Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện trong thời gian qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện lâm thao giai đoạn 2015 2020 (Trang 42)

5. Bố cục của luận văn

3.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện trong thời gian qua

3.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

Các chỉ tiêu kinh tế thuộc ngành , lĩnh vực đều có xu thế tăng lên qua các năm, giá trị tăng thêm (giá 2010) tăng bình quân 4,75%; trong đó: nông

lâm thuỷ sản tăng 3,21%; công nghiệp + xây dựng tăng 4,96%; dịch vụ tăng 5,54% (không đạt mục tiêu 8- 9%). Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế đạt 55,54%, tăng 0,16%; nông nghiệp còn 20,65%, giảm 0,3%; dịch vụ 24,43%, tăng 0,14% so năm 2010.

- Giá trị tăng thêm bình quân đầu ngƣời (giá hiện hành) đạt 34 triệu

đồng (vƣợt mục tiêu 21- 22 triệu đồng), tăng 1,6 lần so với năm 2010.

- Sản lƣợng lƣơng thực đạt 43,2 nghìn tấn (vƣợt mục tiêu 37- 38 nghìn tấn), tăng 4,4% so năm 2010.

- Thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tăng bình quân 16,2% (vƣợt mục tiêu tăng 13- 14%).

- Cơ cấu kinh tế : Nông lâm nghiệp 20,65%; Công nghiệp- xây dựng

54,92%; dịch vụ: 24,43% (vƣợt mục tiêu tƣơng ứng đến năm 2015: nông, lâm, thủy sản 28- 26%, công nghiê ̣p, xây dƣ̣ng 41- 42%, dịch vụ 31-32%).

Nhìn chung, cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Lâm Thao trong những năm vừa qua hầu nhƣ không có sự thay đổi. Công nghiệp vẫn là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị sản xuất với hơn 70%.Ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp nhất trong ba ngành. Vì vậy trong thời gian tới cần tăng tỷ trọng ngành dịch vụ giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản.

3.2.1.1. Ngành nông, lâm, thủy sản

Đối với kinh tế huyện Lâm Thao, nông, lâm, thủy sản vẫn là một trong những ngành chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Với khoảng 82% dân số sống tại nông thôn (năm 2010), 76% dân số và hơn 80% lao động làm việc trong ngành. Ngành nông, lâm, thủy sản đã tận dụng tốt ƣu thế của huyện giải quyết việc làm và tạo thu nhập chủ yếu cho một bộ phận lớn dân cƣ.

3.2.1.2. Ngành công nghiệp và xây dựng

Với phƣơng châm cải thiện cơ sở hạ tầng để thu hút và thúc đẩy vốn đầu tƣ Lâm Thao đã dành phần lớn nguồn Ngân sách nhà nƣớc để đầu tƣ cho lĩnh vực xây dựng. Trong những năm qua, một loạt các công trình đã đƣợc xây mới nhƣ : sân vận đô ̣ng trung tâm huyện , các tuyến đƣờng nội thị, đƣờng liên xã, liên huyện và giao thông nông thôn đƣợc đầu tƣ.

Số cơ sở sản xuất công nghiệp cao nhất là 2005 với 1.173 cơ sở. Ngành công nghiệp đã thu hút một lƣợng lao động khá lớn, năm cao nhất với 9.725 ngƣời, trong đó, sử dụng nhiều lao động nhất là Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao với 3.372 lao động; công ty cổ phần cơ khí Supe Lâm Thao: 181 lao động; công ty cổ phần bao bì và thƣơng mại Lâm Thao: 160 lao động... Về sản phẩm công nghiệp, có một số loại sản phẩm có tốc độ tăng rất

nhanh nhƣ khí ô xy, chè đen, đậu phụ, rƣợu các loại, phân bón NPK...; nhƣng cũng có một số loại sản phẩm giảm mạnh nhƣ vải màn sợi bông, hộp carton giấy, xi măng, supe lân, đồ gỗ, trong đó, đặc biệt là sản phẩm thủ công truyền thống là ủ ấm giảm mạnh với tốc độ 5,41%...

