Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ dân tộc Tày trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ dân tộc tày trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 101 - 104)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ dân tộc Tày trong

phát triển kinh tế hộ gia đình

3.3.1. Quan niệm về giới, những phong tục, tập quán trong xã hội

Theo quan niệm của người Tày, thì phụ nữ hết phải lo việc gia đình, con cái. Họ thực hiện hầu hết các công việc trong gia đình, từ việc nhà đến việc đồng ruộng. Dù làm bất kỳ công việc gì - người nông dân hay là các cán bộ xã, thì việc nội trợ vẫn là trách nhiệm của người phụ nữ. Suy nghĩ này đã ngự trị trong đầu của người nam giới người Tày. Người phụ nữ thường chịu thiệt thòi khi thực hiện phần nhiều các công việc gia đình và lao động sản xuất.

Mặc dù đã có nhiều thay đổi trong tư duy, cách nghĩ và lối sống. Nhưng người đàn ông vẫn thường tư duy rằng người phụ nữ phải thực hiện hết các công việc gia đình công thêm các công việc đồng áng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng sáng tạo của người ph nữ dân tộc Tày cũng như hạn chế sự công hiến của họ cho xã hội và gia đình. Họ thường ở nhà, ít khi đi xa, vắng nhà lâu ngày hay phó mặc việc nhà cho chồng và gia đình. Gánh nặng mang thai, sinh đẻ, nuôi dưỡng con nhỏ và làm nội trợ gia đình đè nặng nên đôi vai người phụ nữ dân tộc Tày. Đây là trở ngại lớn cho họ tập trung sức lực, thời gian, trí tuệ vào sản xuất kinh doanh và các hoạt động xã hội. Chính những quan niệm, phong tập tập quán hạn chế khả năng sáng tạo của chị em cũng như cản trở cản trở sự tiến bộ và vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế. Cho dù hiện tại, với điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, người phụ nữ có cơ hội được bình đảng hơn, nhưng họ vẫn là người thực hiện phần nhiều công việc nhưng ít hơn phần ra các quyết định của hộ.

Theo phong tục, người con gái đi lấy chồng, gia đình nhà giái cho của hồi môn (chăn màn, giường, tủ, quần áo, tiền bạc và thậm trí cả đất ruộng). Những người vợ có nhiều của hồi môn mang theo, thường cũng có tiếng nói và vai trò hơn trong gia đình.

3.3.2. Trình độ học vấn, chuyên môn, khoa học kỹ thuật

Bảng thông tin chung về đối tượng điều tra trong nghiên cứu cho thấy, hầu hết các chị em có trình độ cấp 2 và cấp 3, chiếm tới 86,8%. Còn có chị em có trình độ cấp 1, chiếm 8%. Với trình độ còn hạn chế ảnh hưởng lớn đến việc phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình.

Hạn chế trong trình độ học vấn, chuyên môn và khoa học kỹ thuật sẽ khiến phụ nữ gặp khó khăn trong tiếp cận trình độ khoa học - công nghệ mới để có thể ứng dụng hiệu quả khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh và công việc góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế từ công việc. Trình độ thấp cũng khiến các chị em ít có cơ hội được tiếp cận với những công việc có thu nhập cao.

Ở nông thôn, đặc biệt là miền núi như huyện Na Rì, phương tiện thông tin nghe nhìn và sách báo đến với người dân còn rất nhiều hạn chế. Do vậy việc lao động nữ tiếp cận và nắm bắt các thông tin khoa học liên quan đến kiến thức, phát triển sản xuất và chăn nuôi, trồng trọt gặp nhiều khó khăn Đặc biệt, có nhưng hộ gia đình làm kinh tế rất giỏi, nhưng lại ở xa bản, nên việc tiếp cận thông tin từ internet là gần như không có. Họ trồng rất nhiều cây thanh long, nhưng không biết cách làm thế nào để thanh long ra nhiều quả, mà chỉ trồng theo kinh nghiệm.

