Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chính sách của Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong phát triển tín dụng tại NHTM cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 41 - 46)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chính sách của Ngân hàng nhà nước

nhà nước trong phát triển tín dụng

Khách hàng là người lập phương án, dự án xin vay và sau khi được ngân hàng chấp nhận, khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn vay để kinh doanh. Vì vậy, khách hàng cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Khách hàng phải có năng lực pháp lý để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng trong quan hệ vay vốn. Mức tín nhiệm của khách hàng liên quan đến sự sẵn lòng và thiện chí thực hiện đúng hợp đồng. Cả hai yếu tố này, ngân hàng phải đặc biệt quan tâm khi tiến hành cho vay vì nó trực tiếp quyết định tới hiệu quả món vay và ảnh hưởng đến an toàn nguồn vốn của ngân hàng. Từ đó, đảm bảo việc vận dụng đúng chính sách của NHNN trong phát triển tín dụng.

1.1.5.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng

Cơ cấu tổ chức của một ngân hàng được xây dựng hợp lý sẽ góp phần tạo ra môi trường tốt cho hoạt động kiểm soát. Cơ cấu tổ chức hợp lý, đảm bảo một hệ thống xuyên suốt từ trên xuống dưới trong việc ban hành các quyết định, triển khai các quyết định đó cũng như kiểm tra, giám sát việc thực hiện cá quyết định này trong toàn bộ ngân hàng. Một cơ cấu tổ chức hợp lý còn góp phần ngăn ngừa có hiệu quả các hành vi gian lận và sai sót trong hoạt động quản lý tín dụng, làm tăng hiệu quả của các thủ tục kiểm soát cũng như hiệu quả của kiểm soát nội bộ.

Một cơ cấu tổ chức hợp lý phải thiết lập sự điều hành và kiểm soát trên toàn bộ hoạt động và các lĩnh vực của doanh nghiệp sao cho không bị chồng chéo hoặc bỏ trống. Thực hiện sự phân chia tách bạch giữa các chức năng, đảm bảo sự độc lập tương đối giữa các bộ phân, tạo khả năng kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau trong các bước thực hiện công việc nhằm đảm bảo vận dụng đúng chính sásh của NHNN nhằm phát triển quy mô cũng như chất lượng tín dụng, xử lý rủi ro nhằm đảm bảo an toàn tín dụng.

1.1.5.3. Chất lượng đội ngũ cán bộ và nhân viên

Năng lực điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng. Năng lực điều hành đề cập đến phẩm chất, kiến thức và kỹ năng của người đứng đầu ngân hàng.

Năng lực điều hành của ban lãnh đạo quyết định đến sự thành công của ngân hàng và tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Hiệu quả hoạt động tín dụng của một ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực của những cán bộ làm công tác quản lý tại ngân hàng. Cán bộ điều hành, quản lý ngân hàng không nhạy bén, sắc sảo, không nắm bắt, điều chỉnh hoạt động ngân hàng theo kịp các tín hiệu thông tin, không sử dụng nhân viên đúng sở trường... có thể dẫn đến tăng chi phí các nguồn lực ngân hàng, giảm hiệu quả kinh doanh.

Bên cạnh đó, chất lượng nhân sự là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung. Nhân viên tín dụng là người có vai trò quyết định đến tính chính xác của các quyết định tín dụng vì họ là người trực tiếp nắm rõ khách hàng.

1.1.5.4. Công tác kiểm soát nội bộ

Thông qua kiểm tra kiểm soát giúp lãnh đạo ngân hàng nắm được tình hình hoạt động kinh doanh đang diễn ra, những thuận lợi, khó khăn trong việc chấp hành những quy định pháp luật, nội quy, quy chế, chính sách, thủ tục tín dụng từ đó giúp lãnh đạo ngân hàng có đường lối, chủ trương phù hợp để giải quyết những khó khăn, vướng mắc, phát huy những nhân tố thuận lợi để nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh. Đây là công tác mà các ngân hàng phải luôn tiến hành thường xuyên nhằm duy trì hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng phù hợp với mục tiêu, chính sách của ngân hàng và quy định của Nhà nước.

1.1.5.5. Các yếu tố khác

* Môi trường kinh tế

Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm các hoạt động kinh tế có quan hệ biện chứng, ràng buộc lẫn nhau nên bất kỳ một sự biến động của một hoạt động kinh tế nào đó cũng sẽ gây ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của các lĩnh vực còn lại. Hoạt động của ngân hàng thương mại có thể được coi là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Vì vậy, sự ổn định

hay mất ổn định của nền kinh tế sẽ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của ngân hàng- đặc biệt là hoạt động tín dụng.

Các biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát, khủng hoảng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tín dụng. Một nền kinh tế ổn định tỷ lệ lạm phát vừa phải sẽ tạo điều kiện cho các khoản tín dụng có chất lượng cao. Tức là các doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường ổn định thì khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn, từ đó mà có thể trả vốn và lãi cho ngân hàng. Ngược lại khi nền kinh tế biến động thì các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cũng thất thường ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới khả năng thu nợ của ngân hàng.