Huyện đã có 4 làng nghề đƣợc công nhận: làng nghề xây dựng Xuân Huy, làng nghề sản xuất ủ ấm và chăn ga, gối Sơn Vi, làng nghề sản xuất tƣơng Dục Mỹ (Cao Xá), làng nghề nuôi và chế biến rắn Tứ Xã. Các làng nghề đã giữ vững và phát huy đƣợc các nghề truyền thống.

3.2.1.3. Ngành dịch vụ

Huyê ̣n đầu tƣ phát triển của một số hoạt động dịch vụ:

+ Về thƣơng mại: Bức tranh toàn cảnh diễn ra khá sôi động, đặc biệt là các hoạt động giao lƣu, trao đổi hàng hoá tại các khu vực trung tâm huyện và các chợ đầu mối của 1 số xã. Tổng mức bán lẻ và tiêu dùng xã hội ngày càng tăng; số hộ và lao động hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại ngày càng tăng. Toàn huyện có 8 chợ họp hàng ngày, 7 chợ phiên, một số cơ sở kinh doanh đồ gỗ và bƣớc đầu có sự manh nha cho sự phát triển siêu thị (thị trấn Lâm Thao, thị trấn Hùng Sơn, Cao Xá).

+ Về du lịch, Lâm Thao có hàng trăm di tích lịch sử, văn hóa, có nhiều lễ hội, trò chơi dân gian nhƣng chƣa tổ chức đƣợc các các tuyến du lịch, vẫn chủ yếu là thu hút du khách địa phƣơng. Trên địa bàn chƣa có khách sạn lớn, chỉ có một số nhà nghỉ tƣ nhân; hệ thống nhà hàng cũng hạn chế, chỉ có vài nhà hàng gắn trang trại sinh thái với ẩm thực.

+ Thông tin truyền thông khá phát triển; các mạng Viettel, Vinaphone, Mobifone, EVN phát triển khá, diện phủ sóng ngày càng rộng. Huyện đã cải tạo và nâng cấp một số mạng cáp quang nội hạt. Duy trì hoạt động có hiệu quả các điểm bƣu điện văn hoá xã, thị trấn; công tác phát hành báo chí các

loại và cấp phát các bản tin đƣợc coi trọng.

+ Mạng lƣới kinh doanh xăng dầu đã bƣớc đầu đảm bảo nhu cầu sản xuất và đời sống của dân cƣ. Vận chuyển hành khách đƣợc quan tâm và phát triển khá mạnh. Ngành vận tải đóng góp ngày càng lớn vào giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ.

+ Hệ thống tín dụng ngân hàng có nhiều đổi mới; các ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng chính sách đã phát huy đƣợc vai trò, có nhiều cố gắng trong việc tổ chức huy động vốn, cải tiến các thủ tục cho vay. Quỹ tín dụng nhân dân các xã Cao Xá, Sơn Vi, Thạch Sơn, Tiên Kiên và thị trấn Hùng Sơn hoạt động ngày càng có quy mô vốn lớn hơn và có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân địa phƣơng.

3.2.1.4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật a) Mạng lưới giao thông

 Giao thông bộ, đường sắt

Trên địa bàn huyện Lâm Thao có tổng độ dài của các tuyến đƣờng giao thông dài 705,96 km.

- Về quốc lộ, trên địa bàn Huyện có tuyến Quốc lộ 32C với tổng chiều

dài trên 11 km đây là tuyến đƣờng quan trọng nối Quốc lộ 2 với Quốc lộ 32A dọc sông Thao theo hƣớng Tây Bắc đi Yên Bái, có điểm đầu tại Hùng Sơn (giáp Hy Cƣơng) và điểm cuối tại cầu Phong Châu. Tuyến đƣờng này đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp, đảm bảo giao thông thuận lợi.

