghiệp nền tảng đa diện với nhau hoặc giữa doanh nghiệp nền tảng đa diện với doanh nghiệp kinh doanh truyền thống ) sẽ phục vụ cho việc giảm thiểu nguy cơ tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường do các vụ M&A mang lại. Có 4 vấn đề lớn được đề cập khi đánh giá tác động của vụ việc TTKT, đó là: (i) Cơng cụ để xác định thị trường liên quan vẫn có thể sử dụng phép thử độc quyền giả định SSNIP test tiếp cận từ hai mặt của thị trường hoặc có thể sử dụng phân tích UPP trên cơ sở hiệu ứng gián tiếp; (ii) có thể một số vụ TTKT giữa các cơng ty nền tảng đa diện có thể dẫn đến giảm giá ở tất cả
các ngành có liên quan trên thị trường mà khơng xem là hành vi phản cạnh tranh (hiệu ứng tích cực); (iii) Cần đánh giá tác động của việc tập trung kinh tế đến người tiêu dùng (hoặc xã hội) trên cơ sở đánh giá giá trị của một sản phẩm/dịch vụ gắn liền với số người sử dụng chúng, số lượng người dùng tăng lên sẽ làm tăng giá trị dịch vụ với những người đang sử dụng dịch vụ. Và (iv) cần phải xem xét tác động từ các mặt của thị trường (một vụ TTKT có thể có lợi cho người tiêu dùng ở mặt này nhưng lại ảnh hưởng tiêu cực tới người tiêu dùng ở mặt kia của thị trường).