Do hầu hết phụ nữ dân tộc Tày thường làm hầu hết các công việc gia đình, nên họ có rất ít thời gian dành cho nghỉ ngơi hoặc hưởng thụ văn hoá tinh thần, học hỏi nâng cao hiểu biết kiến thức xã hội mà họ phải dành phần lớn thời gian còn lại cho công việc của gia đình. Do vậy, phụ nữ bị hạn chế về kỹ thuật chuyên môn và sự hiểu biết so với đàn ông.

Thêm vào đó, nhiều chị em phụ nữ người Tày cho tăng họ thiếu điều kiện và cũng ít quan tâm đến việc tiếp nhận thông tin mới từ bên ngoài. Vì vậy họ hạn chế nhiều trong nhận thức, tư duy, hạn chế khả năng định hướng cho con cái và hạn chế khả năng phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập cho hộ.

Bảng 3.30. Tham gia các lớp tập huấn để nâng cao trình độ và tiếp cận khoa học kỹ thuật Số người tham gia tập huấn Vợ Cả vợ và chồng Chồng Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Kiến thức về giới 365 107 29,32 151 41,37 107 29,32 Lớp quản lý kinh tế hộ 365 246 67,40 115 31,51 4 1,10 Kỹ thuật trồng trọt 342 58 16,96 93 27,19 191 55,85

Kỹ thuật chăn nuôi 342 163 47,66 85 24,85 94 27,49

Kỹ thuật trồng rừng 328 77 23,48 251 76,52 0 0

Phòng trừ dịch hại 329 10 3,04 127 38,60 192 58,36

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra)

Bảng trên cho thấy chị em được tham gia vào hầu hết các khóa tập huân nâng cao trình độ và kiến thứ về giới, quản lý kinh tế, kỹ thuật trồng trọt, kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật trồng rừng và phòng trừ dịch bệnh. Tuy nhiên chúng ta nhận thấy, đối với các khóa tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chủ yếu là nam tới tham gia tập huấn, chiếm tới 55,85%, trong khi chị em phụ nữ mới là người thực hiện nhiều các hoạt động sản xuất trên đồng ruộng. Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cũng chủ yếu là nam giới, chiếm 58,36%, trong khi chị em chi có 3,04% tham gia các khóa tập huấn này. Mặc dù, chị em tham gia vào hầu hết các khóa tập huấn, nhưng việc tham gia này còn hạn chế, mà chủ yếu là nam giới tham gia nhiều hơn. Lý giải cho vấn đề này là do nhiều nguyên nhân khác nhau: Trình độ dân trí thấp, thời gian dành cho các công việc sản xuất, chăm sóc sức khỏe gia đình... đã chiếm gần như toàn bộ thời gian của người phụ nữ dân tộc tày, vì vậy mà tỷ lệ tham gia các lớp tập huấn của phụ nữ tham gia các lớp tập huấn còn chưa cao.

3.3.3. Khả năng tiếp cận các nguồn lực phát triển

Tiếp cận vốn đầu tư: Phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thống do trình độ học vấn thấp, các hàng rào về xã hội và văn hoá, bản chất công việc kinh doanh và những yêu cầu thế chấp. Như đã trình bày ở phần thông tin chung về đối tượng nghiên cứu, có tới 88,0% chị em có trình độ cấp 1,2,3). Hơn nữa, thị trường ở nước ta nhất là thị trường vốn ở các vùng xa xôi hẻo lánh hoạt động rất kém, cơ chế vay vốn chưa linh hoạt. Thêm vào đó, do xa thị trường và hầu hết thuộc các hộ nghèo, cận nghèo, không có thế chấp để vay. Mà có vay được cùng không biết nuôi con gì, trồng cây gì cho có hiệu quả. Trồng được, nuôi được rồi, đầu ra lại là cả một vấn đề lớn đố với người dân địa phương. Vì vậy, người dân thường dè dặt trong việc vay vốn. Một điều là vay nợ ở khu vực nông thôn chủ yếu được thực hiện thông qua khu vực phi chính thống với lãi suất rất cao. Kết quả điều tra của chúng tôi cho thấy chỉ có 120 hộ gia đình, chiếm 32,0% có vay vốn từ ngân hàng (bảng 3.22). Do đó, chị em phụ nữ nông thôn đặc biệt là phụ nữ nghèo không có điều kiện mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ dân tộc tày trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)