- Về đường tỉnh, trên địa bàn Lâm Thao có 38,5 km đƣờng tỉnh, bao

gồm một số tuyến sau: Đƣờng 325B từ Tiên Kiên đi Phù Ninh, dài 4 km; đƣờng 324C từ Tứ Xã đến Hợp Hải, dài 3 km,; đƣờng 324B từ Cao Xá đi Bản Nguyên, đến Sơn Vi, dài 7 km, đƣờng 324 từ thị trấn Lâm Thao đến Cao Xá giáp Thụy Vân (Việt Trì) dài 10,5 km và đƣờng tỉnh 320 từ Hợp Hải đi Xuân

Huy, dài 14 km.

Đặc biệt năm 2010 là năm khởi công dự án Cao tốc Nội bài- Lào cai với số tổng số vốn đầu tƣ hơn 2.385 tỷ đồng trong đó đoạn đi qua huyện Lâm Thao dài hơn 4.5 km.

- Về đường huyện, trên địa bàn Lâm Thao có 18,6 km, chủ yếu đƣờng

cấp 5 cấp 6 với một số tuyến sau: Tuyến L2: Tiên Kiên - Xuân Huy, dài 4,2 km; tuyến L4: Thị trấn Lâm Thao đi Sơn Vi, dài 5,6 km; tuyến L6: Tiên Kiên đi Hà Thạch, dài 5,02 km; tuyến L3: Phùng Nguyên đi Ba Đê, dài 2,1 km.

- Về đường khác: có đƣờng trung tâm huyện dài 1,68 km; các tuyến đƣờng xã, liên thôn - đƣờng giao thông nông thôn với tổng chiều dài 635,86 km. Ngoài ra còn đƣờng lên đồi, giao thông nội đồng với tổng chiều dài khoảng gần 300 km. Trên địa bàn Lâm Thao còn có tuyến đƣờng sắt chạy qua các xã và thị trấn Hùng Sơn, Tiên Kiên, Xuân Lũng và Xuân Huy; có ga Tiên Kiên, điểm trung chuyển quặng phục vụ cho Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao và cho vận chuyển hàng hóa, hành khách.

Giao thông thủy

Trên địa bàn huyện có tuyến sông Thao chảy qua với tổng chiều dài 28 km, đi qua 7 xã: Xuân Huy, Thạch Sơn, Hợp Hải, Kinh Kệ, Bản Nguyên, Vĩnh Lại, Cao Xá và thị trấn Lâm Thao. Đây là tuyến đƣờng thủy quan trọng trong giao thƣơng, vận tải của huyện vì nó ở gần lƣu vực nối với sông Lô, sông Đà và sông Hồng.

Giao thông tĩnh và các tuyến vận tải

Hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy và đƣờng sắt của Lâm Thao khá phát triển, nhất là trong những năm gần đây. Các tuyến quốc lộ, đƣờng tỉnh, đƣờng huyện và đƣờng liên xã đã tạo thành một hệ thống giao thông rộng khắp, đáp ứng nhu cầu trƣớc mắt của phát triển kinh tế - xã hội chung

của Huyện.

Hệ thống thủy lợi, cấp nước

Về cấp nƣớc, ngoài hệ thống giếng, trên địa bàn huyện Lâm Thao, có 9 xã hiện có hệ thống cấp nƣớc sạch do Unicef tài trợ với công nghệ giếng khoan và hệ thống lắng lọc. Tại 2 thị trấn và xã Thạch Sơn, khu vực bị ô nhiễm nguồn nƣớc do quá trình sản xuất của Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao gây ra đã đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ và xây dựng hệ thống cấp nƣớc với nguồn nƣớc từ Công ty cấp nƣớc Việt Trì. Tỷ lệ hộ đƣợc dùng nƣớc hợp vệ sinh đến nay là 85%.

