4.3 .Một số hướng dẫn thực tiễn
1. Khái niệm và một số lĩnh vực kinh doanh trên nền tảng đa diện tại Việt Nam
1.1. Dịch vụ du lịch và khách sạn
Đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch và khách sạn trên nền tảng đa diện, khách hàng sử dụng dịch vụ du lịch và khách sạn hàng có thể sử dụng dịch vụ du lịch và khách sạn thông qua các công ty trung gian như tripi, chudu24, mytour.vn,...
Theo thống kê tại Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2017, du lịch trực tuyến được coi là một trong lĩnh vực phát triển mạnh nhất của thương mại điện tử. Năm 2016, doanh thu du lịch trực tuyến toàn cầu đạt khoảng 565 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng là 13,8%. Trong đó, thị trường châu Á – Thái Bình Dương và Mỹ La Tinh là hai thị trường có nhu cầu tăng trưởng nhanh nhất. Tại Việt Nam, hiện có khoảng 10 trang thương mại điện tử chính đáp ứng khoảng 20% nhu cầu giao dịch về dịch vụ du lịch và khách sạn trực tuyến. Còn lại 80% thị phần khách du lịch ra và vào Việt Nam sử dụng dịch vụ du lịch và khách sạn trực tuyến của các doanh nghiệp nước ngồi như booking và agoda.
Ngun nhân chính mà các cơng ty cung cấp du lịch và khách sạn trực tuyến (online travel agents – OTAs) nước ngoài chiếm lĩnh thị phần cao hơn so với các doanh nghiệp trong nước là do họ có lợi thế về cơng nghệ, nguồn vốn hoạt động ban đầu để thiết lập mạng lưới từ phía các khách sạn, nhà hàng, cơng ty lữ hành, v.v. và từ phía khách hàng là người sử dụng dịch vụ cuối cùng. Hiện nay, Agoda và Booking là hai doanh nghiệp chiếm hơn 80% thị phần đặc phòng trực tuyến đối với khách Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngồi. Bên cạnh đó, trong hai năm trở lại đây, Airbnb cũng đang tăng dần thị phần với việc đã có khoảng 6.500 cơ sở khách sạn, nhà nghỉ tham gia mạng lưới.
Đối với mơ hình kinh doanh khách sạn trên nền tảng đa diện, các công ty cung cấp ứng dụng nền tảng thường là những doanh nghiệp, cá nhân khởi nghiệp (startup) kết nối khách hàng sử dụng dịch vụ thuê khách sạn, đi du lịch, thuê phòng trọ hoặc thuê nhà với hệ thống khách sạn, công ty lữ hành, các tổ chức hoặc cá nhân có thể đáp ứng nhu cầu cho thuê tại Việt Nam và nước ngoài. Với vai trò trung gian như vậy, các doanh nghiệp trung gia sẽ thu phí khoảng 3% giá trị phịng đối với bên cung cấp phòng khách sạn, và mức 6-12% đối với khách du lịch và đặt phòng nghỉ. Tuy nhiên, một đặc thù của lĩnh vực này đó là các trang đặt phịng khách sạn và du lịch thường đưa ra mức giá thấp hơn so với việc khách hàng đặt phòng trực tiếp đối với khách sạn.Trong một số trường hợp, với ứng dụng thiết kế đa nền tảng, các bên cung cấp – tiêu dùng có thể đóng nhiều vai trị trong những sự tương tác khác nhau. Ví dụ thơng qua kênh đặt phịng Airbnb, khách hàng vừa có thể là người th phịng và cũng có thể là người cho th phịng một cách linh hoạt tùy theo nhu cầu. Do đó, các hình thức kết nối này tạo ra hiệu ứng và hiệu quả cao trong việc kết nối cung cầu trên thị trường.
Phương thức thanh tốn chủ yếu của mơ hình này là thơng qua thanh tốn trực tuyến, thẻ tín dụng (dịch vụ thanh tốn tài chính trên nền tảng đa diện).
Bảng 1: Danh sách một số doanh nghiệp nước ngoàicung cấp dịch vụ khách sạn và du lịch trực tuyến tại Việt Nam
STT Website du lịch Quốc gia
1 trực tuyến
Booking.com Booking.com B.V. là công ty thành lập tại
2 Amsterdam, Hà Lan
Agoda.com Công ty được sáng lập cuối những năm 1990 dưới tên PlanetHoliday.com.
Năm 2005, PlanetHoliday.com và PrecisionReservations.com được sáp nhập dưới tên công ty Agoda Pte. Ltd.
Tháng 11/2007, Priceline.com (Hoa Kỳ) mua lại và
3 ở hữu Agoda
Traveloka.com Trụ sở chính tại Jakarta, Indonesia
4 Trivago.com Trụ sở chính tại Đức
5 Tripadvisor.com Trụ sở chính tại Massachusetts, Hoa Kỳ
6 Airbnb.com Trụ sở chính tại California, Hoa Kỳ
Nguồn: Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng tổng hợp, 2018
Đối với mơ hình kinh doanh du lịch trên nền tảng đa diện, các cơng ty cung cấp thường chính là các doanh nghiệp kinh doanh chính trong lĩnh vực du lịch, lữ hành. Do đó, việc thiết lập website trên nền tảng đa diện một mặt phục vụ mục đích kinh
doanh kết nối nhu cầu khách sạn, mặt khác phục vụ cho việc bán các sản phẩm du lịch
trực tuyến đến khách hàng cuối cùng.
Bảng 2: Danh sách một số doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường khách sạn và du lịch trực tuyến
STT Doanh nghiệp Website du lịch
trực tuyến
1 Công ty TNHH Một thành viên IVIVU.COM https://www.ivivu.com/
2 Công ty TNHH Mytour Việt Nam https://mytour.vn/ Mã số DN: 0105983269
3 Công ty TNHH Một Thành Viên Dịch vụ Lữ hành http://www.dulichtietkiem.com
Saigontourist /
Mã số DN: 0310891532
4 Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông https://travel.com.vn/
Vận tải Việt Nam - Vietravel Mã số DN: 0300465937
5 Công ty Cổ phần Truyền thông Du lịch Việt https://dulichviet.com.vn/
Mã số DN: 0305448565
6 Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Bến Thành https://benthanhtourist.com/
Mã số DN: 0301171827
7 Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Khát vọng http://dulichkhatvongviet.com/ Việt
Mã số DN: 0105435079
8 Công ty cổ phần Fiditour http://www.fiditour.com/
Mã số DN: 0302044758
9 Công ty Cổ phần Dịch vụ Chu du Hai Bốn http://www.chudu24.com/
Mã số DN: 0306 212 587
10 Công ty Cổ phần ĐT TM DV Đất Việt http://datviettour.com.vn/
Mã số DN: 0309139335
11 Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hàng không http://gotadi.com./ Hoàng Gia Gotadi
Mã số DN: 0101510906001