Quan điểm, định hướng, mục tiêu nâng cao vai trò của phụ nữ dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ dân tộc tày trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 109 - 111)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu nâng cao vai trò của phụ nữ dân

tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ gia đình

4.1.1. Quan điểm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình Huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn đình Huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

Na Rì là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Kạn, chủ yếu là bà con các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn huyện. Trong đó, dân tộc Tày chiếm phần đông dân số của huyện. Những người phụ nữ dân tộc Tày đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Họ tham gia vào tất cả các hoạt động của hộ gia đình, vừa tham gia lao động tạo thu nhập vừa chăm lo cuộc sống gia đình. Vì vậy, việc nâng cao vai trò của phụ nữ dân tộc Tày sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế gia đình phát triển nói riêng cũng như kinh tế - xã hội của toàn huyện nói chung.

Để nâng cao vai trò của người phụ nữ dân tộc Tày, các cấp chính quyền cần phải nhận thức được tầm quan trọng của phụ nữ, hiểu được những khó khăn, rào cản mà phụ nữ thường hay gặp phải và có các chính sách giúp đỡ, ủng hộ, khuyến khích phụ nữ tăng cường tham gia phát triển kinh tế gia đình.

Các cơ quan trực thuộc cũng như các dự án đang hoạt động trên địa bàn huyện đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình. Huyện cần tổ chức chân chơi cho các chị em có cơ hội giao lưu, học hỏi, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng… để các chị em có điều kiện, cơ hội tốt nhất để phát huy năng lực, khả năng của bản thân góp phần phát triển kinh tế gia đình.

Cá nhân mỗi người phụ nữ nói chung và phụ nữ dân tộc Tày nói riêng cần phải nhận thức được vai trò của mình trong phát triển kinh tế gia đình, cần

thấy rõ những khả năng của bản thân và gia đình để phát huy và những tồn tại cần khắc phục. Phụ nữ cần luôn trau dồi kiến thức, rèn luyện sức khỏe, ham học hỏi, thường xuyên giao lưu, trao đổi để tiếp thu những giá trị tốt đẹp góp phần hoàn thiện bản thân và ngày càng đóng góp nhiều hơn cho công cuộc phát triển kinh tế gia đình.

Để có thể khai thác được thế mạnh của người phụ nữ, khơi dậy những tiềm năng của của người phụ nữ dân tộc Tày, cần phải đảm bảo một số các yếu tố sau:

- Những giải pháp được đề xuất phải phù hợp với trình độ tiếp thu và khả năng thực tế của người phụ nữ người dân tộc, khả thi ở địa phương, phải đem lại hiệu quả thiết thực.

- Giải pháp được lựa chọn phải vừa phát huy được vai trò của phụ nữ dân tộc Tày, vừa đảm bảo giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống.

- Giải pháp phải, phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong vấn đề nâng cao vai trò của phụ nữ người dân tộc.

4.1.2. Định hướng, mục tiêu nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình trên địa bàn huyện Na Rì kinh tế gia đình trên địa bàn huyện Na Rì

Để thực hiện mục tiêu của Đảng là “đẩy mạnh thực hiện các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, gắn tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế”, chúng ta phải phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó có vai trò quan trọng của phụ nữ. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã khẳng định: Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ; nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện các luật pháp, chính sách đối với lao động nữ, tạo điều kiện để phụ nữ tham gia vào cấp uỷ và bộ máy quản lý nhà nước;...

Vì vậy, để nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình, thì các cơ quan đoàn thể chính quyền và các dự án cần phải tăng cường các hoạt động khích lệ, động viên và giúp đỡ các chị em phụ nữ dân tộc Tày có

điều kiện nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức và khả năng phát triển kinh tế. Một số mục tiêu những trong thời gian tới của huyện Na Rì là:

Đầu tư hỗ trợ giảm nghèo xã vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, nhằm tạo sự chuyến biến rõ nét về sản xuất và đời sống, từng bước tạo ra sản phẩm hàng hóa, tăng thu nhập ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần một cách bền vững, góp phần xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách chênh lệch mức sống giữa các dân tộc; góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giữ vững an ninh trật tự an toàn xã hội trong vùng.

Hình thành các nhóm hộ sản xuất, chăn nuôi, đưa tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi, phát huy thế mạnh, lợi thế của từng vùng, tăng thu nhập cho người dân. Phấn đấu giảm nghèo xã trong Đề án bình quân mỗi năm 4% trở lên theo chuẩn nghèo từng giai đoạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ dân tộc tày trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)