Về rác thải, Huyện đã sớm chú trọng tới vấn đề thu gom, nhất là ở hai thị trấn, ở Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao... Tuy nhiên, ở một số khu vực đô thị hóa mạnh và nơi có điều kiện phát triển công nghiệp, làng nghề và dịch vụ, việc thu gom rác thải vẫn chƣa thật tốt.

b) Mạng lưới điện

Hệ thống lƣới điện nông thôn đã phủ đều khắp tất cả các xã, thị trấn trong huyện. Tỷ lệ hộ đƣợc sử dụng điện lƣới quốc gia đạt 100%.

d) Hệ thống thông tin truyền thông

Mạng lƣới thông tin truyền thông trên địa bàn Lâm Thao khá phát triển. Bƣu điện huyện với 2 chức năng quản lý nhà nƣớc và kinh doanh hoạt động khá tốt. Ở tất cả các xã đều có điểm bƣu điện văn hóa xã, về cơ bản đã đáp ứng đƣợc một phần nhu cầu công cộng của dân cƣ. Hiện tại trên địa bàn huyện có sự hiện diện của 4 công ty viễn thông nhƣ Vinaphone, Viettel, Mobifone và EVN với các trạm phát sóng ở 2 thị trấn và một số địa bàn khác.

- Tỷ lệ hộ nghèo còn 2,8%, giảm 6,05% so năm 2010 (vƣợt mục

tiêu <5%);

- Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng đạt 13,47% (vƣợt mục tiêu <15%);

- Số lao động đƣợc đào tạo nghề 7.500 (vƣợt mục tiêu 7.000 lao động);

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo 52,2% (vƣợt mục tiêu 48%);

- Số lao động đƣợc tạo việc làm mới hàng năm 2.200 lao động (vƣợt

mục tiêu 2.000 lao động/năm);

- Cơ cấu lao động: Nông lâm nghiệp 30%; công nghiệp, xây dựng 42%; dịch vụ 28% (vƣợt mục tiêu đến năm 2015 là: 45-40%; 32-35%; 23- 25%) [3, tr 70].

3.2.2.1. Dân số, lao động, việc làm và giảm nghèo

Tổng dân số trung bình của Lâm Thao năm 2010 là 99.700 ngƣời với mật độ dân số trung bình là 1.021 ngƣời/km2. Mật độ dân số không đều giữa các xã trong huyện, tập trung cao ở thị trấn Hùng Sơn và thị trấn Lâm Thao và ở một số xã trung tâm; xã có mật độ dân số thấp nhất là Hợp Hải (568 ngƣời/km2). Mức độ đô thị hóa còn thấp, dân số thành thị chỉ chiếm khoảng 8% và đến khi thị trấn Hùng Sơn đƣợc thành lập, tỷ lệ này mới đƣợc nâng lên đạt gần 18%. Tốc độ tăng dân số bình quân 1,11%/năm giai đoạn 2001-2005 và đạt 1,09%/năm trong giai đoạn 2006-2010.

3.2.2.2. Xây dựng nông thôn mới

Quán triệt Nghị quyết số 196/2009/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ ngày 16 tháng 12 năm 2009 về Quy hoạch phát triển nông thôn mới tỉnh Phú Thọ đến năm 2020; căn cứ Bộ tiêu chí nông thôn mới của tỉnh

Phú Thọ, trong 5 năm qua cấp ủy chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tích cực triển khai xây dựng NTM đến hết năm 2015, huyện có 10/12 xã đạt chuẩn nông thông mới; đặc biệt năm 2015, huyện Lâm Thao đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ quyết định công nhận là huyện nông thôn mới (là huyện thứ 12 trong cả nƣớc và là huyện đầu tiên của các tỉnh miền núi phía bắc).

3.2.2.3. Quốc phòng an ninh

Các lực lƣợng vũ trang, quân đội, công an, các cấp chính quyền địa phƣơng và ngƣời dân đã tích cực tham gia giải quyết những vấn đề quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội. Các đợt huấn luyện quân sự, giáo dục quốc phòng, các phƣơng án bảo vệ trật tự trị an, các chƣơng trình quốc gia về phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý, mại dâm… tiếp tục đƣợc duy trì và thực hiện có hiệu quả trên địa bàn huyện.

