Nhận xét chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện lâm thao giai đoạn 2015 2020 (Trang 49 - 60)

5. Bố cục của luận văn

3.2.3. Nhận xét chung

3.2.3.1. Những kết quả đạt được Về kinh tế

Tốc độ tăng giá tri ̣ tăng thêm bình quân đạt 4,75%; trong đó: nông lâm thuỷ sản tăng 3,21%; công nghiệp + xây dựng tăng 4,96%; dịch vụ tăng 5,54%. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế đạt 55,54%, tăng 0,16%; nông nghiệp còn 20,65%, giảm 0,3%; dịch vụ 24,43%, tăng 0,14% so năm 2010. GTTT bình quân đầu ngƣời (giá hiện hành) đạt 34 triệu đồng, tăng 1,6 lần so năm 2010.

Kết quả nổi bật trong sản xuất CN-TTCN 5 năm qua đó là giá trị sản xuất duy trì tốc độ tăng trƣởng nhanh, đạt 3.878 tỷ đồng (giá 2010), tăng

27,1% so với năm 2010, trong đó, Trung ƣơng 3.137 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng

80,9%), tăng 2,3%; ngoài quốc doanh đạt 741 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 19,1%),

tăng 12,5%. Các sản phẩm chủ lực có mức tăng khá cao nhƣ: bao bì tăng 49,1%, supe lân tăng 68,8%, gạch xây dựng tăng 47,5% và có thêm 3 sản phẩm mới: may mặc, bê tông, ván ép. Chƣơng trình phát triển công nghiệp - TTCN và ngành nghề nông thôn đƣợc chú trọng, đã tập trung chỉ đạo thực hiện khâu đột phá về phát triển CN-TTCN; hoàn thành công tác lập và điều chỉnh quy hoạch chi tiết CCN, khu làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Vi;các điểmcông nghiệp -TTCN ở các xã, thị trấn Hùng Sơn, Tiên Kiên, Sơn Dƣơng với tổng diện tích quy hoạch 90,41ha, thu hút 16 dự án đầu tƣ mới, với tổng vốn đầu tƣ là 321 tỷ đồng; toàn huyện có gần 1,3 nghìn hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, 10 làng có nghề; trong đó có 6 làng đạt tiêu chí làng nghề theo quy định.

Nông lâm nghiệp thủy sản phát triển khá toàn diện, cơ cấu nội ngành chuyển dịch tích cực:

Giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm tăng 3,91%, giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất canh tác và nuôi trồng thủy sản đạt 112 triệu đồng/ha, tăng 46,1 triệu đồng so năm 2010; tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt đạt 43,2 nghìn tấn, tăng 2 nghìn tấn. Chƣơng trình nông nghiệp trọng điểm về trồng cây lƣơng thực, nuôi trồng thủy sản, rau an toàn (dưa chuột nhật, ớt chỉ địa,..) có sự liên kết với các doanh nghiệp (GOC, Công ty giống cây trồng TW, Viện ngô

TW, Công ty CP công nghệ cao) đƣợc triển khai khá thành công trên địa bàn

các xã: Cao Xá, Vĩnh Lại, Kinh Kệ,.... Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đƣa cơ giới hóavào sản xuất đƣợc tăng cƣờng, diện tích lúa lai, lúa chất

lƣợng cao đạt 68,8%, tăng 28,8% so với năm 2010, đã chuyển đổi >400 ha diện tích đất trồng cây lƣơng thực sang các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao. Chăn nuôi và thuỷ sản phát triển mạnh; đàn lợn 44.3 nghìn con; đàn gia cầm 421 nghìn con; diện tích nuôi thuỷ sản 610 ha, sản lƣợng đạt 2.448 tấn, tăng 27,2% so năm 2010; tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 46,25%, tăng 2,4% so năm 2010. Kinh tế trang trại, gia trại phát triển mạnh, đến 2015 có 39 trang trại, tăng 29% so năm 2010, các trang trại sản xuất với nhiều mô hình chăn nuôi các con đặc sản cho thu nhập cao: rắn, thỏ, nhím, lợn rừng, vịt trời, nuôi cá trình thƣơng phẩm (xã Kinh Kệ); nuôi cá trắm đen bán công nghiệp (xã Sơn Dương).

