Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện lâm thao giai đoạn 2015 2020 (Trang 84)

5. Bố cục của luận văn

4.2.2. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Giai đoạn tiếp theo, huyện Lâm Thao sẽ có sự thay đổi cơ bản về kinh tế - xã hội theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Công nghiệp - xây dựng sẽ phát triển mạnh mẽ, các ngành dịch vụ cũng ngày càng đƣợc mở rộng, nông lâm nghiệp và thủy sản sẽ phát triển theo hƣớng sinh thái và bền vững... Điều đó đòi hỏi huyện phải có một nguồn nhân lực với số và chất lƣợng tƣơng ứng. Muốn vậy, cần chú trọng những giải pháp cơ bản sau:

- Nâng cao dân trí thông qua các giải pháp nhƣ ƣu tiên các nguồn vốn để đầu tƣ xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của tất cả các trƣờng học, các cấp học. Thực hiện xã hội hoá, đa dạng hoá giáo dục, đào tạo; thƣờng xuyên nâng cao trình độ học vấn, trình độ nghề nghiệp cho ngƣời lao động.

- Tăng cƣờng hoạt động của Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên với các cơ sở đào tạo trong và ngoài vùng; liên kết với các trƣờng cao đẳng, đại học để mở các lớp học nghề riêng cho huyện.

- Có cơ chế khuyến khích và chế độ đãi ngộ thoả đáng nhằm thu hút những nhà khoa học giỏi, những ngƣời có trình độ quản lý, có trình độ chuyên môn, tay nghề vững nhập cƣ và tham gia hoạt động sản xuất , khoa học trên địa bàn Huyện nhƣ: trợ cấp lần đầu, tạo điều kiện về đất đai, nhà ở...

4.2.3. Giải pháp quản lý nhà nước và cải cách hành chính

Cần tiếp tục nâng cao năng lực quản lý hành chính của chính quyền cấp huyện, cấp xã, của các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ trong Huyện theo những vấn đề sau:

- Rà soát lại hệ thống văn bản đã ban hành, bãi bỏ những văn bản không phù hợp. Rà soát lại các thủ tục hành chính, bãi bỏ những thủ tục rƣờm rà, gây phiền hà cho doanh nghiệp và cho dân.

- Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, bộ máy của các cơ quan đơn vị. Hoàn thiện và thực hiện đúng những quy định về trình tự thủ tục, lề lối làm việc, mối quan hệ giữa các cấp, giữa các ngành trong hệ thống các cơ quan đơn vị, các tổ chức trong Huyện.

- Tăng cƣờng chế độ báo cáo, thông tin kinh tế - xã hội định kỳ và bất thƣờng; hoàn thiện và thực hiện nghiêm ngặt các quy trình quản lý quy hoạch, giao thông, quản lý đô thị, đầu tƣ xây dựng cơ bản, nhà đất; các trình tự thủ tục, quy trình phê duyệt và cấp phép các dự án đầu tƣ.

- Hoàn thiện, công khai hoá và thực hiện nghiêm ngặt những quy định về trình tự, thủ tục, quy trình giải quyết những vấn đề có liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp, của các cơ sở dịch vụ văn hoá, y tế, giáo dục... và những vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất, sinh hoạt và đời sống của ngƣời dân.

- Thực hiện nghiêm chỉnh việc cải cách hành chính theo cơ chế "một cửa"; kiện toàn "bộ phận tiếp nhận và trả kết quả"; phấn đấu rút ngắn thời gian giải quyết các các công việc hành chính, trả sớm kết quả cho doanh nghiệp và cho ngƣời dân.

- Tinh giản và nâng cao hiệu lực hoạt động của bộ máy chính quyền cấp huyện và cấp xã; không ngừng nâng cao năng lực cán bộ của đội ngũ cán bộ công chức từ cấp huyện đến cấp xã bằng nhiều hình thức nhƣ cử đi học, mở lớp bồi dƣỡng, tập huấn công tác tại cơ sở.

khoán biên chế và khoán chi phí quản lý hành chính. Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, phƣơng tiện kỹ thuật, thiết bị và đồ dùng văn phòng, thông tin liên lạc, công nghệ thông tin... trong hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, góp phần nâng cao năng lực hoạt động, xử lý nhanh gọn và có hiệu quả mọi yêu cầu về thủ tục hành chính của các doanh nghiệp và của nhân dân.

