Bài học kinh nghiệm rút ra cho phụ nữ dân tộc Tày tại huyện Na

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ dân tộc tày trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 40)

5. Kết cấu luận văn

1.2.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho phụ nữ dân tộc Tày tại huyện Na

Tỉnh Bắc Kạn

- Cần nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo về bình đẳng giới về giải phóng phụ nữ và vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn nói riêng.

- Tiếp tục đấy mạnh hoạt động phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình và phát động phong trào phụ nữ làm kinh tế giỏi, động viên khuyến khích phụ nữ tham gia thực hiện xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng.

- Tăng cường nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao trình độ năng lực cho phụ nữ nông dân.

- Trang bị kiến thức về kinh tế và kinh doanh trong nền kinh tế thị trường; Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nghề cho phụ nữ nông dân.

- Tiếp tục hỗ trợ vốn vay cho phụ nữ phát triển kinh tế hộ.

- Nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động của hội Liên hiệp phụ nữ các cấp trong việc thúc đẩy bình đắng giới và hỗ trợ phụ nữ nông thôn phát triển kinh tế.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng vai trò của phụ nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Na Rì?

- Những yếu tố nào tác động đến việc nâng cao vai trò phụ nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ?

- Giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện Na Rì trong thời gian tới?

2.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu được thu thập chủ yếu thông qua số liệu thứ cấp được lưu hành, in ấn trên sách báo, tạp chí, internet, các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ.... Các báo cáo tổng quan về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện; niên giám thống kê tỉnh và huyện; các báo cáo chuyên ngành, những báo cáo khoa học đã được công bố và các thông tin, tài liệu do các cơ quan huyện Na Rì và tỉnh Bắc Kạn cung cấp: UBND tỉnh Bắc Kạn, UBND huyện, Chi cục thống kê huyện, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng dân số, Phòng Lao động Thương binh và xã hội, Hội liên hiệp phụ nữ huyện, các phòng, ban ngành, đoàn thể huyện Na Rì; UBND các xã Kim Lư, Côn Minh, Lương Hạ, Hảo Nghĩa, Lương Thượng....

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

a. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Theo vị trí địa lý, địa hình, đất đai của huyện Na Rì, dựa trên vùng sinh thái, đồng thời căn cứ vào sự phát triến kinh tế của các vùng, tôi tiến hành lựa chọn 5 xã đại diện cho từng cụm xã để nghiên cứu, đồng thời đây là các xã có kinh tế hộ phát triển nhất trong huyện và có nhiều hộ dân tộc Tày. Gồm các xã: Kim Lư, Lương Hạ, Hảo Nghĩa, Lương Thượng và Côn Minh.

b. Chọn mẫu điều tra

Hộ nghiên cứu là các hộ gia đình phụ nữ dân tộc Tày làm kinh tế trong độ tuổi lao động, có độ tuổi từ 18 đến 55 tuổi. Hộ nghiên cứu phải nằm trong các xã đã được chọn, đồng thời mang tính đại diện cho các hộ trong vùng. Số mẫu điều tra được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên dựa theo danh sách hộ.

Sử dụng công thức Yamane (1967) tính kích thước mẫu như sau:

Trong đó: n: số mẫu nghiên cứu; N: tổng thể mẫu;

e: Sai số tiêu chuẩn ± 5%

Tổng số hộ gia đình đồng bào dân tộc Tày ở huyện Na Rì là: 4.481 hộ. Ta có số mẫu nghiên cứu:

n = 4481 = 367,2 làm tròn = 367 hộ

(1 + 4481*0,0025)

- Địa điểm nghiên cứu 5 xã Kim Lư, Lương Hạ, Côn Minh, Hảo Nghĩa, Lương Thượng đã được chọn, mỗi xã chọn 3 thôn và mỗi thôn chọn 25 phụ nữ thuộc 25 hộ dân tộc Tày.

