Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ dân tộc tày trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 41 - 44)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu được thu thập chủ yếu thông qua số liệu thứ cấp được lưu hành, in ấn trên sách báo, tạp chí, internet, các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ.... Các báo cáo tổng quan về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện; niên giám thống kê tỉnh và huyện; các báo cáo chuyên ngành, những báo cáo khoa học đã được công bố và các thông tin, tài liệu do các cơ quan huyện Na Rì và tỉnh Bắc Kạn cung cấp: UBND tỉnh Bắc Kạn, UBND huyện, Chi cục thống kê huyện, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng dân số, Phòng Lao động Thương binh và xã hội, Hội liên hiệp phụ nữ huyện, các phòng, ban ngành, đoàn thể huyện Na Rì; UBND các xã Kim Lư, Côn Minh, Lương Hạ, Hảo Nghĩa, Lương Thượng....

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

a. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Theo vị trí địa lý, địa hình, đất đai của huyện Na Rì, dựa trên vùng sinh thái, đồng thời căn cứ vào sự phát triến kinh tế của các vùng, tôi tiến hành lựa chọn 5 xã đại diện cho từng cụm xã để nghiên cứu, đồng thời đây là các xã có kinh tế hộ phát triển nhất trong huyện và có nhiều hộ dân tộc Tày. Gồm các xã: Kim Lư, Lương Hạ, Hảo Nghĩa, Lương Thượng và Côn Minh.

b. Chọn mẫu điều tra

Hộ nghiên cứu là các hộ gia đình phụ nữ dân tộc Tày làm kinh tế trong độ tuổi lao động, có độ tuổi từ 18 đến 55 tuổi. Hộ nghiên cứu phải nằm trong các xã đã được chọn, đồng thời mang tính đại diện cho các hộ trong vùng. Số mẫu điều tra được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên dựa theo danh sách hộ.

Sử dụng công thức Yamane (1967) tính kích thước mẫu như sau:

Trong đó: n: số mẫu nghiên cứu; N: tổng thể mẫu;

e: Sai số tiêu chuẩn ± 5%

Tổng số hộ gia đình đồng bào dân tộc Tày ở huyện Na Rì là: 4.481 hộ. Ta có số mẫu nghiên cứu:

n = 4481 = 367,2 làm tròn = 367 hộ

(1 + 4481*0,0025)

- Địa điểm nghiên cứu 5 xã Kim Lư, Lương Hạ, Côn Minh, Hảo Nghĩa, Lương Thượng đã được chọn, mỗi xã chọn 3 thôn và mỗi thôn chọn 25 phụ nữ thuộc 25 hộ dân tộc Tày.

- Phương pháp chọn mẫu: phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện.

c. Nội dung điều tra

Nội dung điều tra có các thông tin chủ yếu như: lao động, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn của phụ nữ. Các nguồn lực của gia đình như ruộng đất, tư liệu sản xuất, vốn,... hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ, sử dụng thu nhập và phúc lợi gia đình, tiếp cận các dịch vụ trợ giúp sản xuất, … Các thông tin liên quan đến toàn bộ hoạt động phụ nữ trong quản lý và điều hành sản xuất, phụ nữ trong hoạt động sản xuất tạo thu nhập, phụ nữ trong tiếp cận khoa học kỹ thuật, phụ nữ trong quản lý vốn, phụ nữ trong kiểm soát các nguồn lực của hộ, … được thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể để phụ nữ hiểu và trả lời chính xác, đầy đủ.

d. Phương pháp điều tra

- Phỏng vấn trực tiếp với phụ nữ dân tộc Tày: đàm thoại với phụ nữ thông qua một loạt các câu hỏi mở và phù hợp với tình hình thực tế, sử dụng linh hoạt và thành thạo các dạng câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Như thế nào? Bao nhiêu?... Phỏng vấn số phụ nữ đã chọn, kiểm tra tính thực tiễn của các thông tin thông qua quan sát trực tiếp.

-Thảo luận nhóm: thông qua hình thức thảo luận của các nhóm phụ nữ,

nhằm thu thập các thông tin về hoạt động sản xuất tạo thu nhập, tiếp cận khoa học kỹ thuật, quản lý vốn, quản lý và điều hành sản xuất,...

- Phỏng chuyên gia: trong quá trình thực hiện các nội dung của luận văn,

ý kiến một số chuyên gia đang hoạt động ở lĩnh vực giáo dục, lao động và việc làm, công tác Hội LHPN và ý kiến của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương,... đã được thu thập về các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực và sự đóng góp của phụ nữ dân tộc Tày, các nhóm giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ gia đình.

2.2.3 Phương pháp tổng hợp thông tin

Thông tin được tổng họp trên bộ công cụ Excel và phần mềm xử lý số liệu thống kê các thông tin định tính sẽ được nhập theo các cấp độ học được mã hóa trước khi nhập.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thông kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được tại thời điểm hiện tại của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng để phân loại thu nhập và tiêu dùng theo các mức khác nhau: hộ giàu, khá, trung bình, nghèo, theo ngành nghề, theo lứa tuổi, văn hoá, theo phân cấp quản lý cán bộ.

2.2.4.2. Phương pháp thống kê so sánh

Cũng giống với nội dung của phương pháp thống kê mô tả là sử dụng số liệu để phân tích, nhung điểm khác ở đây là phương pháp thống kê so sánh sẽ

sử dụng nguồn số liệu qua từng thời kỳ, từng giai đoạn, từng năm so với năm hiện tại để so sánh xem mức độ tăng lên hay giảm xuống, mức độ phát triển hay không giữa các nhóm hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ dân tộc tày trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)