Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc hoạch định chiến lƣợc của địa phƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện lâm thao giai đoạn 2015 2020 (Trang 26)

5. Bố cục của luận văn

1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc hoạch định chiến lƣợc của địa phƣơng

Chiến lƣợc cho một địa phƣơng và khu vực đƣợc xây dựng dựa trên các cơ hội, nguy cơ, lợi thế và bất lợi của địa phƣơng hoặc khu vực đó. Vì vậy, có nhiều nhân tố ảnh hƣởng tới việc hoạch định chiến lƣợc phát triển của địa phƣơng. Các yếu tố đó bao gồm:

1.4.1. Các yếu tố thuộc môi trường quốc tế

Đây là các yếu tố ảnh hƣởng tới sự phát triển của các địa phƣơng thông qua việc tạo ra các cơ hội và nguy cơ đối với sự phát triển của địa phƣơng hoặc khu vực. Các yếu tố này bao gồm các yếu tố chủ yếu sau:

- Yếu tố chính trị thế giới: Chính trị thế giới ảnh hƣởng tới các quốc gia

khác và từ đó ảnh hƣởng tới sự phát triển của các khu vực của quốc gia khác. Ví dụ một địa phƣơng đang sản xuất cà phê xuất khẩu sẽ gặp thuận lợi nếu chính trị của các nƣớc xuất khẩu cà phê khác không ổn định, chiến tranh xảy ra sẽ có cơ hội xuất đƣợc nhiều hàng hơn.

- Yếu tố kinh tế thế giới: Kinh tế thế giới ảnh hƣởng tới các quốc gia khác và ảnh hƣởng tới sự phát triển của từng địa phƣơng trong các quốc gia khác. Khi kinh tế thế giới tăng trƣởng sẽ kéo theo nhu cầu hàng hóa tăng cao, các quốc gia khác có cơ hội xuất đƣợc hàng hóa, nền kinh tế phát triển giúp các địa phƣơng ở nƣớc đó cũng phát triển cao. Ngƣợc lại khi nền kinh tế suy thoái các nƣớc khác cũng gặp khó khăn và các địa phƣơng cũng gặp khó khăn.

- Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế: Tốc độ tăng trƣởng nền kinh tế ảnh

hƣởng tới sự phát triển của các địa phƣơng do ảnh hƣởng tới cầu của nền kinh tế. Khi nên kinh tế tăng trƣởng cao, cầu của ngƣời dân lớn sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của các địa phƣơng. Trong thời kỳ kinh tế tăng trƣởng các doanh nghiệp phát triển sản xuất do cầu tăng lên kéo theo việc tăng thu mua nguyện vật liệu, tăng tuyển dụng lao động tại các khu vực và do đó làm cho kinh tế các địa phƣơng phát triển theo.

- Yếu tố luật pháp và quản lý nhà nước về kinh tế: Yếu tố quản lý nhà nƣớc về kinh tế có vai trò quan trọng trong sự phát triển của các địa phƣơng trong cả nƣớc. Những chủ trƣơng phát triển, các chƣơng trình dự án của chính phủ sẽ ảnh hƣởng lớn tới sự phát triển của từng khu vực. Những địa phƣơng có đƣợc lợi thế từ các chƣơng trình dự án hoặc chính sách phát triển của chính phủ sẽ có cơ hội phát triển tốt

1.4.3. Các yếu tố thuộc về địa phương

- Quản lý nhà nước ở địa phương: Quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng

cũng ảnh hƣởng lớn tới sự phát triển của địa phƣơng đó. Nếu địa phƣơng làm tốt công tác quản lý, minh bạch trong thủ tục hành chính, giảm sách nhiễu phiền hà ngƣời dân sẽ có cơ hội phát triển. Ngƣợc lại, khi địa phƣơng mà yếu kém trong quản lý kinh tế sẽ gặp khó khăn phát triển.

- Lợi thế tự nhiên trong phát triển kinh tế: Yếu tố tự nhiên có ảnh hƣởng quan trọng tới sự phát triển kinh tế của các địa phƣơng. Những địa phƣơng có vị trí thuận lợi trong phát triển kinh tế nhƣ các đầu mối giao thông quan trọng hoặc các trung tâm về du lịch sẽ có nhiều cơ hội phát triển. Nếu địa phƣơng có vị trí địa lý thuận lợi nhƣ gần sân bay, bến cảng, gần các trung tâm đô thị lớn sẽ càng có điều kiện phát triển kinh tế. Ngoài ra, yếu tố tự nhiên cũng còn phải đề cập đến đó là điều kiện tự nhiên. Một số địa phƣơng nằm ở khu vực nhiều thiên tai cũng khó có cơ hội phát triển kinh tế.

