5. Bố cục của luận văn
1.5. Kinh nghiệm thực tiễn trong việc xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh
kinh tế xã hội của các địa phƣơng trong nƣớc
1.5.1. Kinh nghiệm xây dựng định hướng chiến lược phát triển kinh tế của huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
Huyện Việt Yên của tỉnh Bắc Giang là một ví dụ điển hình về xây dựng và lựa chọn định hƣớng chiến lƣợc đúng trong phát triển kinh tế xã hội.Trƣớc đây khi chƣa tách tỉnh Hà Bắc, Việt Yên là một huyện nghèo của tỉnh Bắc Giang. Công việc chủ yếu của ngƣời dân là trồng trọt và chăn nuôi, năng suất lao động thấp, giá trị thu nhập thấp. Sản xuất manh mún và nhỏ lẻ không mang lại nhiều hiệu quả.
Nhận thấy đƣợc cơ hội khi dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chảy vào Việt Nam, cùng với việc các nhà đầu tƣ không tập trung ở những khu công nghiệp trung tâm nhƣ Hà Nội, Hải Phòng do chi phí quá cao, lãnh đạo huyện cùng với tỉnh đã có những bƣớc đi quan trọng nhằm thu hút đầu tƣ vào huyện. Lãnh
đạo huyện chủ trƣơng tuyên truyền để ngƣời dân hiểu về thu hút đầu tƣ của huyện nhƣ tuyên truyền về giải phóng mặt bằng, đền bù đất đai và tái định cƣ rất nhanh chóng. Nhờ đó số lƣợng nhà đầu tƣ tăng lên nhanh chóng.
Hiện nay, huyện đã có ba khu công nghiệp trong đó có nhiều khu công nghiệp quy mô lớn. Điển hình là khu công nghiệp Đình Trám (Nhà máy ô tô Hyundai lớn nhất Việt Nam), Khu công nghiệp Hoàng Mai. Khu công nghiệp Quang Châu đã đƣa vào sử dụng, với số lƣợng công nhân làm việc lên tới hơn 10.000 lao động. Ngoài ra còn có khu Quảng Minh với những làng rau xanh lớn vào loại nhất khu vực miền bắc: Đông Long, Mật Ninh, Khả lý Thƣợng, Hạ...cung cấp rau cho hầu hết miền bắc và xuất khẩu.
Về cơ bản, Việt Yên đã trở thành một huyện công nghiệp, với tỷ trọng sản xuất công nghiệp trong GDP lớn. Sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm và đi vào hình thức trang trại tập trung. Đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện, y tế giáo dục phát triển.
Để có đƣợc kết quả này, một số kinh nghiệm có thể thấy nhƣ sau:
Thứ nhất, lãnh đạo huyện phải có tƣ duy đổi mới với tầm nhìn chiến lƣợc nhằm tập hợp nguồn lực vào thực hiện những mục tiêu dài hạn. Ngân sách phân bổ hàng năm phải đƣợc đầu tƣ có trọng điểm vào các hạng mục cơ sở hạ tầng quan trọng nhƣ giao thông, điện, nƣớc. Đầu tƣ ngân sách cho đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ cho các dự án đầu tƣ. Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn.
Thứ hai, việc có một định hƣớng chiến lƣợc thống nhất giúp cho huyện chủ động trong các hoạt động thu hút đầu tƣ, giải phóng mặt bằng. Các dự án đầu tƣ vào huyện rất nhanh chóng và ít gặp cản trở do vấn đề giải phóng mặt bằng gây ra.
Thứ ba, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính. Cải cách thủ tục hành chính đặc biệt là đối với các nhà đầu tƣ có ảnh hƣởng rất lớn tới quyết định đầu tƣ của họ. Xuất phát từ ý tƣởng đó, lãnh đạo huyện cùng nhau họp bàn và thống nhất việc cải cách thủ tục hành chính cấp huyện. Vì thế, các dự án triển khai trên địa bàn huyện đƣợc tiến hành rất nhanh chóng, ít bị vƣớng mắc về thủ tục hành chính.
1.5.2. Kinh nghiệm xây dựng và lựa chọn định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
Huyện Bình Xuyên của tỉnh Vĩnh Phúc cũng là huyện phát triển kinh tế nhanh nhờ có định hƣớng đúng. Huyện Bình Xuyên là huyện mới tái lập năm 1998 tách ra từ huyện Tam Đảo. Khi mới tái lập, huyện vẫn theo định hƣớng cũ của huyện Tam Đảo nên kinh tế phát triển chậm chạp, cơ sở vật chất nghèo nàn, đời sống dân cƣ chậm đƣợc cải thiện.
