Đánh giá chung vai trò của phụ nữ dân tộc Tày trong phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ dân tộc tày trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 105 - 109)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá chung vai trò của phụ nữ dân tộc Tày trong phát triển

3.4.1. Những kết quả đạt được

Qua kết quả nghiên cứu tại huyện Na Rì cho thấy phụ nữ Tày đã phát huy được vai trò của mình trong các hoạt động đời sống hàng ngày, không chỉ tham gia thực hiện các công việc gia đình mà còn đóng góp phần lớn vào những công việc chung. Nhiều phụ nữ được khẳng định được khả năng và vai trò của mình trong việc điều hành, quản lý sản xuất, quản lý chi tiêu, phân công lao động… Đặc biệt, trong các gia đình trẻ, đã có sự phân công lao động tương đối ngang bằng giữa nam và nữ, người phụ nữ được chia sẻ cả về công việc kiếm thu nhập, cả về công việc nhà, từ đó người phụ nữ có thời gian để

chăm sóc bản thân nhiều hơn, tinh thần thoải mái, sức khỏe tốt giúp phụ nữ phát huy được tốt hơn vai trò của mình trong gia đình và cả ngoài xã hội.

- Về quản lý sản xuất và điều hành, họ là lượng lượng lao động chính, cùng chồng tham gia vào các quyết định của hộ liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Điều này cho thấy vai trò của phụ nữ người Tày trong việc quản lý và điều hành sản xuất của hộ.

- Về sản xuất và tạo ra thu nhập của hộ, họ những người: Hoạt động

sản xuất tạo thu nhập của hộ trên vùng nghiên cứu bao gồm trồng ngô, trồng lúa, chăn nuôi và lâm nghiệp. Trong các hoạt động này, tỷ lệ đóng góp công sức của người phụ nữ hoặc người phụ nữ cùng chồng tham gia có tỷ lệ lớn, trên 60%, thể hiện vai trò quan trọng của phụ nữ trong hoạt động sản xuất tạo thu nhập cho hộ gia đình.

- Trong việc tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực của hộ, nhiều chị em phụ nữ là người đứng ra vay và trả lại hàng tháng. Kết quả điều tra cho thì trong quá trình ra quyết định sử dụng tài chính của hộ đều có sự bàn bạc giữa vợ và chồng, nhưng nếu không có sự đồng thuận thì quyền quyết định cuối cùng thuộc về người chồng. Điều đó gây hạn chế rất nhiều đến các quyết định cũng như quyền lợi của phụ nữ đối với nguồn lực của hộ.

- Trong việc ra các quyết định của hộ, kết quả của nghiên cứu cho thấy việc ra quyết định của hộ đều có vai trò của người vợ hoặc cả vợ và chồng, tỷ lệ này chiếm 6-85%. Điều này nói lên vai trò quan trọng của người phụ nữ Tày trong việc ra các quyết định của hộ.

- Trong tham gia công tác xã hội, do người phụ nữ danh thời gian cho

công việc sản xuất tạo thu nhập, chăm sóc gia đình đã chiếm rất nhiều thời gian trong ngày của họ, nên phụ nữ người Tàu rất hạn chế tham gia công tác xã hội. Điều này ảnh hưởng lớn đến vai trò của họ trong gia đình và xã hội. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, ngày càng có nhiều chị em tham gia vào các công tác xã hội

- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người phụ nữ Tày hầu hết đảm nhiệm các công việc như: Nội trợ, chăm sóc sức khỏe gia đình, tỷ lệ này của

người vợ hay vợ và chồng là khoảng 70 %. Với các hoạt động khác: Kèm dạy con, lấy củi đun, mua sắm tài sản hay máy móc, sửa chữa lớn nhà cửa đều có vai trò rất lớn của người vợ tham gia cùng người chồng trong việc thực hiện các hoạt động của gia đình.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ dân tộc Tày có vai trò quan trọng trong các hoạt động sản xuất tạo ra thu nhập cho gia đình, quản lý và điều hành sản xuất, trong việc ra quyết định của hộ. Tuy nhiên, vai trò của người phụ nữ dân tộc Tày chưa được đánh giá đúng mức đối với việc tiếp cận và kiểm soát nguồn lực của hộ, việc tham gia công tác xã hội còn nhiều hạn chế.

3.4.2. Những tồn tại làm hạn chế vai trò của phụ nữ dân tộc Tày tại huyện Na Rì trong phát triển kinh tế gia đình Na Rì trong phát triển kinh tế gia đình

- Trình độ văn hóa, hiểu biết của nhiều phụ nữ Tày còn hạn chế do vậy dẫn đến nhiều quan niệm còn sai lệch, chưa nhận thức được hết quyền hạn, chức năng và vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế gia đình.

- Nhiều phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong các gia đình sản xuất nông nghiệp phải gánh vác nhiều công việc gia đình từ tham gia sản xuất đến chăm sóc con cái, làm việc nhà… Do đó không có nhiều thời gian chăm sóc cho bản thân dẫn đến sức khỏe bị giảm sút, làm ảnh hưởng đến vai trò của người chính họ trong phát triển kinh tế gia đình.

- Trong một số gia đình, người phụ nữ không có hoặc bị hạn chế quyền ra quyết định, họ chỉ biết làm việc, còn những vấn đề cần quyết định thì họ lại vẫn phụ thuộc vào đàn ông do đó chưa chủ động trong một số công việc.

- Cơ hội tiếp cận với các nguồn thông tin còn nhiều hạn chế đặc biệt là đối Như về quyền sử dụng đất, cơ hội tiếp cận và kiểm soát nguồn vốn, cơ hội tiếp cận với kỹ thuật tiến tiến, cơ hội tiếp cận với các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ.

- Tư tưởng của một số bộ phận người dân vẫn còn lạc hậu, việc san sẻ công việc trong gia đình ít được người đàn ông giúp đỡ do vậy người phụ nữ không được chia sẻ cả về mặt công việc lẫn tinh thần.

- Do ảnh hưởng của phong tục tập quán, phụ nữ có ít quyền ra quyết định. Trong gia đình, họ chủ yếu chỉ có quyết định các vấn đề về sản xuất, còn các công việc lớn hay định hướng phát triển kinh tế của hộ thì vẫn do người đàn ông trong gia đình đảm nhiệm. Do vậy, họ bị thu động trong các hoạt động kinh tế.

Chương 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ

DÂN TỘC TÀY TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH Ở HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ dân tộc tày trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)