- Phương pháp chọn mẫu: phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện.

c. Nội dung điều tra

Nội dung điều tra có các thông tin chủ yếu như: lao động, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn của phụ nữ. Các nguồn lực của gia đình như ruộng đất, tư liệu sản xuất, vốn,... hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ, sử dụng thu nhập và phúc lợi gia đình, tiếp cận các dịch vụ trợ giúp sản xuất, … Các thông tin liên quan đến toàn bộ hoạt động phụ nữ trong quản lý và điều hành sản xuất, phụ nữ trong hoạt động sản xuất tạo thu nhập, phụ nữ trong tiếp cận khoa học kỹ thuật, phụ nữ trong quản lý vốn, phụ nữ trong kiểm soát các nguồn lực của hộ, … được thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể để phụ nữ hiểu và trả lời chính xác, đầy đủ.

d. Phương pháp điều tra

- Phỏng vấn trực tiếp với phụ nữ dân tộc Tày: đàm thoại với phụ nữ thông qua một loạt các câu hỏi mở và phù hợp với tình hình thực tế, sử dụng linh hoạt và thành thạo các dạng câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Như thế nào? Bao nhiêu?... Phỏng vấn số phụ nữ đã chọn, kiểm tra tính thực tiễn của các thông tin thông qua quan sát trực tiếp.

-Thảo luận nhóm: thông qua hình thức thảo luận của các nhóm phụ nữ,

nhằm thu thập các thông tin về hoạt động sản xuất tạo thu nhập, tiếp cận khoa học kỹ thuật, quản lý vốn, quản lý và điều hành sản xuất,...

- Phỏng chuyên gia: trong quá trình thực hiện các nội dung của luận văn,

ý kiến một số chuyên gia đang hoạt động ở lĩnh vực giáo dục, lao động và việc làm, công tác Hội LHPN và ý kiến của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương,... đã được thu thập về các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực và sự đóng góp của phụ nữ dân tộc Tày, các nhóm giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ gia đình.

2.2.3 Phương pháp tổng hợp thông tin

Thông tin được tổng họp trên bộ công cụ Excel và phần mềm xử lý số liệu thống kê các thông tin định tính sẽ được nhập theo các cấp độ học được mã hóa trước khi nhập.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thông kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được tại thời điểm hiện tại của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng để phân loại thu nhập và tiêu dùng theo các mức khác nhau: hộ giàu, khá, trung bình, nghèo, theo ngành nghề, theo lứa tuổi, văn hoá, theo phân cấp quản lý cán bộ.

2.2.4.2. Phương pháp thống kê so sánh

Cũng giống với nội dung của phương pháp thống kê mô tả là sử dụng số liệu để phân tích, nhung điểm khác ở đây là phương pháp thống kê so sánh sẽ

sử dụng nguồn số liệu qua từng thời kỳ, từng giai đoạn, từng năm so với năm hiện tại để so sánh xem mức độ tăng lên hay giảm xuống, mức độ phát triển hay không giữa các nhóm hộ.

2.3. Hệ thống hóa các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm các chỉ tiêu chung

- Tổng số hộ, số khẩu, số khẩu nữ: người.

- Diện tích đất: diện tích đất được đo bằng đơn vị tính m2

- Tổng số phụ nữ, độ tuổi, trình độ học vấn (cấp 1, cấp 2, cấp 3 và cao đẳng, đại học).

2.3.2. Nhóm các chỉ tiêu về kinh tế

- Thu nhập bình quân, tăng trưởng kinh tế, thu nhập từ trồng trọt, từ chăn nuôi: đơn vị tính ngàn đồng.

- Đóng góp của phụ nữ trong sản xuất tạo thu nhập: đơn vị tính được đo lường bằng đánh giá cảm nhận của chị em về cao hơn, ngang bằng và thấp hơn.

- Vai trò của phụ nữ trong sản xuất: sự đóng góp bằng ngày công của chị em trong các hoạt động trồng lúa, trồng ngô và chăn nuôi để tạo ra sản phẩm của hộ.

- Tỷ lệ tham gia của phụ nữ trong các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp: đo lường bằng ngày công.

- Tỷ lệ tham gia của phụ nữ trong kiểm soát nguồn lực của hộ: được đo lường bằng việc có tham gia ra quyết định, một mình ra quyết định, cùng chồng ra quyết định, hay người khác ra quyết định.

- Tỷ lệ tham gia của phụ nữ trong việc ra quyết định trồng cây gì, nuôi con gì, bán cho ai, giá bán...: được đo lường bằng việc có tham gia ra quyết định, một mình ra quyết định, cùng chồng ra quyết định, hay người khác ra quyết định.

