Chính sách phát triển tín dụng của Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong phát triển tín dụng tại NHTM cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 30 - 35)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.3. Chính sách phát triển tín dụng của Ngân hàng nhà nước

1.1.3.1. Vai trò của Ngân hàng nhà nước trong phát triển tín dụng tại ngân hàng thương mại

Ngân hàng nhà nước có vai trò quan trọng đối với phát triển tín dụng của các ngân hàng thương mại. Điều này thể hiện như sau:

- Lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính: Tăng vốn và cải thiện chất lượng nguồn vốn tự có của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, bảo đảm mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định và đáp ứng đầy đủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật và chuẩn mực quốc tế; tích cực, chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp kiểm soát chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu, nâng cao chất lượng tài sản.

- Chuyển đổi mạnh mẽ mô hình kinh doanh của các ngân hàng thương mại theo hướng từ “độc canh tín dụng” sang mô hình đa dạng hóa sản phẩm

dịch vụ ngân hàng phi tín dụng; nâng cao tính chuyên môn, chuyên nghiệp trong cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử; gia tăng xuất khẩu dịch vụ tài chính; tiếp tục tiến hành rà soát, củng cố các hoạt động kinh doanh chính; thoái vốn đầu tư ngoài ngành, lĩnh vực phi tài chính, nhiều rủi ro; ưu tiên cấp tín dụng cho các ngành, lĩnh vực quan trọng, then chốt của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế.

- Nâng cao năng lực quản trị, điều hành, tính minh bạch trong hoạt động của tổ chức tín dụng: Hoàn thiện, áp dụng hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực của Ủy ban Basel và lộ trình áp dụng Basel II tại Việt Nam; hoàn thiện và áp dụng các quy định về quản trị ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế; phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh ngân hàng có trình độ chuyên môn cao, ý thức tuân thủ pháp luật, có đạo đức và tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp tốt; đa dạng hóa cơ cấu cổ đông; yêu cầu các tổ chức tín dụng công bố công khai, minh bạch, chính xác thông tin về chiến lược kinh doanh, sở hữu, tình hình tài chính, cơ cấu quản lý, quản trị rủi ro và quản trị doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống thanh toán nội bộ của các ngân hàng thương mại; nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi phù hợp với quy mô, mức độ phức tạp hoạt động và yêu cầu quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào điều hành và quản lý, phân tích và phòng ngừa rủi ro; đồng thời đầu tư và có giải pháp phù hợp đảm bảo an ninh công nghệ thông tin.

- Các ngân hàng thương mại Nhà nước đóng vai trò là lực lượng chủ lực, chủ đạo về quy mô, thị phần, khả năng điều tiết thị trường; đi đầu trong việc áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, năng lực quản trị tiên tiến, chủ động hội nhập quốc tế; tích cực tham gia cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.

- Tiếp tục củng cố, chấn chỉnh, cơ cấu lại các ngân hàng thương mại cổ phần, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng để lành mạnh hóa, nâng cao năng lực tài chính cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả, bảo đảm an toàn hệ thống; hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, công khai, minh bạch, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực về quản trị và an toàn hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật và tiệm cận với thông lệ quốc tế.

- Khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng lành mạnh hoặc các nhà đầu tư tiềm năng nước ngoài tham gia tái cơ cấu các ngân hàng thương mại cổ phần, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng yếu kém; thúc đẩy việc mua bán, sáp nhập trên cơ sở tự nguyện của các tổ chức tín dụng để hình thành các định chế có quy mô lớn và quản trị tốt hơn.

- Tiếp tục tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng với các tổ chức tín dụng Việt Nam; khuyến khích các tổ chức tín dụng nước ngoài tham gia hỗ trợ và xử lý các vấn đề khó khăn, yếu kém của các tổ chức tín dụng trong nước; khuyến khích các tổ chức tín dụng nước ngoài đi đầu trong việc phát triển và áp dụng các công nghệ hiện đại, đưa các sản phẩm, dịch vụ mới tới thị trường Việt Nam; hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong nước trong việc tiếp cận với các quy trình, sản phẩm, công nghệ mới đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng về sản phẩm và dịch vụ của khách hàng (Thủ tướng chính phủ, 2018).

