7. Đóng góp của luận văn
3.1.2. Sự phong phú, đa dạng về thể thơ
Thể thơ là một yếu tố không đơn thuần hình thức, mà nó liên quan mật thiết đến nội dung tác phẩm. Nó không chỉ là vấn đề về số chữ, cách ngắt dòng
hay chia khổ, mà còn là một phương diện nghệ thuật để thông qua đó thể hiện quan niệm thẩm mĩ, tình cảm, tư tưởng của tác giả. Sự lựa chọn hay phối hợp thể thơ trong tác phẩm cũng còn cho thấy sở trường, thói quen, cá tính con người của nhà thơ.
Hai thể thơ chính được Trần Anh Thái sử dụng và phối hợp trong các trường ca của mình gồm: thể thơ tự do; thể thơ văn xuôi.
Có thể nói rằng thể thơ tự do như là một cách giải thoát những uẩn ức, những cô đọng, những chất chứa, được tích luỹ trong con người. Tất cả những tích luỹ ấy dồn ép ra thành thơ ca dưới dạng phóng túng nhất của ngòi bút, với tất cả những phá cách tiêu biểu, như thể là một sự giải phóng của tâm hồn khỏi khuôn khổ của những lệ luật, vần điệu cũ. Không còn cấu trúc khép kín với cú pháp chặt chẽ của thi ca truyền thống, ở thể thơ tự do, từng ngữ đoạn trong diễn ngôn của thi ca được tháo lỏng ra để mở rộng tầng tầng lớp liên tưởng, tưởng tượng cho người đọc. Cái tôi nhất thể liền mạch của lí trí thông thường được thay bằng một cái tôi phân mảnh: trong trạng thái hỗn mang của cảm xúc - cảm giác. Tuy vậy, thể thơ tự do vẫn có hạt nhân thi pháp của nó chứ không hoàn toàn tự do tùy tiện. Không đơn giản là tự do hình thức với lượng câu chữ dài ngắn khác nhau mà quan trọng hơn là tự do ở chất lượng biểu đạt: một nỗ lực thoát ra khỏi cơ chế tự động (hay thói quen) của ngôn ngữ tự nhiên và cả cơ chế tự động về âm luật của các thể thơ truyền thống. Thể thơ tự do tạo nên một lối thơ trữ tình đúng nghĩa (cảm xúc bất chợt và mông lung, xa vời và dang dở). Nó không lấy vần điệu làm đơn vị cấu trúc để tạo nên hình tượng âm thanh, mà thực hiện chức năng thi ca của ngôn từ bằng nhịp điệu của hình ảnh (các từ ngữ hoạt động trong cấu trúc liền mạch hoặc đứt đoạn, tự chúng dựng dậy chuỗi những hình ảnh song hành hoặc tương phản, những ám tượng bình thường và đột biến, gần gũi và bất ngờ làm nảy sinh trong đầu người đọc những tình cảm, tư tưởng).
Trần Anh Thái đã tận dụng tối đa hiệu quả và những thế mạnh của thơ tự do để trình hiện những tâm tư, suy cảm, chiêm nghiệm, tưởng tượng của mình một cách sống động nhất.
Khả năng diễn đạt tối đa của thể thơ tự do đã được thể hiện một cách rõ nét trong đoạn thơ sau, với những cảm xúc như được nén căng, khi dồn dập nhanh gấp, khi kéo dài tha thiết mỏi mòn:
Cơn khát đốt
Vòm trời nóng chảy
Những nén nhang đền Vọng sáng đêm ngày Ban thờ mỗi ngôi nhà cháy đỏ
Người làng bước ra khỏi nhà ngửa mặt Ngày mai
Bàng bạc gió
Chum vại trước nhà rệp chết nghẹn lối ra Tiếng quạ kêu lạc phía trời qua
(Đổ bóng xuống mặt trời)
Có lúc nhịp thơ cũng góp phần đắc dụng vào diễn tả những cảm xúc nghẹn ngào và bâng khuâng:
Tôi khuất vào bóng mây Núi khuất bóng mặt trời
Thung lũng lạnh dấu tiền nhân để lại Đất có tên
Tên số phận là gì đất trời bỏ ngỏ Sông Năng oằn lên tiếng thác gầm
Có khi, nhịp thơ được chủ ý co ngắn dần, gợi liên tưởng đến sự cô đơn bé nhỏ của con người:
Người bị ruồng bỏ ở chính mảnh đất của mình Lối đi gập khúc Những con còng rúc hang Những vòm cây Những cơn gió Ngày… (Ngày đang mở sáng)
Có thể thấy, sự kết hợp đan xen nhuần nhuyễn các câu thơ ngắn dài cũng như sự linh hoạt trong gieo vần và thay đổi nhịp điệu đã đem đến cho trường ca Trần Anh Thái một sức hấp dẫn độc đáo. Nó mở ra khả năng tối đa để nhà thơ truyền tải các thông điệp nội dung nghệ thuật. Nó cho phép tác giả diễn tả con người và đời sống, diễn tả bản thân một cách đầy đủ nhất có thể trong sự phức điệu đa diện đa chiều của nó.
