Phát triển kinh tế của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ dân tộc tày trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 68 - 70)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.4. Phát triển kinh tế của huyện

Huyện Na Rì đang tích cực chỉ đạo các địa phương tập trung phát triển kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, tăng cường công tác chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hóa, tích cực triển khai, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả.

Xác định sản xuất nông, lâm nghiệp là mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương, đồng thời bảo đảm thực hiện thắng lợi chỉ tiêu Nghị quyết phát triển kinh tế- xã hội năm 2018 đã đề ra. Huyện Na Rì đã gắn nhiệm vụ sản xuất nông, lâm nghiệp với công tác quy hoạch vùng sản xuất, thực hiện tốt chính sánh hỗ trợ của Nhà nước, các chương trình, dự án để thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất nhằm bao tiêu sản phẩm cho nông dân góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất.

Với sự chỉ đạo của các cấp, ngành, lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện Na Rì đã có những chuyển biến, nhiều mô hình phát triển kinh tế đang được triển khai tại các địa phương bước đầu cho thấy có hiệu quả. Công tác chỉ đạo sản xuất được tăng cường; công tác dự báo, hướng dẫn bà con nông dân thực hiện theo đúng kế hoạch thời vụ được quan tâm, đã góp phần tích cực trong hoàn thành chỉ tiêu về sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện. Trong thời gian tới, Na Rì tiếp tục chỉ đạo nhân dân chăm sóc cây trồng, vật nuôi, chủ động phòng, chống dịch bệnh. Tổ chức quản lý tốt các loại giống, phân bón; thực hiện có hiệu

quả các mô hình kinh tế nông, lâm nghiệp; triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất đã được phê duyệt, tập trung xử lý thực bì trồng rừng, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu về sản xuất nông, lâm nghiệp.

Đến nay, huyện Na Rì thực hiện cơ bản hoàn thành và vượt kế hoạch về diện tích một số cây trồng vụ xuân như cây lúa, ngô, cây thuốc lá và một số loại cây trồng khác. Cùng với đó, công tác chăn nuôi luôn được quan tâm, tổng đàn gia súc, gia cầm được duy trì và phát triển.

Việc chỉ đạo nhân dân thực hiện đúng về cơ cấu về bộ giống đã mang lại hiệu quả tích cực như bộ giống lúa chuẩn PC6 được thực hiện rộng khắp tại địa phương đã cho năng suất cao. Trong phát triển lâm nghiệp, hiện nay huyện đã tiến hành xong việc đăng ký trồng rừng tập trung và phân tán, với diện tích là 992,49/970ha, đạt 102% KH. Trong đó, thiết kế rừng sản xuất tập trung là 518,83/450ha, xử lý thực bì đạt 96,56% KH; đăng ký trồng rừng phân tán được 470,36ha/310ha, đạt 151% KH. Năm 2018, huyện Na Rì cũng là địa phương được chọn làm điểm trong công tác trồng rừng.

Bảng 3.8. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của huyện từ năm 2015-2017

Loại cây Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)

2015 2016 2017 2015 2016 2017 2015 2016 2017 Lúa Vụ xuân 1.619 1.697 1.657 57,2 57,55 56,64 9.261 9.766 9.385 Lúa Vụ mùa 2.422 2.288 2.233 42,62 42,74 44,31 10.408 9.779 9.894 Ngô 353 3.427 3.353 45,16 42,98 43,5 15.941 14.456 14.586 Sắn 398 284 271 115 110,27 110,98 4.577 3.132 3.008 Lạc 489 438 208,27 0,7 0,7 14,81 710 631 308 Dong Riềng 502,9 275,46 154,14 620,8 698 728,17 31.220,0 19.227,1 11.224 Tương 275,2 223,83 209 12,85 14,9 14,8 353,6 333,5 309 Thuốc lá 7,13 8,46 16,78 15,08 14,39 20,57 10,8 12,2 35 Gừng 38,2 47,5 48,44 250 247,5 224,6 955,0 1.175,6 1.088 Rau các loại 391 358 542 82,6 110,12 113,8 3.229,7 3.942,3 6.168

Bảng 3.9. Số lượng gia súc, gia cầm của Huyện từ năm 2015 đến 2017 Đvt: con Năm Trâu Lợn Gia cầm Tổng số Lợn nái Lợn Thịt 2015 10.436 733 22.747 971 22.678 278.643 2016 8.586 691 20.992 1.855 19.470 357.113 2017 11.867 881 24.052 2.722 21.173 368.524

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Na Rì)

Qua bảng số liệu trên ta thấy diện tích và sản lượng nông nghiệp một số loại cây trồng tăng đáng kể. Tỷ lệ chăn nuôi gia tăng nhanh, phục vụ cho việc phát triển kinh tế hộ gia đình. Đặc biệt chăn nuôi trâu năm 2016 là 8.586 con, năm 2017 là 11.867 con tăng 3.281 con. Việc tăng nhanh không phải do nuôi trâu để sử dụng sức kéo trong nông nghiệp mà để bán thịt cung cấp cho thị trường và các doanh nghiệp thu mua gia súc. Mặt khác, việc chăn thả trâu, bò khá thuận lợi do vùng đồi núi nhiều đất trống và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ dân tộc tày trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)