Khu vực nông thôn tiếp tục đƣợc quan tâm đầu tƣ; bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới; tƣ duy, kiến thức sản xuất, kinh doanh của một bộ phận nông dân có bƣớc nâng lên; đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân khu vực nông thôn tiếp tục đƣợc cải thiện; ngày càng có nhiều hộ nông dân thu nhập cao; tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn giảm từ 9,76% xuống còn 3,87%. Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới triển khai tích cực đạt hiệu quả cao, cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, lưới điện hạ áp, trường

học, trạm y tế, thiết chế văn hoá, thể thao, phủ sóng truyền hình, viễn thông),

nhà ở của ngƣời dân phát triển mạnh. Đã có 10/12 xã đƣợc công nhận đạt chuẩn NTM, 02 xã cơ bản đạt chuẩn NTM và hoàn thành mục tiêu xây dựng Huyện nông thôn mới.

Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển khá toàn diện

Quy mô thị trƣờng đƣợc mở rộng, tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 5,54%/năm; tổng mức lƣu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 14,9%/năm, đạt 1.097,2 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so năm 2010. Hoạt động xuất khẩu tăng nhanh, đã mở rộng thị trƣờng sang các nƣớc Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 15,5

triệu USD, tăng bình quân 54,1%/năm, tăng 8,6 lần so với năm 2010. Hạ tầng thƣơng mại dịch vụ, vận tải, viễn thông phát triển nhanh vàbƣớc đầu hình thành một số loại hình dịch vụ tƣ vấn về y tế, giáo dục - đào tạo; hệ thống các chợ nông thôn, cửa hàng trên địa bàn đƣợc cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới đáp ứng nhu cầu nhân dân. Hoạt động tín dụng, ngân hàng có nhiều tiến bộ; chất lƣợng dịch vụ tiện ích ngân hàng tiếp tục đƣợc mở rộng và phát triển (dịch vụ phát hành thẻ ATM; số dƣ tài khoản thẻ ATM; các dịch vụ: Mobilebanking, bảo hiểm,..); hoạt động cho vay đã chú trọng các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng; tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, cá nhân đƣợc tiếp cận vốn vay với lãi suất thấp. Tổng vốn huy động năm 2015 đạt 1.206 tỷ đồng, tăng bình quân 13,1%; tổng dƣ nợ tín dụng đạt 1.083 tỷ đồng, đạt mức tăng bình quân 10,3%/ năm.

Thu ngân sách Nhà nước vượt kế hoạch; chi ngân sách đáp ứng cơ bản các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Công tác quản lý, điều hành ngân sách đƣợc thực hiện chặt chẽ, hiệu quả. Các nguồn thu đƣợc tập trung quản lý khai thác tốt, đảm bảo việc thu, nộp kịp thời vào ngân sách Nhà nƣớc. Số thu trên địa bàn tăng bình quân 16,2%/năm, năm 2015 ƣớc đạt 112,7 tỷ đồng, tăng 2,2 lần so năm 2010; trong đó thu tiền sử dụng đất , đấu giá quỹ sƣ̉ du ̣ng đất hàng năm đạt mức tăng cao (bình quân 19,8%/năm), chiếm trên 40% tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn. Chi NSNNtăng bình quân là 14,6%/năm, đảm bảo nhu cầu chi thƣờng xuyên và tăng chi đầu tƣ phát triển.

Thu hút đầu tư tăng nhanh; doanh nghiệp, các hộ kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế được quan tâm, tạo điều kiện phát triển

Huy động vốn cho đầu tƣ phát triển đạt mức cao so mục tiêu, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có bƣớc phát triển đột phá; tổng vốn đầu tƣ huy động toàn xã hội 5 năm 2011- 2015 đạt 5.175 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so giai đoạn 2006-

2010; trong đó, nguồn vốn NSNN 707,4 tỷ đồng, chiếm 17,7%; vốn đầu tƣ qua bộ, ngành, doanh nghiê ̣p nhà nƣớc 1.468 tỷ đồng, chiếm 28,4%; vốn đầu tƣ dân cƣ và tƣ nhân 2.920 tỷ đồng, chiếm 56,4%.Thu hút 16 dự án đầu tƣ; nâng tổng số dự án đầu tƣ lên 21 dự án, tổng vốn đăng ký 245,4 tỷ đồng. Các loại hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh phát triển nhanh. Giai đoạn 2011- 2015 có thêm 86 doanh nghiệp, 5 HTX, 1.230 hộ kinh doanh cá thể đăng ký thành lập mới, với tổng vốn đăng ký trên 671 tỷ đồng; nâng tổng số doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh trên địa bàn lên 2.771 đơn vị; quy mô vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp 2,5 tỷ đồng, tăng 1,8 lần so năm 2010. Hoạt động các HTX sau chuyển đổi và các HTX thành lập mới đƣợc củng cố về tổ chức và nội dung hoạt động, bƣớc đầu hoạt động có hiệu quả trong các lĩnh vực vệ sinh môi trƣờng, dịch vụ nông nghiệp và các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