2.3.3. Nhóm các chỉ tiêu về xã hội

- Số hộ nghèo, số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ,

2.3.4. Nhóm chỉ tiêu về vai trò ra quyết định của người phụ nữ trong gia đình

- Phụ nữ trong hoạt động sản xuất tạo thu nhập: sự đóng góp bằng ngày công của chị em trong các hoạt động trồng lúa, trồng ngô và chăn nuôi để tạo ra sản phẩm của hộ

- Phụ nữ trong điều hành sản xuất: Ra quyết định và thực hiện các hoạt động trong sản xuất nông nghiệp tại các hộ điều tra: Là tỷ số số lần ra quyết định hay thực hiện các quyết định đó đối với một hoạt động sản xuất nông nghiệp cụ thể của vợ, chồng hoặc của cả hai vợ chồng trên tổng số ghi nhận trong các hộ điều tra.

- Phụ nữ trong tiếp cận các nguồn lực phát triển: tham gia vào các khóa tập huấn.

- Phụ nữ trong quản lý vốn: người đứng ra vay vốn, người ra quyết định sử dụng vốn và người trả lãi suất vay.

- Phụ nữ trong phân công lao động của gia đình: Phân chia công việc hàng ngày trong gia đình: Tỷ lệ số lần làm các công việc cụ thể như nội trợ, chăm sóc con cái và các thành viên trong gia đình, quản lý tài chính, xây dựng cơ bản trong gia đình, mua sắm tài sản cố định, cho vay, đi vay vốn, đi họp thôn - xóm, đối với chồng, vợ, cả hai vợ chồng hoặc các con trong gia đình làm trên tổng số các ghi nhận về từng công việc cụ thể trong nhóm hộ điều tra

- Phụ nữ trong tiếp cận thông tin: nguồn thông tin và người được tiếp cận thông tin.

- Sử dụng quỹ thời gian của người phụ nữ: Là tỷ lệ thời gian dành cho từng công việc cụ thể như: Thời gian cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăm sóc gia đình, ngủ nghỉ, vui chơi giải trí

Chương 3

THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC TÀY TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH Ở HUYỆN NA RÌ,

TỈNH BẮC KẠN 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Na Rì

a. Vị trí địa lý

Huyện Na Rì là huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bắc Kạn, có diện tích tự nhiên là 85.300ha, chiếm 17,54% diện tích tự nhiên tỉnh Bắc Kạn, gồm 21 xã và 01 thị trấn với 233 thôn, bản; nằm trong toạ độ địa lý từ khoảng 210 55’ đến 220 30’ vĩ độ Bắc, 1050 58’ đến 106018’ kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Ngân Sơn.

- Phía Nam giáp huyện Chợ Mới và tỉnh Thái Nguyên.

- Phía Đông giáp huyện Bình Gia và Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn). - Phía Tây giáp huyện Bạch Thông.

Thị trấn Yến Lạc là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện, cách thị xã Bắc Kạn 72 km và thành phố Thái Nguyên 130 km theo Quốc lộ 3B và Quốc lộ 3. Đời sống kinh tế của nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng như đường giao thông, trường học, điện lưới quốc gia, trạm y tế xã mặc dù đã được Nhà nước quan tâm đầu tư xong vẫn còn nhiều khó khăn.

b. Địa hình

Na Rì có địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi với nhiều núi đá vôi, thung lũng hẹp, độ dốc lớn, thuộc cánh cung Ngân Sơn. Độ cao trung bình toàn huyện là 500m, cao nhất là núi Phyia Ngoằm (xã Cư Lễ) với độ cao 1.193m, thấp nhất ở xã Kim Lư với độ cao 250m so với mực nước biển. Nhìn tổng thể, địa hình của huyện có hướng thấp dần từ Tây Nam sang Đông Bắc, được chia thành 2 dạng địa hình sau:

* Địa hình vùng núi đá

Các dãy núi đá trải dài trên hầu hết các địa bàn trong huyện là các xã Kim Hỷ, Ân Tình, Lạng San, Lam Sơn, Hảo Nghĩa, Cư Lễ với độ dốc trên 200. Tại nhiều nơi núi đá còn có độ dốc tới 600 với độ cao thay đổi từ 300m - 500m. Khối núi đá vôi Kim Hỷ được đánh giá là loại địa hình caxtơ trẻ với những đỉnh đá tai mèo, vách đứng, vực sâu, nhiều sông suối chảy ngầm, vô cùng nguy hiểm.