4.2.4. Giải pháp về khoa học công nghệ

Khoa học và công nghệ là một trong các yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế- xã hội. Khoa học công nghệ nếu đƣợc đầu tƣ đúng mức sẽ tạo bƣớc chuyển về chất trong ứng dụng những thành tựu khoa học và những tiến bộ kỹ thuật mới, góp phần nâng cao năng suất lao động, tạo những sản phẩm có chất lƣợng cao, tạo tốc độ tăng trƣởng cao theo các chỉ tiêu quy hoạch.

Nâng cao nhận thức về vai trò của khoa học công nghệ trong sản xuất và đời sống, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho việc phát triển thị trƣờng khoa học - công nghệ; tăng cƣờng phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao và đội ngũ công nhân lành nghề; đầu tƣ phát triển công nghệ cao một cách hợp lý, tập trung theo hƣớng đi thẳng vào công nghệ cao, công nghệ mới. Tập trung chủ yếu vào các ngành: Công nghệ chế biến nông, thủy sản; trong phát triển các ngành công nghiệp sạch và thân thiện với môi trƣờng; trong ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và quản lý. Tạo cơ hội tiếp cận các nguồn vốn để đổi mới công nghệ và lập quỹ phát triển khoa học công nghệ để đổi mới công nghệ.

4.2.5. Giải pháp đối với từng ngành

Đối với nông, lâm nghiệp và thủy sản

Tiếp tục hoàn thiện chính sách đối với chƣơng trình sản xuất cây lƣơng thực, chƣơng trình sản xuất vụ đông; chăn nuôi lợn và trâu bò lai chất lƣợng

cao và chƣơng trình phát triển nuôi trồng thủy sản.

- Có chính sách khuyến khích dồn điền, đổi thửa để xây dựng các cánh đồng mẫu lớn, vùng trồng rau an toàn tập trung, các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung gắn với dịch vụ nhà hàng và du lịch sinh thái; khuyến khích và nhân rộng các mô hình nuôi các loại đặc sản nhƣ: rắn, lợn rừng, thỏ, nhím... Có chính sách hỗ trợ và khuyến khích việc xây dựng thƣơng hiệu cho những nông sản đó.

- Hỗ trợ thoả đáng với những diện tích đất đai áp dụng những tiến bộ khoa học mới, công nghệ sinh học tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp lai tạo các giống cây ăn quả có chất lƣợng cao, cho sản phẩm trái vụ, công nghệ canh tác mới - công nghệ sinh học.

Đối với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

Cần có chính sách khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc thực hiện các dự án ƣu tiên trong phát triển các ngành công nghiệp: phân bón, hóa chất, may mặc, cơ khí, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng, các ngành công nghiệp sạch và thân thiện môi trƣờng; chính sách nhân cấy, mở mang các ngành nghề thủ công mỹ nghệ và trong nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ.

- Có chính sách ƣu đãi, nhất là trong giải phóng mặt bằng, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất, hỗ trợ đầu tƣ (xây dựng trƣớc cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ và hiện đại), giảm thủ tục hành chính và thời gian hoàn tất hồ sơ đối với các nhà đầu tƣ. Kiện toàn tổ chức và hoạt động của các hội đồng thẩm định đầu tƣ để nhanh chóng cấp phép đầu tƣ cho các nhà đầu tƣ.

- Có chính sách hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia các hội chợ quốc tế và trong nƣớc, hội chợ hàng công nghiệp, thủ công nghiệp,

hàng nông sản… của tỉnh; có chính sách khuyến khích xúc tiến thƣơng mại, quan tâm đến xây dựng thƣơng hiệu cho các mặt hàng mũi nhọn, đặc sản, cho các doanh nghiệp hàng đầu của Huyện.

- Cần xây dựng các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ hoạt động khoa học kỹ thuật. Có chính sách khuyến khích việc liên kết trong nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật thông qua kí kết hợp đồng nghiên cứu và triển khai giữa các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học với các doanh nghiệp với sự tổ chức và giám sát của UBND huyện.

- Khuyến khích, phối kết hợp với ban quản lý khu công nghiệp - đô thị dịch vụ, cụm công nghiệp - làng nghề, với các doanh nghiệp cho mở tại chỗ nhiều lớp đào tạo nghề, đào tạo và bồi dƣỡng kiến thức quản lý, nâng cao tay nghề cho ngƣời lao động...

Đối với các ngành dịch vụ

Cần có chính sách và cơ chế thu hút mọi thành phần kinh tế, nhất là ngoài quốc doanh vào phát triển các ngành dịch vụ, trong đó coi trọng vai trò của các thành phần kinh tế hỗn hợp, tƣ nhân và cá thể.

