Sự sinh trƣởng và sản xuất kháng thể của dòng tế bào lai A6G11C9 tiết kháng thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo dòng tế bào lai sản xuất kháng thể đơn dòng kháng kháng nguyên a (nhóm máu a) trên màng tế bào hồng cầu người​ (Trang 56 - 59)

Mỗi một dòng tế bào lai có tốc độ sinh trƣởng và khả năng sản xuất kháng thể khác nhau. Do vậy, dòng tế bào lai A6G11C9 cũng đƣợc nuôi cấy để đánh giá khả năng sinh trƣởng và sản xuất kháng thể. Sự sinh trƣởng của dòng tế bào lai A6G11C9 trong nuôi cấy theo mẻ đƣợc thực hiện trên đĩa 24 giếng. Tế bào đƣợc nuôi cấy với mật độ ban đầu 105 tế bào/ml sử dụng môi trƣờng DMEM với hai nồng độ huyết thanh FBS khác nhau (10% và 1%) ở 37o

C, 5% CO2. Cứ sau 24 giờ tế bào đƣợc thu để xác định mật độ tế bào sống và dịch nuôi cấy đƣợc thu hàng ngày sau đó bảo quản ở -20oC cho các phân tích sau này. Hình 3.11 biểu thị đƣờng cong sinh trƣởng của tế bào lai A6G11C9 trong nuôi cấy tĩnh sử dụng môi trƣờng có 10% FBS. Khi nuôi cấy tế bào A6G11C9 với mật độ ban đầu 105 tế bào/ml trong môi trƣờng có 10% huyết thanh thì không quan sát đƣợc pha tiềm phát và pha cân bằng trong trong đƣờng cong sinh trƣởng của nó. Mật độ tế bào tối đa là 11.105 tế bào/ml đạt đƣợc sau khoảng 50 giờ nuôi cấy sau đó số lƣợng tế bào giảm dần và hầu nhƣ tế bào chết sau khoảng 200-240 giờ nuôi cấy. Tốc độ sinh trƣởng của tế bào đạt 0,031h-1. Nhƣ vậy, sự sinh trƣởng của dòng tế bào lai A6G11C9 trong nuôi cấy tĩnh tƣơng tự nhƣ sự sinh trƣởng của hầu hết các dòng tế bào khác.

Hình 3.11. Đƣờng cong sinh trƣởng của dòng tế bào lai A6G11C9 trong môi trƣờng DMEM + 10% FBS

Dòng tế bào lai A6G11C9 cũng đƣợc nuôi cấy trong môi trƣờng DMEM + 1% FBS để nghiên cứu khả năng thích ứng của dòng tế bào này với môi trƣờng có nồng độ huyết thanh thấp. Kết quả cho thấy, tế bào vẫn tăng sinh trong môi trƣờng có nồng độ huyết thanh thấp tuy nhiên thời gian của pha tiềm phát kéo dài hơn khi nuôi cấy trong môi trƣờng có 10% huyết thanh và cũng không quan sát đƣợc pha cân bằng trong đƣờng cong sinh trƣởng của dòng tế bào này khi nuôi cấy ở môi trƣờng có 1% huyết thanh. Mật độ tế bào tối đa đạt đƣợc là 2.105 tế bào/ml sau khoảng 70 giờ nuôi cấy với tốc độ sinh trƣởng 0,006 h-1 và hầu hết tế bào chết sau khoảng 150 giờ nuôi cấy (hình 3.12). Sự sinh trƣởng của tế bào khi sử dụng môi trƣờng có nồng độ huyết thanh khác nhau là khác nhau. Bởi vì, huyết thanh là nguồn cung cấp các yếu tố sinh trƣởng có tác động khác nhau đến sự biệt hóa của các dòng tế bào khác nhau. Tế bào sinh trƣởng trong môi trƣờng có nồng độ huyết thanh thấp phát triển chậm và kém hơn khi sinh trƣởng trong môi trƣờng có nồng độ huyết thanh cao. Điều này chứng tỏ huyết thanh đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng sinh của dòng tế bào lai A6G11C9.

