Một số giải pháp phát triển kinh tế xã hội huyện Lâm Thao giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện lâm thao giai đoạn 2015 2020 (Trang 78 - 84)

5. Bố cục của luận văn

4.2. Một số giải pháp phát triển kinh tế xã hội huyện Lâm Thao giai đoạn

2015 - 2020

4.2.1.Giải pháp về huy động vốn đầu tư

Để thu hút đƣợc nguồn vốn từ xã hội, cần phải có cơ chế, chính sách nhằm giảm các rào cản không hợp lý về thuế và lệ phí. Chú trọng thực hiện cơ chế “đầu tƣ mồi”, dùng nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách để thu hút các nguồn vốn đầu tƣ từ các nguồn khác. Ƣu tiên đầu tƣ, trợ giúp từ Trung ƣơng, từ tỉnh thông qua các chƣơng trình, dự án để tạo nguồn vốn xây dựng kết cấu hạ tầng.

Vốn ngân sách

Nguồn vốn ngân sách chủ yếu dành cho đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng trợ giúp các chƣơng trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Có 2 nguồn vốn ngân sách cơ bản: Một

là, vốn đầu tƣ trực tiếp của Ngân sách Nhà nƣớc Trung ƣơng và tỉnh vào các công trình, các dự án trên địa bàn Huyện. Để tăng nguồn vốn này, phải tăng các nguồn thu trên địa bàn chủ yếu thông qua các khoản thu thuế và lệ phí: thực hiện thu đúng, thu đủ, gắn liền công tác thu với việc nuôi dƣỡng nguồn thu và thực hiện cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu các dự án có sử dụng đất.

Song song với việc tăng nguồn thu ngân sách thì vấn đề tiết kiệm chi và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tƣ từ ngân sách là một biện pháp cần đƣợc quán triệt: Cải cách hành chính, tinh giản bộ máy, quản lý chặt chẽ các khoản mục chi, chống thất thoát lãng phí nguồn vốn. Tăng cƣờng thực hiện cơ chế đối ứng bằng nguồn vốn ngân sách để thu hút các nguồn vốn đầu tƣ từ các nguồn khác từ bên ngoài.

Thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và vốn trong dân

Khả năng huy động nguồn vốn của các doanh nghiệp phụ thuộc vào xu hƣớng và cơ hội phát triển của các ngành, trong đó, chủ yếu là các ngành công nghiệp, xây dựng, các ngành dịch vụ trên địa bàn. Khu công nghiệp - đô thị dịch vụ Lâm Thao sẽ đƣợc đầu tƣ xây dựng, sẽ dần đƣợc lấp đầy bằng các doanh nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ công nghiệp. Cụm công nghiệp - làng nghề sẽ đƣợc xây dựng và mở rộng để thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ làm nghề trên địa bàn. Muốn vậy, cụm công nghiệp - làng nghề phải có cơ sở hạ tầng và có cơ chế thu hút và quản lý thực sự hấp dẫn.

Ngoài ra, các dự án xây dựng các trung tâm thƣơng mại dịch vụ, chợ, hệ thống các cơ sở hạ tầng xã hội nhƣ trƣờng học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí, các công trình phúc lợi, công trình công cộng... cũng sẽ thu hút đƣợc nguồn vốn đầu tƣ đáng kể của các nhà đầu tƣ. Các mô hình phát triển nông

nghiệp - thủy sản theo mô hình trang trại, gắn với dịch vụ du lịch sinh thái cũng sẽ thu hút những ngƣời dân có tiền vốn trên địa bàn hoặc ngoài địa bàn vào đầu tƣ phát triển. Các khoản tiền đền bù đất đai khi giải phóng mặt bằng cần đƣợc huy động đầu tƣ một cách có hiệu quả thông qua các chƣơng trình đầu tƣ chuyển đổi nghề nghiệp tập trung, do những ngƣời dân trực tiếp thực hiện hoặc gián tiếp tham gia thông qua các hình thức đóng góp cổ phần.

Tăng cường các nguồn vốn tín dụng và các nguồn vốn khác

Cần gắn hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn Huyện, các tổ chức trung gian tài chính với các hoạt động đầu tƣ cho các dự án phát triển sản xuất kinh doanh có nhiều triển vọng thông qua các hình thức liên kết liên doanh, góp cổ phần và cho thuê tài chính... Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng cần đƣợc đa dạng hoá theo hƣớng kết hợp giữa tổ chức tín dụng nhà nƣớc với các tổ chức tín dụng nhân dân trên địa bàn để thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, đồng thời có thể đáp ứng đƣợc các khoản đầu tƣ nhỏ, lẻ của các hộ gia đình trong Huyện.

Khai thác các nguồn vốn liên doanh, liên kết và vốn vay từ bên ngoài, đặc biệt là từ các tổ chức tiền tệ và của các nhà đầu tư quốc tế

Để thu hút các nguồn vốn trên, cần có các chính sách cởi mở và hình thức đa dạng. Đặc biệt cần có biện pháp đầu tƣ có trọng điểm, dứt điểm và hiệu quả; chủ động kịp thời xây dựng các kế hoạch, các chƣơng trình, dự án cụ thể, có tính khả thi cao để thu hút kêu gọi vốn đầu tƣ từ bên ngoài. Tạo điều kiện để thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI), vốn liên doanh vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ; xây dựng các dự án về điện, giao thông, thủy lợi, cấp thoát nƣớc, y tế, giáo dục có sử dụng nguồn vốn ODA; tranh thủ sự viện trợ của các tổ chức phi chính phủ.