* Địa hình vùng núi đất

Phân bố ở hầu hết các xã trong huyện, gồm các dãy núi kéo dài liên tiếp nhau có độ cao thay đổi từ 300m - 700m. Địa hình vùng này rất phức tạp, hầu hết các dãy núi được hình thành trên các khối đá mắc ma, biến chất, trầm tích, có đỉnh nhọn, độ dốc lớn. Xen kẽ giữa các dãy núi chạy dọc theo các sông suối lớn có các thung lũng nhỏ hẹp dạng lòng máng hầu hết đã được khai thác để trồng lúa màu. Ở vùng này thực vật phát triển rất đa dạng và phong phú, những nơi còn rừng đất đai còn tốt, tầng đất dày. Một số nơi do việc khai thác không hợp lý, độ che phủ thực vật giảm, đất đai bị xói mòn, rửa trôi, hàm lượng các chất dinh dưỡng suy giảm nhiều.

Địa hình của huyện Na Rì đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất, cụ thể là các quá trình rửa trôi và tích luỹ. Quá trình rửa trôi diễn ra mạnh vào mùa mưa ở vùng núi đá chia cắt, dốc nhiều, ở vùng đồi núi thấp có những thung lũng tương đối bằng phẳng, thích nghi với các loại cây lương thực và cây ngắn ngày vùng nhiệt đới.

c. Thủy văn

Trên địa bàn huyện Na Rì có 2 con sông lớn chảy qua, đó là sông Bắc Giang và sông Na Rì.

- Sông Bắc Giang: Bắt nguồn từ vùng núi có độ cao 1.200m thuộc xã Thượng Quan (huyện Ngân Sơn), chảy theo hướng Bắc - Nam rồi chuyển sang hướng Tây - Đông qua thị trấn Yến Lạc, đổ vào hệ thống sông Kỳ Cùng, tỉnh Lạng Sơn ở phía Bắc huyện Na Rì. Đoạn chảy qua huyện dài 28,6km trên

địa bàn các xã Lương Thượng, Lạng San, Lương Thành, Lam Sơn, thị trấn Yến Lạc và xã Kim Lư. Chiều rộng lòng sông trung bình 40 - 60m, độ chênh cao giữa sông và mặt ruộng khoảng 4 - 5m. Lưu lượng dòng chảy bình quân năm đạt 24,2 m3/s, vào mùa lũ lưu lượng có thể lên tới 2.100 m3/s (năm 1979, 1986). Ngoài ra, thượng nguồn sông Bắc Giang còn có một số nhánh suối chính như suối Khuổi Súng, suối Tả Pìn, suối Khuổi Khe là nguồn sinh thuỷ dồi dào cung cấp lượng dòng chảy đáng kể cho sông chính.

- Sông Na Rì: Bắt nguồn từ vùng núi đá có độ cao 850m thuộc xã Yên Cư (huyện Chợ Mới) chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua các xã Đổng Xá, Xuân Dương, Dương Sơn, Hảo Nghĩa, Văn Minh và gặp sông Bắc Giang tại Pác Cáp (xã Lương Thành). Sông có chiều dài 55,5km, diện tích lưu vực 540km2, độ dốc bình quân 22,70%, dòng chảy Q = 9,60m3/s. Sông Na Rì là hợp lưu của một số suối chính như suối Bản Buốc (xã Liêm Thủy), suối Bản Cháo (xã Đổng Xá), suối Khuổi Lu (xã Quang Phong, Côn Minh, Hảo Nghĩa) với diện tích lưu vực 88km2 và lưu lượng dòng chảy Q = 1,46 m3/s; suối Cư Lễ với diện tích lưu vực 15km2 và lưu lượng dòng chảy Q = 0,25 m3/s.

Do ảnh hưởng của địa hình và cấu tạo địa chất đã chi phối mạng lưới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ dân tộc tày trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)