Hình 3.12. Đƣờng cong sinh trƣởng của dòng tế bào lai A6G11C9 khi nuôi cấy trong môi trƣờng có nồng độ huyết thanh thấp DMEM + 1%FBS

Dịch nuôi cấy tế bào lai A6G11C9 đƣợc thu hàng ngày sau đó xác định hiệu giá kháng thể để đánh giá khả năng sản xuất kháng thể của dòng tế bào này. Sự hình thành kháng thể của dòng tế bào lai A6G11C9 tăng trong suốt pha lũy thừa của quá trình nuôi cấy, hiệu giá kháng thể đạt cực đại sau khoảng 100 giờ nuôi cấy và không thay đổi cho đến khi các tế bào chết hoàn toàn. Dữ liệu này quan sát đƣợc khi nuôi cấy dòng tế bào A6G11C9 trong cả môi trƣờng DMEM + 10% FBS và trong môi trƣờng có nồng độ huyết thanh thấp DMEM + 1% FBS. Khi nuôi cấy trong môi trƣờng DMEM + 10% FBS hiệu giá đạt cực đại là 29 còn trong môi trƣờng DMEM + 1% FBS là 27 (hình 3.13, hình 3.14). Trong khoảng thời gian sau 50-100 giờ nuôi thì hàm lƣợng kháng thể tăng mạnh, đạt cực đại sau khoảng 100 giờ và duy trì không thay đổi. Điều này cho thấy sau khi tế bào đạt đến mật độ tối đa thì tế bào bắt đầu chết, sau khoảng 100 giờ nuôi cấy thì số lƣợng tế bào giảm mạnh chứng tỏ kháng thể đƣợc giải phóng ra hoàn toàn khi tế bào bị phân giải. Mặt khác, hàm lƣợng kháng thể hình thành khi nuôi tế bào trong hai môi trƣờng có nồng độ huyết thanh khác nhau là khác nhau. Điều này có thể đƣợc lý giải nhƣ sau: mật độ tế bào tối đa trong môi trƣờng có nồng độ huyết thanh cao hơn so với môi trƣờng có nồng độ huyết thanh thấp do đó hàm lƣợng kháng thể hình thành cũng sẽ cao hơn. Nhƣ vậy, hàm lƣợng kháng thể đƣợc sản xuất bởi tế bào A6G11C9 có liên quan đến số lƣợng tế bào sống.

Hình 3.13. Đồ thị biểu thị sự hình thành kháng thể của dòng tế bào A6G11C9 khi nuôi cấy trong môi trƣờng DMEM + 10% FBS

Hình 3.14. Đồ thị biểu thị sự hình thành kháng thể của dòng tế bào A6G11C9 khi nuôi cấy trong môi trƣờng DMEM + 1% FBS

Nhƣ vậy, khi tiến hành nghiên cứu nuôi cấy dòng tế bào lai A6G11C9 nhận thấy tế bào sinh trƣởng và sản xuất kháng thể tốt khi nuôi cấy tế bào trong môi trƣờng có 10% huyết thanh với mật độ tế bào ban đầu 105 tế bào/ml. Mật độ tế bào đạt cực đại là 11x106

tế bào/ml sau khoảng 50 giờ nuôi cấy và hiệu giá kháng thể đạt cực đại là 29 sau khoảng 100 giờ nuôi cấy đối. Do đó, khi nuôi cấy tế bào sẽ tiến hành cấy chuyển tế bào sau khoảng 40-50 giờ nuôi cấy với tỷ lệ cấy truyền là 1/10 để mật độ nuôi cấy ban đầu đạt 105

tế bào/ml và nếu nuôi tế bào để thu đƣợc lƣợng kháng thể nhiều nhất thì sẽ tiến hành thu dịch nuôi cấy sau khoảng 100 giờ nuôi cấy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo dòng tế bào lai sản xuất kháng thể đơn dòng kháng kháng nguyên a (nhóm máu a) trên màng tế bào hồng cầu người​ (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)