- Dân số và nguồn nhân lực: Địa phƣơng có dân số đông và trình độ ngƣời dân cao sẽ là nguồn cung cấp nhân lực lớn cho sự phát triển. Các dự án đầu tƣ cần sử dụng lao động, nếu địa phƣơng không có đủ nguồn nhân lực cho các dự án sẽ khó khăn trong thu hút đầu tƣ.

- Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng trong phát triển

kinh tế địa phƣơng. Một địa phƣơng có cơ sở hạ tầng đồng bộ sẽ có cơ hội lớn trong phát triển kinh tế, khuyến khích phát triển do có đƣợc cơ sở hạ tầng thuận lợi. Muốn phát triển kinh tế, thu thút đầu tƣ thì hệ thống giao thông, điện, nƣớc và các điều kiện khác phải đảm bảo.

- Tài nguyên thiên nhiên: Nếu địa phƣơng có nguồn tài nguyên thiên

nhiên phong phú sẽ có cơ hội phát triển kinh tế do khai thác nguồn tài nguyên ngày. Ngƣợc lại những địa phƣơng nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên sẽ khó có cơ hội phát triển.

1.5. Kinh nghiệm thực tiễn trong việc xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của các địa phƣơng trong nƣớc kinh tế xã hội của các địa phƣơng trong nƣớc

1.5.1. Kinh nghiệm xây dựng định hướng chiến lược phát triển kinh tế của huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

Huyện Việt Yên của tỉnh Bắc Giang là một ví dụ điển hình về xây dựng và lựa chọn định hƣớng chiến lƣợc đúng trong phát triển kinh tế xã hội.Trƣớc đây khi chƣa tách tỉnh Hà Bắc, Việt Yên là một huyện nghèo của tỉnh Bắc Giang. Công việc chủ yếu của ngƣời dân là trồng trọt và chăn nuôi, năng suất lao động thấp, giá trị thu nhập thấp. Sản xuất manh mún và nhỏ lẻ không mang lại nhiều hiệu quả.

Nhận thấy đƣợc cơ hội khi dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chảy vào Việt Nam, cùng với việc các nhà đầu tƣ không tập trung ở những khu công nghiệp trung tâm nhƣ Hà Nội, Hải Phòng do chi phí quá cao, lãnh đạo huyện cùng với tỉnh đã có những bƣớc đi quan trọng nhằm thu hút đầu tƣ vào huyện. Lãnh

đạo huyện chủ trƣơng tuyên truyền để ngƣời dân hiểu về thu hút đầu tƣ của huyện nhƣ tuyên truyền về giải phóng mặt bằng, đền bù đất đai và tái định cƣ rất nhanh chóng. Nhờ đó số lƣợng nhà đầu tƣ tăng lên nhanh chóng.

Hiện nay, huyện đã có ba khu công nghiệp trong đó có nhiều khu công nghiệp quy mô lớn. Điển hình là khu công nghiệp Đình Trám (Nhà máy ô tô Hyundai lớn nhất Việt Nam), Khu công nghiệp Hoàng Mai. Khu công nghiệp Quang Châu đã đƣa vào sử dụng, với số lƣợng công nhân làm việc lên tới hơn 10.000 lao động. Ngoài ra còn có khu Quảng Minh với những làng rau xanh lớn vào loại nhất khu vực miền bắc: Đông Long, Mật Ninh, Khả lý Thƣợng, Hạ...cung cấp rau cho hầu hết miền bắc và xuất khẩu.

Về cơ bản, Việt Yên đã trở thành một huyện công nghiệp, với tỷ trọng sản xuất công nghiệp trong GDP lớn. Sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm và đi vào hình thức trang trại tập trung. Đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện, y tế giáo dục phát triển.

Để có đƣợc kết quả này, một số kinh nghiệm có thể thấy nhƣ sau:

Thứ nhất, lãnh đạo huyện phải có tƣ duy đổi mới với tầm nhìn chiến lƣợc nhằm tập hợp nguồn lực vào thực hiện những mục tiêu dài hạn. Ngân sách phân bổ hàng năm phải đƣợc đầu tƣ có trọng điểm vào các hạng mục cơ sở hạ tầng quan trọng nhƣ giao thông, điện, nƣớc. Đầu tƣ ngân sách cho đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ cho các dự án đầu tƣ. Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn.