Chu kỳ kinh tế có tác động không nhỏ tới hoạt động tín dụng. Trong thời kỳ suy thoái, sản xuất vượt quá nhu cầu dẫn tới hàng tồn kho lớn, hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn do các doanh nghiệp không phát triển được. Hơn nữa nếu ngân hàng bỏ qua các nguyên tắc tín dụng thì lại càng làm giảm chất lượng tín dụng. Ngược lại trong thời kỳ hưng thịnh, tốc độ tăng trưởng cao, các doanh nghiệp có xu hướng mở rộng sản xuất kinh doanh, nhu cầu tín dụng tăng và rủi ro ít, do đó chất lượng tín dụng cũng tăng. Tuy nhiên trong thời kỳ này có những khoản vay vượt quá quy mô sản xuất cũng như khả năng quản lý của khách hàng nên những khoản vay này vẫn gặp rủi ro.

* Những nhân tố thuộc về quản lý vĩ mô của nhà nước

Các chính sách của nhà nước ổn định hay không ổn định cũng tác động đến chất lượng tín dụng. Khi các chính sách này không ổn định sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó gây trở ngại cho ngân hàng khi thu hồi nợ và ngược lại.

Hệ thống pháp luật là cơ sở để điều tiết các hoạt động trong nền kinh tế. Nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ, hay thay đổi sẽ làm cho hoạt động kinh doanh gặp khó khăn. Ngược lại nếu nó phù hợp với thực tế khách quan thì sẽ tạo một môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt kết quả cao.

* Môi trường xã hội

Quan hệ tín dụng được thực hiện trên cơ sở lòng tin. Nó là cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng. Đạo đức xã hội ảnh hưởng tói chất lượng tín dụng. Trong trường hợp đạo đức xã hội không tốt, lợi dụng lòng tin để lừa đảo sẽ làm giảm chất lượng tín dụng. Hơn nữa trình độ dân trí chưa cao, kém hiểu biết về hoạt động ngân hàng cũng sẽ làm giảm chất lượng tín dụng.

* Môi trường tự nhiên

Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trường tự nhiên như thiên tai (hạn hán, lũ lụt, động đất…), hoả hoạn làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là trong các ngành có liên quan đến nông nghiệp, thuỷ sản, hải sản. Vì vậy khi môi trường tự nhiên không thuận lợi thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn từ đó làm giảm chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại.

Trên đây là những nhân tố chính tác động tới vận dụng chính sách của NHNN đến phát triển tín dụng của NHTM. Để phát triển quy mô, chất lượng và xử lý rủi ro tín dụng chúng ta cần nghiên cứu và nhận thức đúng đắn các yếu tố trên, cùng với kết quả hoạt động thực tiễn của các Ngân hàng thương mại, để từ đó đưa ra các biện pháp có tính khả thi cao (Lê Thị Hồng Vân, 2013).

1.2. Kinh nghiệm vận dụng chính sách của Ngân hàng nhà nước trong phát triển tín dụng tại Ngân hàng thương mại tại một số Ngân hàng trong nước

1.2.1. Kinh nghiệm vận dụng chính sách của Ngân hàng nhà nước trong phát triển tín dụng tại BIDV Vĩnh Phúc

Với bề dày hơn 55 năm hoạt động, BIDV có thế mạnh và kinh nghiệm trong hợp tác quốc tế; Có hạ tầng công nghệ ngân hàng hiện đại đồng bộ và tiên tiến, đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay. Cùng với mạng lưới trên 700 chi nhánh và điểm giao. Chi nhánh BIDV Vĩnh Phúc đã được hơn 1.500 doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp FDI thuộc các quốc gia:

Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia, Trung Quốc… cùng hơn 50.000 cá nhân tin tưởng lựa chọn và gắn bó hợp tác. Trong đó, để hoạt động đầu tư tín dụng đạt được hiệu quả cao nhất, BIDV Vĩnh Phúc khâu đầu tiên cần quan tâm chính là cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý tín dụng. Cơ cấu tổ chức quản lý tín dụng hợp lý phải đảm bảo gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh, đảm bảo tổ chức điều hành công việc hiệu quả; chức năng của các bộ phận không trùng lặp; trách nhiệm cá nhân được phân định rõ ràng; năng lực quản lý tín dụng đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng , đặc biệt là trình độ phân tích, thẩm định tín dụng, theo dõi và giám sát khách hàng vay vốn và quản lý nợ có vấn đề. Bên cạnh đó, BIDV Vĩnh Phúc đã không ngừng nâng cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của cán bộ làm công tác thẩm định tín dụng, trong đó có thẩm định tài sản đảm bảo: cá nhân, tập thể được phân cấp uỷ quyền quyết định cấp tín dụng tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình, hoàn toàn tự chủ trong quá trình xem xét cho vay dự án. Trách nhiệm của từng cá nhân trong quy trình tín dụng phải được phân định rõ ràng. Cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định, lãnh đạo phòng nghiệp vụ tín dụng và cán bộ có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của cá nhân trong phần việc được giao. Mỗi cá nhân tự chịu trách nhiệm về những sai sót chủ quan của bản thân mình trong quá trình thực hiện thẩm định dự án đầu tư. Mặt khác, luôn thường xuyên phân tích, lựa chọn khách hàng chiến lược, ngành hàng chiến lược để vạch ra chiến lược đầu tư vốn đảm bảo hiệu quả, hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra (PAA Vĩnh Phúc, 2018).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong phát triển tín dụng tại NHTM cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)