Cùng với chủ trƣơng đổi mới của tỉnh, lãnh đạo huyện tập trung nỗ lực quyết tâm đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội của huyện. Bƣớc đầu tiên đƣợc huyện xác định đó là định hƣớng trong phát triển. Nhờ định hƣớng đúng đến nay huyện đã có 9 khu và cụm công nghiệp, đƣa giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng của Bình Xuyên năm 2015 đạt xấp xỉ 28.700 tỷ đồng, tăng 22,4% so với năm 2014 và tổng thu ngân sách đạt 697,8 tỷ đồng, tăng 52% so với dự toán giao. Đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Công nghiệp tiếp tục phát triển và duy trì mức tăng trƣởng cao, là ngành kinh tế quan trọng , khẳng định và phát huy vai trò là động lực phát triển kinh tế của huyện . Các khu công nghiệp của huyện đã tạo việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phƣơng và trong tỉnh.
Để có đƣợc kết quả đó trƣớc hết phải kể đến đó là định hƣớng phát triển đúng mà lãnh đạo địa phƣơng đƣa ra. Từ định hƣớng này, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội có cơ sở để thay đổi phƣơng thức hoạt động theo định hƣớng chung. Kết quả là kết quả thu hút đầu tƣ phát triển kinh tế của huyện tăng cao. Thủ tục hành chính đƣợc cải thiện, sự chồng chéo giữa nhiều bộ phận đƣợc giải quyết dựa trên định hƣớng chung. Chính vì vậy, số lƣợng dự án đầu tƣ không ngừng tăng lên đến nay đã có 800 dự án đăng ký đầu tƣ vào huyện.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Lâm Thao nhƣ thế nào?
- Những nhiệm vụ gì cần thực hiện để xây dựng các định hƣớng chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của huyện trong giai đoạn 2015 - 2020?
- Các giải pháp chiến lƣợc nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội của huyện trong thời gian tới là gì?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1.Phương pháp tiếp cận
Để xây dựng các định hƣớng chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của huyện Lâm Thao giai đoạn 2015 - 2020 luận văn sẽ phân tích các cơ hội và nguy cơ mà huyện gặp phải trong giai đoạn 2015 - 2020, tiếp đó luận văn sẽ phân tích lợi thế và bất lợi của huyện trong mối tƣơng quan với các vùng, địa phƣơng có điều kiện tƣơng tự trong khu vực, kết hợp với quan điểm và thái độ của lãnh đạo doanh nghiệp sẽ hình thành các phƣơng án chiến lƣợc. Từ các phƣơng án chiến lƣợc đó, luận văn đề xuất các định hƣớng chiến chiến lƣợc tối ƣu và xác định các nhiệm vụ, giải pháp nhằm triển khai các định hƣớng chiến lƣợc đã chọn.
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, chọn mẫu theo phƣơng pháp ngẫu nhiên. Tiến hành thu thập các dữ liệu liên quan đến mục đích nghiên cứu của đề tài.
- Số liệu thứ cấp: số liệu đƣợc tập hợp từ nghiên cứu tài liệu, số liệu đã đƣợc công bố của địa phƣơng trong thời gian qua.
- Số liệu sơ cấp:Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua bảng hỏi
chuyên gia về sắp xếp các nhân tố lợi thế, bất lợi, cơ hội, nguy cơ. Đối với số liệu sơ cấp, luận văn sẽ tham khảo ý kiến chuyên gia về lợi thế và bất lợi của huyện dựa trên bảng hỏi có chấm điểm theo mức độ quan trọng hoặc trọng số.
Tổng hợp dữ liệu: Sau khi thu thập đƣợc thông tin, số liệu sẽ đƣợc cập
nhật, tổng hợp thông qua hệ thống các bảng biểu, đồ thị, phân tổ thống kê … sử dụng một số phần mềm thống kê để tính toán, phân tích.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nhƣ: Phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp loại trừ, phƣơng pháp SWOT...
2.2.4. Mẫu nghiên cứu
Quy mô mẫu đƣợc xác định theo công thức sau đây: Cỡ mẫu đƣợc xác định theo công thức sau:
2 2 z (p.q) n e =
Trong đó: n= là cỡ mẫu; z= giá trị phân phối tƣơng ứng với độ tin cậy lựa chọn (nếu độ tin cậy 95% thì giá trị z là 1,96…)
p= là ƣớc tính tỷ lệ % của tổng thể; q = 1-p, thƣờng tỷ lệ p và q đƣợc ƣớc tính 50%/50% đó là khả năng lớn nhất có thể xảy ra của tổng thể e là mức sai số cho phép trong trƣờng hợp này là 5%.
