7. Đóng góp của luận văn
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Trần Anh Thái
Tác phẩm văn học được xem là công trình nghệ thuật ngôn từ, là kết quả lao động miệt mài của nhà văn. Do đó, giống như một đứa con tinh thần quý giá, tác phẩm mang trong mình dòng máu nhiệt huyết, tài năng, khát vọng và dấu mốc trưởng thành của nghệ sĩ ấy trên con đường sáng tạo nghệ thuật.
Trải qua hơn nửa đời người với biết bao đổi thay và thăng trầm, từ một chàng trai trẻ xung phong ra chiến trường hôm nào, giờ đây mái tóc đã pha sương, nhưng niềm say mê sáng tác thì chưa bao giờ lụi tắt. Dành phần lớn những năm tháng cuộc đời cho nghề viết, đến nay nhà thơ đã cho xuất bản rất nhiều tác phẩm:
1-Chát đắng và ngọt ngào (1990, Thơ in chung, NXB Hội nhà văn) 2-Độc thoại trắng (1994, Tập thơ, NXB Hội nhà văn)
3-Vọng trắng (1995, Tập thơ NXB Văn học)
4-Trường ca: Đổ bóng xuống mặt trời (1999, Trường ca, NXB Văn học) 5-Trường ca: Trên đường (2004, Trường ca, NXB Hội nhà văn)
6-Trường ca: Ngày đang mở sáng (2008, Trường ca, NXB Hội nhà văn) 7-Bộ trường ca Trần Anh Thái (2009, Bộ trường ca, NXB Hội nhà văn) 8-Trường ca: Mỗi loài hoa một mặt trời (2015, Trường ca, NXB Hội nhà văn) 9-Tự bạch (2010, tập thơ, NXB Văn học)
10- Số phận nghiệt ngã (1991, Tiểu thuyết, NXB Quân đội) 11- Gieo chữ trên đá (2001, Tập truyện, NXB Hà Nội) 12- Nói thật nói dối (Tạp văn, 2012, NXB Hội nhà văn VN)
Sự nghiệp sáng tác của Trần Anh Thái có thể chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu được coi là giai đoạn thử nghiệm với trăn trở tìm đường, tìm một lối đi, khẳng định cá tính sáng tạo của nhà thơ trong sự nghiệp sáng tác. Khép lại
giai đoạn đầu bằng tập thơ “Vọng trắng” (1995), với hai tập thơ trước đó, được xem như cung đường đầu tiên trên “Đường vào thơ”. Đây là thời kỳ tác giả viết bằng những tình cảm chân thực và nhiều suy tư, nghĩ ngợi. Có khi là sự đau đáu trước nỗi khổ của những số phận con người bất hạnh, có lúc lại là nỗi thắc thỏm chờ mong được nghe âm thanh bình dị của cuộc sống...Nhưng trên hết là cảm giác rạo rực sống, tinh thần lạc quan, niềm hi vọng thiết tha cháy bỏng vào tình đời, tình người.
Giai đoạn thứ hai, sau “Vọng trắng”, có thể xem là giai đoạn bứt phá, tìm tòi đổi mới thơ quyết liệt gồm nhiều trang thơ ngắn với góc nhìn đa chiều về trường ca. Đặc biệt, các trường ca Trần Anh Thái đều tập trung phản ánh về số phận con người trong chiến tranh và thân phận những người nông dân lam lũ nghèo khổ ở nông thôn vùng biển quê hương. Đến và gắn bó với thể loại này, có thể xem là một kiên trì đeo đuổi đam mê, đồng thời cũng là sự khẳng định cá tính của nhà thơ. Và cũng chính điều ấy đã giúp Trần Anh Thái thực hiện được sứ mệnh thiêng liêng và cao cả trên hành trình kiếm tìm và khai mở con đường thi ca đương đại.
Nhìn chung, dù sáng tác ở thể loại nào thì các tác phẩm của Trần Anh Thái đều chan chứa tình yêu cuộc sống và khát vọng hoàn mỹ. Với hơn 30 năm cầm bút, gắn bó sâu nặng với nghề, Trần Anh Thái được nhiều nhà phê bình văn học có uy tín đánh giá là một trong những nhà thơ hàng đầu của Việt Nam sáng tác ở thời kỳ sau đổi mới. Thơ của Trần Anh Thái đã được dịch và giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới như: Hàn Quốc, Mỹ, Tây Ban Nha,...Đó chính là sự ghi nhận bước đầu với cái tâm và cái tài của người nghệ sĩ.