Thứ hai, việc có một định hƣớng chiến lƣợc thống nhất giúp cho huyện chủ động trong các hoạt động thu hút đầu tƣ, giải phóng mặt bằng. Các dự án đầu tƣ vào huyện rất nhanh chóng và ít gặp cản trở do vấn đề giải phóng mặt bằng gây ra.

Thứ ba, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính. Cải cách thủ tục hành chính đặc biệt là đối với các nhà đầu tƣ có ảnh hƣởng rất lớn tới quyết định đầu tƣ của họ. Xuất phát từ ý tƣởng đó, lãnh đạo huyện cùng nhau họp bàn và thống nhất việc cải cách thủ tục hành chính cấp huyện. Vì thế, các dự án triển khai trên địa bàn huyện đƣợc tiến hành rất nhanh chóng, ít bị vƣớng mắc về thủ tục hành chính.

1.5.2. Kinh nghiệm xây dựng và lựa chọn định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

Huyện Bình Xuyên của tỉnh Vĩnh Phúc cũng là huyện phát triển kinh tế nhanh nhờ có định hƣớng đúng. Huyện Bình Xuyên là huyện mới tái lập năm 1998 tách ra từ huyện Tam Đảo. Khi mới tái lập, huyện vẫn theo định hƣớng cũ của huyện Tam Đảo nên kinh tế phát triển chậm chạp, cơ sở vật chất nghèo nàn, đời sống dân cƣ chậm đƣợc cải thiện.

Cùng với chủ trƣơng đổi mới của tỉnh, lãnh đạo huyện tập trung nỗ lực quyết tâm đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội của huyện. Bƣớc đầu tiên đƣợc huyện xác định đó là định hƣớng trong phát triển. Nhờ định hƣớng đúng đến nay huyện đã có 9 khu và cụm công nghiệp, đƣa giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng của Bình Xuyên năm 2015 đạt xấp xỉ 28.700 tỷ đồng, tăng 22,4% so với năm 2014 và tổng thu ngân sách đạt 697,8 tỷ đồng, tăng 52% so với dự toán giao. Đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Công nghiệp tiếp tục phát triển và duy trì mức tăng trƣởng cao, là ngành kinh tế quan trọng , khẳng định và phát huy vai trò là động lực phát triển kinh tế của huyện . Các khu công nghiệp của huyện đã tạo việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phƣơng và trong tỉnh.

Để có đƣợc kết quả đó trƣớc hết phải kể đến đó là định hƣớng phát triển đúng mà lãnh đạo địa phƣơng đƣa ra. Từ định hƣớng này, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội có cơ sở để thay đổi phƣơng thức hoạt động theo định hƣớng chung. Kết quả là kết quả thu hút đầu tƣ phát triển kinh tế của huyện tăng cao. Thủ tục hành chính đƣợc cải thiện, sự chồng chéo giữa nhiều bộ phận đƣợc giải quyết dựa trên định hƣớng chung. Chính vì vậy, số lƣợng dự án đầu tƣ không ngừng tăng lên đến nay đã có 800 dự án đăng ký đầu tƣ vào huyện.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Lâm Thao nhƣ thế nào?

- Những nhiệm vụ gì cần thực hiện để xây dựng các định hƣớng chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của huyện trong giai đoạn 2015 - 2020?

- Các giải pháp chiến lƣợc nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội của huyện trong thời gian tới là gì?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1.Phương pháp tiếp cận

Để xây dựng các định hƣớng chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của huyện Lâm Thao giai đoạn 2015 - 2020 luận văn sẽ phân tích các cơ hội và nguy cơ mà huyện gặp phải trong giai đoạn 2015 - 2020, tiếp đó luận văn sẽ phân tích lợi thế và bất lợi của huyện trong mối tƣơng quan với các vùng, địa phƣơng có điều kiện tƣơng tự trong khu vực, kết hợp với quan điểm và thái độ của lãnh đạo doanh nghiệp sẽ hình thành các phƣơng án chiến lƣợc. Từ các phƣơng án chiến lƣợc đó, luận văn đề xuất các định hƣớng chiến chiến lƣợc tối ƣu và xác định các nhiệm vụ, giải pháp nhằm triển khai các định hƣớng chiến lƣợc đã chọn.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, chọn mẫu theo phƣơng pháp ngẫu nhiên. Tiến hành thu thập các dữ liệu liên quan đến mục đích nghiên cứu của đề tài.