Thực hiện phƣơng châm kết hợp nhà nƣớc và nhân dân cùng làm trong việc lập các quỹ phát triển cơ sở hạ tầng, quỹ xây dựng các cơ sở phúc lợi.... Cùng với tỉnh, đẩy mạnh việc cải cách hành chính, trong đó các dự án, các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Huyện với các chủ đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Tranh thủ các nguồn vốn đầu tƣ viện trợ của các tổ chức quốc tế, các khoản vốn vay ƣu đãi, các nguồn vốn viện trợ phát triển không hoàn lại của các tổ chức quốc tế.

Tăng cường quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng chống thất thoát lãng phí nguồn vốn đầu tư phát triển

Nâng cao chất lƣợng công tác kế hoạch theo hƣớng kế hoạch đầu tƣ tập trung, có trọng điểm theo đúng quy hoạch và tính chất của nguồn vốn đầu tƣ. Đồng thời lồng ghép các nguồn vốn đầu tƣ đảm bảo phát huy hiệu quả phục vụ cho mục tiêu tăng trƣởng và chuyển dịch kinh tế.

Bên cạnh đó, các phòng ban ngành cần nâng cao chất lƣợng tƣ vấn khảo sát thiết kế, lập dự án và thẩm định, thẩm tra dự án đầu tƣ. Phối hợp giữa các cơ quan quản lý trong việc thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định dự án đầu tƣ theo quy chế một cửa.

Đẩy mạnh cải cách hành chính trong thực hiện các thực hiện các thủ tục đầu tư nhằm tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn.

Rà soát, kiện toàn bộ máy, cán bộ các ngành, các cấp, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, tăng cƣờng thực hiện phân cấp quản lý nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của các ngành, các cấp trong công tác tham mƣu và tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

- Tập trung chỉ đạo, phân công cán bộ có trình độ, năng lực thực hiện tốt việc kê khai, thống kê, rà soát thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính, các yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính trên các

lĩnh vực thuộc ngành quản lý theo đúng tiến độ.

- Xây dựng quy chế phối hợp với các ngành, đơn vị thƣờng xuyên có quan hệ phối hợp trong giải quyết các thủ tục hành chính; lựa chọn các lĩnh vực trọng điểm, liên quan nhiều đến tổ chức, doanh nghiệp và công dân để thực hiện cơ chế một cửa liên thông.

- Mở rộng các lĩnh vực công việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000; tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin, tr- ƣớc mắt là ứng dụng phần mềm quản lý hồ sơ công việc vào việc theo dõi, giám sát thực hiện thủ tục hành chính.

- Nâng cao trình độ, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của cán bộ công chức làm ở bộ phận “một cửa” và giải quyết thủ tục hành chính; có chế độ ƣu đãi phù hợp để khuyến khích cán bộ, công chức làm việc tích cực, đồng thời phát hiện xử lý nghiêm minh những cán bộ, công chức kém năng lực, gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức, công dân.

Tăng cường công tác quy hoạch và quản lý theo quy hoạch

Các dự án đầu tƣ xây dựng phải tuân thủ theo quy hoạch đƣợc duyệt, lấy quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành làm trọng tâm. Kế hoạch đầu tƣ xây dựng không đƣợc ghi vào danh mục đầu tƣ đối với các dự án không có trong quy hoạch, chƣa có đủ thủ tục, chƣa đủ điều kiện về vốn và nguồn vốn. Tập trung hoàn thiện và điều chỉnh kịp thời những quy hoạch không còn phù hợp để thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế.

Tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát cộng đồng đối với công tác quy hoạch, công khai các dự án quy hoạch, tăng cƣờng kiểm tra, thanh tra quản lý xây dựng và kế hoạch sử dụng đất đai ở trên địa bàn các phƣờng, xã, thị trấn,

thành phố; giám sát việc thực hiện quy hoạch.

Khắc phục những tồn tại trong công tác đấu thầu

Thực hiện nghiêm túc những quy định trong Luật Đấu thầu đã ban hành. Các chủ thể tham gia vào quá trình đấu thầu phải đảm bảo độc lập về tổ chức, không cùng một cơ quan quản lý và độc lập về mặt tài chính.

- Tăng cƣờng công khai, minh bạch quá trình đấu thầu nhƣ đăng tải trên báo, đài…

- Tăng cƣờng tính chuyên môn, chuyên nghiệp của các đơn vị trực tiếp thực hiện công tác đấu thầu nhƣ mở các lớp đào tạo, bổ sung kiến thức cho cán bộ làm công tác đấu thầu, tin học hoá hoạt động đấu thầu nhƣ ứng dụng một số phần mềm hỗ trợ công tác đấu thầu.

Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra và thanh tra trong hoạt động đầu tư và xây dựng.

Thực hiện thƣờng xuyên công tác thanh kiểm tra các hoạt động đầu tƣ xây dựng nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn những hành vi gây lãng phí, thất thoát tiền vốn của Nhà nƣớc, những sơ hở trong cơ chế quản lý để kiến nghị nhằm khắc phục, xử lý.

Kiên quyết chống “khép kín” trong đầu tƣ, gắn công tác giám sát, đánh giá đầu tƣ với công tác thanh quyết toán vốn đầu tƣ, điều chỉnh dự án đầu tƣ; bảo đảm thực hiện nghiểm chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tƣ. Các tổ chức, cá nhân thực hiện công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra về đầu tƣ và xây dựng thực hiện giám sát ngay từ khâu quy hoạch, lập dự án, thẩm định, bố trí vốn đầu tƣ, đảm bảo tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch đƣợc duyệt; phải chịu trách nhiệm về kết quả công tác của mình. Triển khai hoạt động

giám sát cộng đồng đối với các dự án đầu tƣ thuộc nguồn vốn Nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện lâm thao giai đoạn 2015 2020 (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)