Theo công thức này, ta có cỡ mẫu 390. Đây là cán bộ chuyên gia của huyện, của các huyện lân cận và của tỉnh Phú Thọ am hiểu về tình hình của Lâm Thao và của các vùng lân cận.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Để phân tích lợi thế và bất lợi của huyện so với các địa phƣơng khác, luận văn dự kiến sử dụng các chỉ tiêu sau để phân tích và so sánh huyện Lâm Thao với các khu vực lân cận:
2.3.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP của huyện
Quy mô GDP phản ánh quy mô của nền kinh tế. Quy mô GDP lớn thì nền kinh tế đó có sức mạnh. Tốc độ tăng trƣởng GDP phản ảnh tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện trong một năm. Tốc độ tăng trƣởng cao biểu hiện tốc độ phát triển kinh tế của địa phƣơng nhanh. Số liệu thống kê GDP đƣợc thu thập từ báo cáo tổng kết của huyện hàng năm.
2.3.2. Quy mô dân số và nguồn nhân lực
Quy mô dân số và chất lƣợng nguồn lực ảnh hƣởng rất lớn đến tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Một địa phƣơng có dân số đông, lực lƣợng lao động dồi dào, chất lƣợng cao sẽ có tiềm năng lớn trong thu hút đầu tƣ, phát triển kinh tế của địa phƣơng. Quy mô dân số và chất lƣợng nguồn lực của huyện sẽ đƣợc sử dụng để so sánh về lợi thế và bất lợi so với các địa phƣơng khác.
2.3.3. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý có ảnh hƣởng lớn tới tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Những địa phƣơng có vị trí thuận tiện gần những khu vực thị trƣờng lớn nhƣ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh thì có nhiều tiềm năng để phát triển. Giao thông cũng có ý nghĩa lớn đối với một địa phƣơng khu vực, ảnh hƣởng tới hoạt động thu hút đầu tƣ của địa phƣơng. Vị trí địa lý đƣợc đo lƣờng dựa trên khoảng cách của huyện tới các trung tâm kinh tế xã hội của cả nƣớc hoặc của tỉnh trong mối tƣơng quan với các địa phƣơng khác trong khu vực.
Đất đai và tài nguyên là yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của một địa phƣơng. Một địa phƣơng có quỹ đất dồi dào và thuận lợi cho phát triển công, nông nghiệp sẽ có nhiều lợi thế để phát triển.
2.3.5. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng trong thu hút đầu tƣ và phát triển kinh tế xã hội. Những địa phƣơng có giao thông thuận tiện sẽ dễ dàng thu hút vốn đầu tƣ vào địa phƣơng. Hoạt động giao thƣơng hàng hóa đƣợc đẩy mạnh, thúc đẩy sản xuất phát triển. Lợi thế và bất lợi về cơ sở hạ tầng của huyện đƣợc đánh giá thông qua ý kiến các chuyên gia.
2.4. Quy trình thu thập ý kiến chuyên gia đánh giá lợi thế, bất lợi, cơ hội và nguy cơ của huyện Lâm Thao và nguy cơ của huyện Lâm Thao
Để tham khảo ý kiến chuyên gia đối với các yếu tố lợi thế, bất lợi, cơ hội và nguy cơ của huyện, danh mục các lợi thế và bất lợi đƣợc đƣa ra. Một số chuyên gia am hiểu về tình hình kinh tế xã hội của huyện và tỉnh sẽ góp ý bổ sung danh mục các lợi thế và bất lợi, cơ hội và nguy cơ trong mối tƣơng quan so sánh với các huyện hoặc vùng có điều kiện tƣơng tự. Từ danh mục này, các chuyên gia sẽ đánh giá bằng cách cho điểm dựa trên mức độ quan trọng của yếu tố đối với huyện để từ đó lựa chọn các yếu tố chủ yếu đƣa vào xây dựng chiến lƣợc cho huyện. Từ phiếu này, tác giả tổng hợp và tính giá trị trung bình điểm đánh giá các yếu tố để từ đó sắp xếp các yếu tố theo mức độ quan trọng. Bảng đánh giá các lợi thế và bất lợi có dạng nhƣ sau:
Bảng 2.1: Đánh giá lợi thế và bất lợi
Lơ ̣i thế chính
Lơ ̣i thế phụ
Trung bình
Bất lơ ̣i phụ
Bất lơ ̣i chính
Nhƣ̃ng yếu tố cƣ́ng
Liệt kê các yếu tổ thuộc về lợi thế và bất lợi của huyện
Điểm đánh giá trung bình nhƣ sau: từ 4,3 đến 5 điểm là lợi thế chính, từ 3,4 đến dƣới 4,3 là lợi thế phụ, từ 2,6 đến dƣới 3,4 là mức trung bình, từ 1,8 đến dƣới 2,6 là bất lợi phụ, và dƣới 1,8 là bất lợi chính.