- Số liệu thứ cấp: số liệu đƣợc tập hợp từ nghiên cứu tài liệu, số liệu đã đƣợc công bố của địa phƣơng trong thời gian qua.

- Số liệu sơ cấp:Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua bảng hỏi

chuyên gia về sắp xếp các nhân tố lợi thế, bất lợi, cơ hội, nguy cơ. Đối với số liệu sơ cấp, luận văn sẽ tham khảo ý kiến chuyên gia về lợi thế và bất lợi của huyện dựa trên bảng hỏi có chấm điểm theo mức độ quan trọng hoặc trọng số.

Tổng hợp dữ liệu: Sau khi thu thập đƣợc thông tin, số liệu sẽ đƣợc cập

nhật, tổng hợp thông qua hệ thống các bảng biểu, đồ thị, phân tổ thống kê … sử dụng một số phần mềm thống kê để tính toán, phân tích.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nhƣ: Phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp loại trừ, phƣơng pháp SWOT...

2.2.4. Mẫu nghiên cứu

Quy mô mẫu đƣợc xác định theo công thức sau đây: Cỡ mẫu đƣợc xác định theo công thức sau:

2 2 z (p.q) n e =

Trong đó: n= là cỡ mẫu; z= giá trị phân phối tƣơng ứng với độ tin cậy lựa chọn (nếu độ tin cậy 95% thì giá trị z là 1,96…)

p= là ƣớc tính tỷ lệ % của tổng thể; q = 1-p, thƣờng tỷ lệ p và q đƣợc ƣớc tính 50%/50% đó là khả năng lớn nhất có thể xảy ra của tổng thể e là mức sai số cho phép trong trƣờng hợp này là 5%.

Theo công thức này, ta có cỡ mẫu 390. Đây là cán bộ chuyên gia của huyện, của các huyện lân cận và của tỉnh Phú Thọ am hiểu về tình hình của Lâm Thao và của các vùng lân cận.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Để phân tích lợi thế và bất lợi của huyện so với các địa phƣơng khác, luận văn dự kiến sử dụng các chỉ tiêu sau để phân tích và so sánh huyện Lâm Thao với các khu vực lân cận:

2.3.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP của huyện

Quy mô GDP phản ánh quy mô của nền kinh tế. Quy mô GDP lớn thì nền kinh tế đó có sức mạnh. Tốc độ tăng trƣởng GDP phản ảnh tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện trong một năm. Tốc độ tăng trƣởng cao biểu hiện tốc độ phát triển kinh tế của địa phƣơng nhanh. Số liệu thống kê GDP đƣợc thu thập từ báo cáo tổng kết của huyện hàng năm.

2.3.2. Quy mô dân số và nguồn nhân lực

Quy mô dân số và chất lƣợng nguồn lực ảnh hƣởng rất lớn đến tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Một địa phƣơng có dân số đông, lực lƣợng lao động dồi dào, chất lƣợng cao sẽ có tiềm năng lớn trong thu hút đầu tƣ, phát triển kinh tế của địa phƣơng. Quy mô dân số và chất lƣợng nguồn lực của huyện sẽ đƣợc sử dụng để so sánh về lợi thế và bất lợi so với các địa phƣơng khác.

2.3.3. Vị trí địa lý

Vị trí địa lý có ảnh hƣởng lớn tới tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Những địa phƣơng có vị trí thuận tiện gần những khu vực thị trƣờng lớn nhƣ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh thì có nhiều tiềm năng để phát triển. Giao thông cũng có ý nghĩa lớn đối với một địa phƣơng khu vực, ảnh hƣởng tới hoạt động thu hút đầu tƣ của địa phƣơng. Vị trí địa lý đƣợc đo lƣờng dựa trên khoảng cách của huyện tới các trung tâm kinh tế xã hội của cả nƣớc hoặc của tỉnh trong mối tƣơng quan với các địa phƣơng khác trong khu vực.

Đất đai và tài nguyên là yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của một địa phƣơng. Một địa phƣơng có quỹ đất dồi dào và thuận lợi cho phát triển công, nông nghiệp sẽ có nhiều lợi thế để phát triển.

2.3.5. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng trong thu hút đầu tƣ và phát triển kinh tế xã hội. Những địa phƣơng có giao thông thuận tiện sẽ dễ dàng thu hút vốn đầu tƣ vào địa phƣơng. Hoạt động giao thƣơng hàng hóa đƣợc đẩy mạnh,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện lâm thao giai đoạn 2015 2020 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)