Đặc điểm chung của người Tày ở Bắc Kạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ dân tộc tày trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 72 - 74)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.3. Đặc điểm chung của người Tày ở Bắc Kạn

Dân tộc Tày chiếm số lượng đông nhất trong các dân tộc của tỉnh Bắc Kạn, với 54% dân số. Dòng họ người Tày ở Bắc Kạn có nhiều nguồn gốc khác nhau. Phần đông là các họ gốc Tày. Bên cạnh đó còn có thêm các họ gốc

từ dân tộc Nùng và Kinh. Người Tày ở Bắc Kạn chiếm số đông là các họ: Nông, Hà, Ma, Hoàng. Ít có dòng họ nào cư trú riêng biệt tại một vùng, ngay trong một bản cũng thường có ít nhất 2 - 3 họ cùng cư trú. Họ sống gắn bó, đoàn kết với nhau.

Người Tày trong một họ thường được cố kết theo nhánh, chi. Không có tục làm giỗ tổ, thờ mộ tổ, cũng không có những quy định về thành viên cùng họ như người Thái. Thông thường trong một chi, một nhánh chỉ cố kết đến đời thứ 3. Từ đời thứ 4 trở đi sẽ phai nhạt dần. Tuy nhiên, các gia đình vừa là anh em, vừa là hàng xóm thì sự cố kết sẽ bền lâu, mặc dù huyết thống đã trải qua nhiều thế hệ.

Người trong dòng họ - mặc dù đã xa, nhưng cũng ít kết hôn với nhau. Những cá nhân gặp hoạn nạn như bố mẹ chết khi còn nhỏ thì thường đến ở với bác hay chú ruột hay một người nào đó trong dòng họ để lấy chỗ nương tựa. Sau này coi người nuôi nấng mình khi còn nhỏ như bố - mẹ đẻ.

Tết của dân tộc Tày Bắc Kạn cũng khá đặc trưng. Vào ngày 27, 28 tháng chạp âm lịch, các gia đình dân tộc Tày đã nhộn nhịp thịt lợn, gói bánh chưng. Những con lợn to nhất được chọn thịt trong ngày tết. Thịt lợn được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như thịt lam, thịt treo gác bếp, lạp sườn, thịt ướp muối gừng… và một phần để gói bánh chưng. Người Tày không gói bánh chưng vuông như người Kinh mà gói bánh chưng dài. Những tàu lá dong xanh mướt được chọn lựa kỹ càng, gạo nếp phải là nếp hái được chọn từng bông ngoài ruộng cùng thịt lợn béo, đỗ xanh, lạt giang. Nhà khá giả nhất định không thiếu được hai loại bánh làm công phu là pẻng phạ (bánh trời), Khẩu shi (bánh bỏng) trông bên ngoài giống như bỏng ngô ép mật dưới xuôi nhưng hương vị thì đặc biệt hơn rất nhiều. Đặc biệt, người Tày rất tự trọng và mến khách (nhất là khách ở xa), vì thế bạn không bao giờ nên ra khỏi nhà của họ vào những ngày Tết mà chưa uống cạn một vài chén rượu men lá với gia chủ. Rượu có nồng độ vừa phải, thơm mùi rừng núi, là thứ nước uống chính suốt cả tháng trời (Theo Ban dân tộc - tỉnh Bắc Kạn).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ dân tộc tày trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)