- Đầu tƣ mạnh vào việc xây dựng mọi điều kiện về cơ sở vật chất cho các ngành dịch vụ nhƣ xây dựng các trung tâm thƣơng mại, các siêu thị, hệ thống các cửa hàng, ki ốt... ở những vị trí thuận lợi và thích hợp nhất. Có chính sách và cơ chế thích hợp để khuyến khích, thu hút những ngƣời kinh doanh vào các trung tâm thƣơng mại, các chợ, cửa hàng hay ki ốt đó.

- Khuyến khích các tổ chức và cá nhân có ý định đầu tƣ vào hoạt động dịch vụ du lịch văn hóa, lễ hội, sinh thái, tổ chức các tour du lịch qua tuyến Lâm Thao, tổ chức khách thăm quan các di tích lịch sử, văn hóa, các làng nghề với những sản phẩm đặc trƣng...

- Khuyến khích và có cơ chế ƣu tiên đối với các hoạt động dịch vụ vận tải, dịch vụ xuất nhập khẩu, thông tin truyền thông, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ văn hoá, dịch vụ tƣ vấn, tài chính, kiểm toán và kế toán...

4.3. Các bƣớc nhằm triển khai các giải pháp chiến lƣợc cho huyện giai đoạn 2015 - 2020 đoạn 2015 - 2020

Kiến nghị

 Kiến nghị với Nhà nước

Đối với các Bộ, ngành trung ƣơng, khi triển khai Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế xã hội các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc cần cu ̣ thể hóa thành các đề án , dƣ̣ án, chƣơng trình, kế hoa ̣ch cu ̣ thể, ƣu tiền đầu tƣ cho xây dƣ̣ng và phát triển nông nghiê ̣p, nông thôn.

 Kiến nghị với tỉnh Phú Thọ

Định hƣớng và có giải pháp tích cực để hỗ trợ thúc đẩy việc khai thác các lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.Chỉ đạo các sở, ban, ngành của tỉnh hỗ trợ để huyện xây dựng các quy hoạch chi tiết triển khai cácnộidungquyhoạchđãđƣợcphêduyệt.

Đầu tƣ vào các dự án trọng điểm thuộc hạ tầng đô thị, giao thông, các công trình phúc lợi công cộng (thuộc các lĩnh vực giáo dục, văn hoá,…); hạ tầng công nghiệp tạo sức thu hút cho các ngành dịch vụ phát triển.

Quan tâm hỗ trợ xúc tiến đầu tƣ, thƣơng mại và du lịch; giới thiệu, thu hút các dự án, các doanh nghiệp, doanh nhân đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn Huyện, tập trung vào các lĩnh vực có lợi thế so sánh (công nghiệp giấy, cơ khí chế tạo máy, nhiệt điện, điện tử, vật liệu xây dựng,…

Tiếp tục cải cách hành chính tạo môi trƣờng thuận lợi cho các nhà đầu tƣ xúc tiến đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói chung, huyện Lâm Thao nói riêng.

KẾT LUẬN

Trong nhƣ̃ng năm qua , Huyện Lâm Thao đã thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện có thuận lợi rất cơ bản đó là: huyện đồng bằng nằm trong vùng kinh tế động lực của tỉnh;cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ khá đồng bộ, có nhiều lợi thế về thu hút đầu tƣ; chính trị xã hội ổn định; nhiều chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc đƣợc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và triển khai có hiệu quả; kinh tế- xã hội của huyện phát triển khá; bình quân thu nhập và trình độ dân trí cao hơn so với bình quân của tỉnh.

Tuy nhiên, do ảnh hƣởng tình hình suy giảm kinh tế trong nƣớc và của tỉnh, cắt giảm đầu tƣ công , thiên tai , diễn biến bất thƣờng của dịch bệnh, cùng với khó khăn do xuất phát điểm kinh tế còn thấp , hạ tầng kinh tế - xã hội chƣa đồng bộ , đă ̣c biê ̣t huyê ̣n đang thiếu mô ̣t đi ̣nh hƣớng chiến lƣợc phát triển kinh tế – xã hội đã tác độ ng tiêu cực đến các hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân . Hô ̣i nhâ ̣p kinh tế quốc tế mở rô ̣ng , đòi hỏi huyê ̣n Lâm Thao phải có nhƣ̃ng bƣớc chuyển biến mới phù hợp với tình hình kinh tế , chính trị , xã hội hiện nay thì m ới có thể cạnh tranh và bắt kịp với các huyện trong địa bàn tỉnh cũng nhƣ với các địa phƣơng khác trong cả nƣớc .