Hạ tầng kinh tế- xã hội tiếp tục được tăng cường theo hướng hiện đại

Phối hợp chặt chẽ với các Bộ , các sở, ngành liên quan làm tốt công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tƣ trên địa bàn; kết quả đã hoàn thành và đƣa vào sử dụng 4,56km đƣờng cao tốc Nội Bài- Lào Cai (đoạn qua xã Tiên Kiên), cải tạo, nâng cấp 13km đƣờng Quốc lộ 32C (đoạn qua huyện Lâm Thao), đầu tƣ, xây dựng mới >30km đƣờng tỉnh lộ (TL 320, TL 324, TL 325 đoạn Tiên Kiên- Hà Thạch); đƣa vào sử dụng 7,5 km các tuyến đƣờng giao thông nội thị (thị trấn Hùng Sơn, thị trấn Lâm

Thao); 7km đƣờng huyện lộ (đường DH2) và 50km đƣờng giao thông nông

thôn, nâng tỷ lệ đƣờng giao thông trên địa bàn đƣợc cứng hóa đạt 72%, tăng 8,3% so với năm 2010, trong đó, tỷ lệ đƣờng huyện, liên xã đạt 96%; đƣờng giao thông nông thôn đạt 87% (tăng 31% so năm 2010). Xây dựng, nâng cấp >20km hệ thống kênh, mƣơng thuỷ lợi, tỷ lệ cứng hóa đạt 55,2%, tăng 26,9% so với năm 2010. Hạ tầng đô thị, hệ thống điện hạ áp và một số công trình trụ sở làm việc các xã, thị trấn đƣợc đầu tƣ xây dựng khang trang hơn. Hạ tầng thông tin,

truyền thông phát triển mạnh; hạ tầng giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao tiếp tục đƣợc củng cố, tăng cƣờng, đáp ứng sản xuất và đời sống nhân dân.

Các lĩnh vực xã hội

Giáo dục, đào tạo đạt một số thành tựu quan trọng; khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường được quan tâm.

Chất lƣợng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn tiếp tục nâng lên; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT, trúng tuyển vào các trƣờng đại học, cao đẳng và số học sinh đạt giải Quốc gia, liên tục nhiều năm liền nằm trong nhóm thứ hạng cao của tỉnh . Kết quả phổ cập giáo dục tiểu ho ̣c đúng độ tuổi và phổ cập THCS đƣợc củng cố và duy trì vững chắc. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn tăng. Quy mô trƣờng, lớp tiếp tục phát triển ; cơ sở vâ ̣t chất , trang thiết bị dạy và học đƣợc tăng cƣờng, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 99%, tăng 18% so năm 2010; 94,2% trƣờng đạt chuẩn Quốc gia (vƣợt mục tiêu 88,5%), trong đó có 8 trƣờng đạt chuẩn mức độ 2. Xã hội hóa giáo dục- đào tạo ngày càng sâu rộng; phong trào khuyến học, khuyến tài, gia đình, dòng họ hiếu học phát triển rộng khắp. Giáo dục nghề nghiệp đƣợc quan tâm; các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn mỗi năm dạy nghề cho khoảng 1.580 lao động, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 52,2%.

Khoa học, công nghệ có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện; việc ứng dụng công nghệ ngày càng mở rộng trên các lĩnh vực, trong đó một số tiến bộ kỹ thuật mới về biện pháp canh tác, giống cây trồng, vật nuôi đƣợc đƣa vào ứng dụng và nhân ra đại trà. Một số sản phẩm hàng hoá đƣợc hỗ trợ xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Ý thức bảo vệ môi trƣờng của nhân dân đƣợc nâng lên; quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng có chuyển biến. Đã phối hợp với các ngành chức

năng thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng ở khu vực xã Thạch Sơn, thị trấn Hùng Sơn, đặc biệt đã thực hiện tốt việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt cho 100% khu dân cƣ và xử lý một số điểm ô nhiễm môi trƣờng trên địa bàn.

Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, dân số, kế hoạch hóa gia đình

có bước tiến bộ

Đội ngũ cán bộ phục vụ công tác y tế đƣợc tăng cƣờng; đến năm 2015 có 100% xã, thị trấn đạt tiêu chí Quốc gia về y tế giai đoạn 2011- 2020; chất lƣợng khám bệnh và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện đƣợc nâng lên, đảm bảo chất lƣợng dịch vụ khám chữa bệnh theo phân tuyến kỹ thuật của bệnh viện hạng 3. Đã tích cực thực hiện phòng, chống dịch bệnh, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm; không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đƣợc quan tâm; tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng giảm còn 13,47%. Hệ thống mạng lƣới công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình đƣợc tổ chức, củng cố lại và tiếp tục hoạt động có hiệu quả; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 0,89%, giảm 0,01% so năm 2010.

Lĩnh vực văn hoá, thể thao, thông tin- truyền thông và văn học- nghệ thuật tiếp tục phát triển đúng định hƣớng, văn nghệ quần chúng phát triển

mạnh, các thiết chế văn hoá ở cơ sở đƣợc tăng cƣờng, đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng

đời sống văn hoá” phát triển sâu rộng, chất lƣợng ngày càng nâng cao. Môi

trƣờng văn hoá có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống văn hoá nâng lên; trên 92% số hộ gia đình đƣợc công nhận danh hiệu “Gia đình văn hoá”; 86% khu dân cƣ đạt danh hiệu “khu dân cư văn hóa”. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá đƣợc quan tâm. Lễ hội Trò Trám ở xã Tứ Xã hiện đang

lập hồ sơ đề nghị công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia . Phong trào thể dục , thể thao phát triển khá ; có 350 câu lạc bộ thể thao và hơn 47% dân số thƣờng xuyên luyện tập thể du ̣c thể thao ; hàng năm số vận động viên đạt giải khá ổn định, một số môn thể thao nhƣ: Điền kinh, bóng bàn, cầu lông luôn nằm trong tốp dẫn đầu toàn tỉnh. Xã hội hoá văn hoá, thể thao tiếp tục phát triển. Công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tƣ cơ sở hạ tầng và xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao từ huyện đến cơ sở đƣợc chú trọng, với kinh phí huy động hàng trăm tỷ đồng để đầu tƣ tôn tạo đƣợc 15 di tích lịch sử văn hóa , xây dựng mới 41 nhà văn hóa (nâng tổng số khu dân cư có

nhà văn hoá lên 199/199, đạt tỷ lệ 100%).

Thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện

Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc triển khai tích cực và đạt kết quả khá toàn diện. Kết quả sau 5 năm đã đào tạo trên 7.500 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 52,2%; số lao động đƣợc giải quyết việc làm mới đạt 2.200 lao động/năm. Cơ cấu lao động của ngành công nghiệp- xây dựng tăng 24% năm 2010 lên 42% năm 2015; lao động trong ngành dịch vụ tăng từ 23% năm 2010 lên 28% năm 2015; lao động trong ngành nông nghiệp giảm từ 52,9% năm 2010 xuống còn 30% năm 2015. Thực hiện tốt công tác xuất khẩu lao động tại các thị trƣờng có thu nhập cao nhƣ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan; trong 5 năm đã tổ chức cho trên 1.504 lƣợt ngƣời đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nƣớc ngoài.

Các chính sách bảo trợ xã hội, chăm sóc ngƣời có công, an sinh xã hội đƣợc đảm bảo; hoạt động nhân đạo, từ thiện cứu trợ xã hội đƣợc thực hiện tích cực, hiệu quả góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho nhân dân; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 8,85% năm 2010 xuống còn 2,8%. Tỷ lệ ngƣời dân tham gia BHYT đạt 77%, tăng 3,3% so với năm 2010.

3.2.3.2. Những tồn tại hạn chế

- Tăng trƣởng kinh tế không đạt mục tiêu đề ra, chất lƣợng, hiệu quả thu hút đầu tƣ chƣa cao. Việc huy động nguồn lực và ngƣời dân tham gia xây dựng nông thôn mới chƣa thực sự tích cực. Việc đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp còn chậm, phần lớn có quy mô sản xuất nhỏ, hiệu quả sản xuất kinh doanh chƣa cao. Sản xuất nông nghiệp hàng hoá chƣa gắn kết chặt chẽ với thị trƣờng và công nghiệp chế biến, gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện lâm thao giai đoạn 2015 2020 (Trang 49 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)