Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng vai trò của phụ nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế
3.2.2.5. Vai trò của phụ nữ trong gia đình
a) Trong các hoạt động của gia đình
Bảng 3.28. Phân công các hoạt động gia đình
Vợ Cả vợ và chồng Chồng
Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ %
Nội trợ 309 82,4 66 17,6 0 0,0
Chăm sóc sức khỏe gia đình 68 18,1 295 78,7 12 3,2 Kèm, dạy con học 86 22,9 111 29,6 178 47,5 Lấy củi đun 245 65,3 79 21,1 51 13,6
Mua sắm, xây dựng, sửa
chữa nhà ở 21 5,6 212 56,5 142 37,9
Công việc gia đình
Qua nghiên cứu thực tế cho thấy vai trò quan trọng của người phụ nữ không chỉ tham gia vào phát triển kinh tế hộ mà còn tham gia vào các hoạt động sinh hoạt của gia đình. Đối với công việc nội trợ, phụ nữ vẫn là người thực hiện chủ yếu với tỷ lệ 82,4%, chỉ có 17,6% hoạt động này được thực hiện bởi cả hai vợ chồng, người chồng không thực hiện công việc này. Qua đây cũng có thể thấy phong tục tập quán của người tày vẫn đè nặng lên đôi vai của người phụ nữ khi học phải lao động đồng áng, thực hiện các hoạt động chăn nuôi và chăm lo phần nhiều công việc gia đình.
Vai trò trong công tác chăm sóc sức khoẻ gia đình
Trong số 375 hộ tiến hành điều tra nghiên cứu, có thể thấy hoạt động chăm sóc sức khỏe gia đình chủ yếu do cả vợ và chồng cùng thực hiện (chiếm 78,7%), chỉ có 18,1% hoạt động này do vợ thực hiện, chỉ có 3,2% người chồng đảm nhận công việc này. Hoạt động chăm sóc sức khỏe ở đây bao gồm chăm sóc sức khỏe cho con cái và chăm sóc sức khỏe các thành viên trong gia đình, nhất là người lớn tuổi. Tuy nhiên, đồng bào dân tộc Tày sinh sống ở vùng núi, đi lại khó khăn cùng với trình độ dân trí thấp và do phong tục tập quán, khi trong nhà có người bị bệnh, họ thường tự chữa, uống thuốc nam, hay tự khỏi. Ngoài việc mua thuốc, lấy thuốc cho người bệnh uống, thì việc nấu ăn, tắm rửa, chăm sóc cho người ốm yếu do phụ nữ trong gia đình làm là chính. Nhưng khi người vợ bị ốm thì thường tự chăm sóc bản thân. Qua đây có thể thấy vai trò quan trọng của người phụ nữ trong hoạt động chăm sóc sức khỏe của gia đình.
Đối với hoạt động kèm dạy con học
Trong quá trình khảo sát, do trình độ dân trí thấp và dành nhiều thời gian cho hoạt động sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi và hoạt động lâm nghiệp
nên việc kèm, dạy con học của người tày chủ yếu là do người chồng, chiếm 47,5%, cả hai vợ chồng cùng dạy con cái chiếm 29,6% và chỉ có người vợ dạy con chiếm 22,9% Những hộ này chủ yếu là những hộ có tuổi đời còn trẻ, số lượng con không nhiều. Qua đó, cũng thấy được người Tày đã quan tâm hơn đến việc học hành của con cái, lo cho tương lai của thế hệ trẻ sau này .
b) Trong tham gia công tác xã hội
Hầu hết phụ nữ trong nghiên cứu được hỏi ý kiến đều cho rằng các chức vụ lãnh đạo chủ chốt của xóm/ xã đều do nam giới nắm giữ. Phụ nữ chỉ giữ chức vụ Chi hội trưởng phụ nữ hoặc khuyến nông.
Thực tế tại các xã thuộc vùng nghiên cứu, phụ nữ Tày tham gia công tác chính quyền còn thấp, chưa tương xứng với lực lượng nữ ở địa phương. Nguyên nhân là do phụ nữ có trình độ dân trí thấp, họ dành nhiều thời gian họ dành cho công việc sản xuất tạo thu nhập, chăm sóc gia đình đã chiếm rất nhiều thời gian trong ngày của họ. Nên phụ nữ rất hạn chế tham gia công tác xã hội. Điều này ảnh hưởng lớn đến vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Cụ thể, trong mẫu nghiên cứu 375 chị em, thì việc phân công tham gia các hoạt động cộng đồng do phụ nữ ra quyết định chỉ có 4,0 (4 người), cả vợ và chồng cùng bàn bạc là 261 người (chiếm 69,6%) và do người chổng ra quyết định là 99 người (chiếm 26,4%).
c) Các hoạt động khác của gia đình
Việc lấy củi là việc chính của người phụ nữ, chiếm 65,3%, số cả vợ và chồng cùng làm 21,1% và chỉ có người chồng thực hiện chiếm 13,6%. Tuy nhiên, đối với việc sửa chữa nhà cửa thì lại việc của đàn ông, cả hai vợ chồng thường cùng ra quyết định, tỷ lệ này chiếm 56,5% hoặc chỉ do một mình người chồng ra quyết định 37,9%, số ít còn lại là do một mình người vợ ra quyết định. Đối tượng này thuộc diện có chồng đi làm xa và phải tự 1 mình quyết định việc nhà.