Hoạch định chiến lƣợc phát triển kinh tế – xã hội sẽ giúp cho huyện nắm rõ các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ, xác định các mục tiêu dài hạn và xây dựng, triển khai thực hiện các chiến lƣợc phát triển dƣ̣a trên cơ sở phát huy đầy đủ những điểm mạnh, khắc phục tối đa những điểm yếu, tận dụng nhiều nhất những cơ hộivà giảm thiểu những nguy cơ, sƣ̉ du ̣ng và k hai thác hết các tiềm năng mà huyện có , tạo đà phát triển kinh tế, xã hội vƣợt bậc cho huyê ̣n, đƣa huyê ̣n trở thành vùng kinh tế tro ̣ng điểm trong tỉnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Các tài liệu tiếng Việt

1. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Lâm Thao: Báo cáo chính trị của ban chấp hành Đảng bộ khóa XXVIII trình đại hội Đảng bộ lần thƣ́ XXIX nhiê ̣m kỳ 2015 - 2020.

2. Báo điện tử Phú Thọ - www.baophutho.org.vn

3. Chi cục thống kê huyện Lâm Thao: Báo cáo đánh giá tình hình phát triển dân số huyện Lâm Thao 2010-2015 dự báo đến năm 2020 và các giải pháp thực hiện nhằm giảm tỷ lệ sinh.

4. Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ: Nghị quyết số 39/2011/NQ-HĐND ngày 12/12/2010 về “Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020,định hƣớng đến năm 2030”.

5. Kế hoa ̣ch phát triển phát triển kinh tế - xã hội huyện Lâm Thao 5 năm 2015 - 2020.

6. Kế hoa ̣ch huy đô ̣ng nguồn lƣ̣c đầu t ƣ kết cấu ha ̣ tầng kinh tế - xã hội giai đoa ̣n 2016 - 2020.

7. PGS. TS. Ngô Thắng Lợi (2011), Hoạch định phát triển kinh tế - xã hội,lý

luận và thực tiễn ở Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia - Sự thật, Hà

Nội 2011.

8. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, PGS.TS. Từ Quang Phƣơng (2007), Giáo

trình Kinh tế đầu tư, Nxb ĐH Kinh tế Quốc dân.

10. Trang thông tin kinh tế tỉnh Phú Thọ - www.dpi.phutho.gov.vn

II. Các tài liệu tiếng Anh

11. Fred R. David (2010), Strategic Management, Prentice Hall.

12. Hofer W. C, Schendel D. E, (1979), Strategy Formulation, Analytical Concept.

13. Svetikas, K, Z (2014), Strategic Planning for Regional Development; Handbook, ISBN 978-9955-19-621-1.

BẢNG HỎI ĐIÊU TRA

Nhằm xác định chính xác hƣớng phát triển cho huyện Lâm Thao cũng nhƣ tỉnh Phú Thọ, nhóm nghiên cứu chúng tôi thực hiện điều tra về lợi thế, bất lợi, cơ hội và nguy cơ của huyện Lâm Thao so với các huyện lân cận và vùng tƣơng tự trên cả nƣớc. Kính đề nghị ông\bà giúp đỡ cung cấp thông tin và đánh giá các yếu tố dƣới đây của huyện. Hãy đánh dấu tích vào cột theo thang điểm đánh giá nhƣ sau:

Đối với cơ hội và nguy cơ: 5 nếu là cơ hội chính, 4 là cơ hội phụ, 3 đánh giá ở mức trung bình, 2 là nguy cơ phụ, 1 là nguy cơ chính.

- Họ và tên:……… - Nơi công tác:……… - Chức vụ (nếu có):………

Các yếu tố môi trƣờng vĩ mô

hội chính Cơ hội phụ Trung bình Nguy phụ Nguy chính 5 4 3 2 1

Cơ hội phát triển kinh tế khi Việt Nam ra nhập TPP

Nằm Hành lang phát triển Côn Minh, Hà Nội, Hải Phòng

Đẩy mạnh công nghiệp hóa của tỉnh Phú Thọ

Đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng Chuyển dịch cơ cấu kinh tế sau khi Việt Nam gia nhập TPP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện lâm thao giai đoạn 2015 2020 (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)