Để đánh giá cơ hội, nguy cơ luận văn tham khảo ý kiến chuyên gia nhà quản lý và những ngƣời am hiểu về huyện Lâm Thao để sắp xếp các yếu tố môi trƣờng theo mức độ quan trọng. Điểm đánh giá cũng đƣợc tính trung bình và sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp.
Bảng 2.2: Đánh giá các cơ hội và nguy cơ Cơ hội chính Cơ hội phụ Trung bình Nguy cơ phụ Nguy cơ chính Điểm đánh giá 5 4 3 2 1 Nhƣ̃ng yếu tố cƣ́ng
Liệt kê các yếu tổ thuộc về môi trƣờng
Điểm đánh giá trung bình nhƣ sau: từ 4,3 đến 5 điểm là cơ hội chính, từ 3,4 đến dƣới 4,3 là cơ hội thế phụ, từ 2,6 đến dƣới 3,4 là mức trung bình, từ 1,8 đến dƣới 2,6 là nguy cơ phụ, và dƣới 1,8 là nguy cơ chính.
Chƣơng 3
XÂY DỰNG CÁC ĐỊNH HƢỚNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN LÂM THAO GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
3.1. Khái quát chung về huyện Lâm Thao
3.1.1. Thông tin chung
Lâm Thao là huyện đồng bằng thuộc tỉnh Phú Thọ; từ năm 1945 đến năm 1977, theo Quyết định số 178/CP ngày 5-7-1977 của Hội đồng Chính phủ, huyện Lâm Thao sáp nhập với huyện Phù Ninh thành huyện Phong Châu. Đến tháng 9/1999, huyện Lâm Thao lại đƣợc tách ra theo Nghị định số 59/1999/NĐ-CP ngày 24/7/1999 của Chính phủ. Theo đó, Lâm Thao có 12.534 ha diện tích tự nhiên và 122.038 nhân khẩu, gồm 17 đơn vị hành chính. Tiếp đó, theo Nghị định số 32/2003/NĐ-CP, ngày 01/04/2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã Phú Thọ, xã Hà Thạch của Lâm Thao đƣợc chuyển về thị xã Phú Thọ. Đến năm 2006, theo Nghị định số 133/2006/NĐ-CP ngày 10/11/2006 của Chính phủ, 3 xã: Hy Cƣơng, Chu Hóa và Thanh Đình đƣợc chuyển về thành phố Việt Trì.
Đến nay, huyện Lâm Thao có diện tích 9835,43 ha, với dân số 104.700 ngƣời và gồm 14 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thị trấn (Lâm Thao và Hùng Sơn) và 12 xã (Xuân Huy, Thạch Sơn, Tiên Kiên, Sơn Vi, Hợp Hải, Kinh Kệ, Bản Nguyên, Vĩnh Lại, Tứ Xã, Sơn Dƣơng, Xuân Lũng, Cao Xá)[10, tr 70].
3.1.2. Đặc điểm, địa lý, kinh tế, xã hội huyện Lâm Thao
3.1.2.1. Vị trí địa lý
Huyện Lâm Thao có tọa độ địa lý trong khoảng 21015’ - 21024’ độ vĩ Bắc và 1050
khoảng 10 km về phía Tây; phía Bắc giáp thị xã Phú Thọ và huyện Phù Ninh, phía Đông giáp thành phố Việt Trì và huyện Ba Vì (Hà Nội), phía Tây và phía Nam giáp huyện Tam Nông. Trung tâm huyện là thị trấn Lâm Thao. Lâm Thao đƣợc xác định là cửa ngõ quan trọng nối giữa thành phố Việt Trì với các tỉnh phía Bắc do có hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt và đƣờng thủy khá phát triển. Trên địa bàn có tuyến Quốc lộ 32C, nối thông giữa Quốc lộ 2 với Quốc lộ 32A đi dọc sông Thao theo hƣớng Tây Bắc đi Yên Bái. Ngoài ra, có 5 tuyến đƣờng tỉnh 320, 324, 324B, 324C và 325B. Từ đây, có thể mở rộng giao thƣơng với các huyện lân cận nhƣ Tam Nông, Thanh Sơn, Phù