Các hoạt động huy động nguồn lực hỗ trợ phụ nữ phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ dân tộc tày trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 115 - 117)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ dân tộc Tày trong phát triển

4.2.2.2. Các hoạt động huy động nguồn lực hỗ trợ phụ nữ phát triển

Giải pháp về vốn: Qua phân tích ở trên, lao động nữ người Tày thường bị phân biệt khi tiếp xúc với nguồn vốn. Cần gắn các chương trình cho vay vốn, tạo công ăn việc làm thông qua các tổ chức đoàn thể như: hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên...hay xây dựng các tổ, nhóm phụ nữ nhằm hỗ trợ nhau về vốn và hỗ trợ nhau trong sản xuất của hộ. Có như vậy mới tăng cường khả năng tiếp cận vốn của lao động người Tày.

Giảm thiểu những thủ tục hành chình rườm rà trong quá trình cho vay như thế chấp, phương án kinh doanh, cam kết..., tăng thời gian và số lượng vốn cho vay/lần. Thật sự qua nghiên cứu thực tế số vốn được sử dụng đúng mục đích rất ít, điều này khó đánh giá được là đúng hay sai. Nhưng có một điều người Tày thường có thói quen sử dụng vốn cho những hoạt động đột xuất, trước mắt như: trả nợ khoản vay trước, đóng tiền học cho con, ốm đau,

cưới, ma chay... lý do có thể giải thích được điều này là nguồn vốn tích luỹ của hộ rất hạn hẹp.

Giải pháp giải quyết vấn đề mất công bằng trong giáo dục: Cần hỗ trợ những gia đình khó khăn, đông con trong quá trình phổ cập giáo dục. Cố gắng hỗ trợ động viên các gia đình tạo điều kiện hết sức cho trẻ em được đi học hết phổ thông, nhất là các trẻ em là nữ.

Tuyên truyền kiến thức về giới, tránh phân biệt nam và nữ trong giáo dục. Loại bỏ quan điểm "con gái không cần học nhiều", "con gái là con nhà người ta"... Coi đầu tư giáo dục cho con cái chính là đầu tư cho tương lai.

Giải pháp giải quyết vấn đề mất công bằng trong y tế: Tăng cường khả năng tham gia hoạt động cồng đồng của nữ người Tày, tổ chức các hoạt động truyền thông dân số nhằm thu hút sự tham gia của lao động nữ nhất là lao động nam. Cần phải nêu cao vai trò của nam giới trong vấn đề KHHGĐ, nâng dần tỷ lệ lao động nam tham gia thực hiện các biện pháp KHHGD, chăm sóc sức khoẻ cho người vợ.

Cần nâng cấp các trạm xá xã cả về số lượng loại dịch vụ và chất lượng dịch vụ. Theo thống kê, dịch vụ ở các trạm xá mới chỉ giải quyết được các bệnh đơn giản, khi gặp những trường hợp khó khăn thường phải lên tuyến trên, do đó tăng chi phí của gia đình người Tày. Do địa hình bị chia cắt, đi lại khó khăn, dân cư sống không tập trung, cần có ít nhất một cán bộ y tế thường trực để có thể thăm khám và giải quyết bước đầu.

Hàng tháng cần phát các thông tin về chăm sóc sức khoẻ y tế trên các phương tiện thông tin địa phương. Thông qua các tổ chức đoàn thể để nâng cao sự hiểu biết về chăm sóc sức khoẻ.

Tăng cường sự tham gia của lao động nữ người Tày trong các hoạt động của cộng đồng, tham gia công tác quản lý, công tác xã hội: Có tham gia sinh hoạt cộng đồng thì lao động nữ người Tày mới có nhiều cơ hội trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm mọi mặt. Một mặt giúp nâng cao nhận thức

đồng thời giảm thiểu được tính tự ti, rụt rè, ngại va chạm của phụ nữ nông thôn nói chung. Để làm được việc đó cần có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các tổ chức từ huyện cho đến tận cấp thôn bản. Cần đưa ra thành các điều khuyến khích lao động nữ người Tày tham gia trong các hương ước thôn bản. Tiếp tục khôi phục và phát triển những loại hình sinh hoạt văn hoá cộng đồng của các dân tộc, nhằm thúc đẩy sự tham gia của lao động nữ người Tày. Hình thành các câu lạc bộ văn hoá, thể thao tại các thôn bản, có kế hoạch sinh hoạt theo định kỳ một tháng 1 lần tại các nhà văn hoá thôn, xóm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ dân tộc tày trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)