1.1.3.2. Các chính sách phát triển tín dụng của Ngân hàng nhà nước ban hành

Trong hơn 10 năm qua, Ngân hàng nhà nước đã ban hành nhiều chính sách phát triển tín dụng, thể hiện qua nhiều văn bản quy định, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của của Nhà nước về phát triển tín dụng đối với các ngân hàng thương mại. Một số văn bản quan trọng là:

- Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (NHNN, 2005).

- Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 10 tháng 01 năm 2017 về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2017.

- Công văn 2956/NHNN-CSTT ngày 14 tháng 04 năm 2011 về kiểm soát hoạt động tín dụng năm 2011. Trong đó, NHNN đang nỗ lực hướng dẫn tín dụng vào các khu vực sản xuất như: Nông nghiệp nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, kinh doanh xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, giảm tăng trưởng tín dụng từ 25% xuống dưới 20%. Để hạn chế tín dụng tập trung vào lĩnh vực bất động sản, trong văn bản 2956/NHNN-CSTT, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu TCTD bóc tách rất rõ ràng báo cáo kinh doanh bất động sản để tránh việc lách từ cho vay phi sản xuất qua cho vay sản xuất, cụ thể là các TCTD phải thống kê rất rõ ràng 7 hạng mục, gồm: (1) xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất; (2) xây dựng khu đô thị; (3) xây dựng văn phòng, cao ốc cho thuê; (4) xây dựng, sửa chữa và mua nhà để ở kết hợp với cho thuê mà các khoản cho vay này khách hàng trả nợ bằng các nguồn thu nhập không phải là tiền lương; (5) xây dựng, sửa chữa nhà và mua nhà để bán, cho thuê; (6) mua quyền sử dụng đất, (7) đầu tư kinh doanh bất động sản khác (NHNN, 2011).

- Ngày 10 tháng 03 năm 2011, NHNN đã ban hành Thông tư số 05/2011/TTNHNN quy định việc thu phí cho vay của các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài (NHNN, 2011).

- Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo thông tư này, TCTD tự thực hiện phân loại nợ theo 03 nguồn gồm bằng phương pháp định lượng, bằng phương pháp định tính và từ kết quả phân loại nợ do CIC cung cấp. Toàn bộ số dư nợ của một khách hàng phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ và là nhóm có mức độ rủi ro cao nhất theo 03 phương pháp trên. Ít nhất mỗi quý một lần, TCTD thực hiện phân loại nợ,

ngoài ra TCTD cũng có thể thực hiện phân loại nợ theo quy định nội bộ (NHNN, 2013).

- Theo Thông tư 31/2013/TT-NHNN ngày 13 tháng 2 năm 2013 về việc báo cáo thống kê, các TCTD thực hiện phân loại khách hàng theo loại hình tổ chức và cá nhân gồm 13 nhóm: Công ty nhà nước; Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ; Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên có phần vốn góp của nhà nước trên 50% vốn điều lệ hoặc nhà nước giữ quyền chi phối; Công ty trách nhiệm hữu hạn khác; Công ty cổ phần có vốn cổ phần của nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; hoặc nhà nước giữ quyền chi phối đối với công ty trong Điều lệ của công ty; Công ty cổ phần khác; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã; Hộ kinh doanh, cá nhân; Đơn vị hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể và hiệp hội (NHNN, 2013).

- Quyết định số 22/VBHN-NHNN ngày 4 tháng 6 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng thì dư nợ của NHTM được chia làm 5 nhóm rủi ro của khách hàng có thể trích lập dự phòng cụ thể theo các tỷ lệ khác nhau (NHNN, 2014).

-Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 quy định về tỷ lệ an toàn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hướng dẫn xếp loại tín dụng (NHNN, 2016)

- Quy chế cho vay theo thông tư 39/2016/TT-NHNN.

- Thông tư 12/2018/TT-NHNN ngày 27 tháng 04 năm 2018 sửa đổi một số điều của thông tư số 22/2014/TT-NHNN ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.

- Thông tư 14/2018/TT-NHNN ngày 29 tháng 05 năm 2018 hướng dẫn thực hiện các biện pháp điều hành công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn (NHNN, 2018).

Các chính sách phát triển tín dụng của Ngân hàng nhà nước có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển tín dụng của các NHTM trong phân loại khách hàng, phân loại tín dụng, trích lập dự phòng, quản lý rủi ro,..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong phát triển tín dụng tại NHTM cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)