3.2.3. Nhận xét chung

3.2.3.1. Những kết quả đạt được Về kinh tế

Tốc độ tăng giá tri ̣ tăng thêm bình quân đạt 4,75%; trong đó: nông lâm thuỷ sản tăng 3,21%; công nghiệp + xây dựng tăng 4,96%; dịch vụ tăng 5,54%. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế đạt 55,54%, tăng 0,16%; nông nghiệp còn 20,65%, giảm 0,3%; dịch vụ 24,43%, tăng 0,14% so năm 2010. GTTT bình quân đầu ngƣời (giá hiện hành) đạt 34 triệu đồng, tăng 1,6 lần so năm 2010.

Kết quả nổi bật trong sản xuất CN-TTCN 5 năm qua đó là giá trị sản xuất duy trì tốc độ tăng trƣởng nhanh, đạt 3.878 tỷ đồng (giá 2010), tăng

27,1% so với năm 2010, trong đó, Trung ƣơng 3.137 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng

80,9%), tăng 2,3%; ngoài quốc doanh đạt 741 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 19,1%),

tăng 12,5%. Các sản phẩm chủ lực có mức tăng khá cao nhƣ: bao bì tăng 49,1%, supe lân tăng 68,8%, gạch xây dựng tăng 47,5% và có thêm 3 sản phẩm mới: may mặc, bê tông, ván ép. Chƣơng trình phát triển công nghiệp - TTCN và ngành nghề nông thôn đƣợc chú trọng, đã tập trung chỉ đạo thực hiện khâu đột phá về phát triển CN-TTCN; hoàn thành công tác lập và điều chỉnh quy hoạch chi tiết CCN, khu làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Vi;các điểmcông nghiệp -TTCN ở các xã, thị trấn Hùng Sơn, Tiên Kiên, Sơn Dƣơng với tổng diện tích quy hoạch 90,41ha, thu hút 16 dự án đầu tƣ mới, với tổng vốn đầu tƣ là 321 tỷ đồng; toàn huyện có gần 1,3 nghìn hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, 10 làng có nghề; trong đó có 6 làng đạt tiêu chí làng nghề theo quy định.

Nông lâm nghiệp thủy sản phát triển khá toàn diện, cơ cấu nội ngành chuyển dịch tích cực:

Giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm tăng 3,91%, giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất canh tác và nuôi trồng thủy sản đạt 112 triệu đồng/ha, tăng 46,1 triệu đồng so năm 2010; tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt đạt 43,2 nghìn tấn, tăng 2 nghìn tấn. Chƣơng trình nông nghiệp trọng điểm về trồng cây lƣơng thực, nuôi trồng thủy sản, rau an toàn (dưa chuột nhật, ớt chỉ địa,..) có sự liên kết với các doanh nghiệp (GOC, Công ty giống cây trồng TW, Viện ngô

TW, Công ty CP công nghệ cao) đƣợc triển khai khá thành công trên địa bàn

các xã: Cao Xá, Vĩnh Lại, Kinh Kệ,.... Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đƣa cơ giới hóavào sản xuất đƣợc tăng cƣờng, diện tích lúa lai, lúa chất

lƣợng cao đạt 68,8%, tăng 28,8% so với năm 2010, đã chuyển đổi >400 ha diện tích đất trồng cây lƣơng thực sang các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao. Chăn nuôi và thuỷ sản phát triển mạnh; đàn lợn 44.3 nghìn con; đàn gia cầm 421 nghìn con; diện tích nuôi thuỷ sản 610 ha, sản lƣợng đạt 2.448 tấn, tăng 27,2% so năm 2010; tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 46,25%, tăng 2,4% so năm 2010. Kinh tế trang trại, gia trại phát triển mạnh, đến 2015 có 39 trang trại, tăng 29% so năm 2010, các trang trại sản xuất với nhiều mô hình chăn nuôi các con đặc sản cho thu nhập cao: rắn, thỏ, nhím, lợn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện lâm thao giai đoạn 2015 2020 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)