Thơ văn xuôi là loại thơ trữ tình có cấu trúc câu giống văn xuôi, câu nọ tiếp câu kia không xuống dòng, gần như không vần, nhịp điệu không mang đầy đủ tính chất cố định, mạch câu chảy tràn không chịu ràng buộc theo niêm luật nào, là sự dãn ra của các hình thức thơ tự do, rất dạt dào tình ý và cảm xúc. Một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng, khiến cho thơ văn xuôi chứa đựng và phản ánh một dung lượng hiện thực lớn của cuộc sống, đồng thời phản ánh được rõ nhất tư tưởng của nhà thơ, ấy là ngôn ngữ thơ, thứ ngôn ngữ chứa đựng những trường liên tưởng, suy tưởng mở rộng.
Trần Anh Thái đã rất tinh tế khi lựa chọn những điểm nhấn nội dung phù hợp và cần thiết để triển khai hình thức thể thơ văn xuôi một cách rất ấn tượng, hiệu quả.
Cảm xúc trong sâu thẳm con người dào dạt đến thăng hoa mãnh liệt, nhà thơ dùng hình thức thơ văn xuôi với những hình tượng đầy ẩn dụ và giàu chất
thơ để gửi gắm nỗi niềm: “Ta sẽ đợi cho dù đêm nay đêm mai và ngàn đêm tới, sẽ cùng em xuống con tàu khát gió trùng khơi. Nếu em không cùng đi hạnh phúc không đường đến và trò chơi tạo hóa cười vang ngạo nghễ mỉa mai”
(Ngày đang mở sáng).
Có lúc, cảm thức của nhà thơ được đẩy đến cực độ của tưởng tượng và mơ mộng, tạo nên một thế giới tràn ngập màu sắc và âm nhạc: “Tiếng chim hót chơi vơi trôi đi giữa mung lung. Lửa thắp lên trong mắt các vì sao. Giữa bữa tiệc lớn của đất trời, lửa lớn dần lên. Người làng hát vang bài ca về bao ngày lam lũ. Âm thanh vút cao vọng vào cõi xanh sức mạnh vô biên bất diệt của người” (Đổ bóng xuống mặt trời).
Có lúc, kí ức mờ xa về miền huyền tích tiên tổ thuở hồng hoang khiến nhà thơ trải lòng vào những câu thơ văn xuôi đẹp và buồn đến nao lòng: “Dòng người, sương mờ buổi sáng. Nỗi ngờ vực vang lên. Con đường chênh vênh gió. Cái chết của thời gian, sự sống của thời gian âm u, xao xuyến. Trong khoảng hỗn độn của vô cùng, ý nghĩ rối bời chật chội. Ngày trôi qua giấc mơ. Những dấu chân ngơ ngác rời xa kí ức” (Trên đường).
Thơ văn xuôi là bước phát triển cao nhất của thơ tự do. Ngoài đặc trưng chung của thơ ca là nhịp điệu, thơ văn xuôi còn giống thơ tự do ở cùng một điểm chung là không bị ràng buộc vào các quy tắc về số câu, số chữ, niêm luật... Nhưng, nó khác với thơ tự do ở chỗ là trong khi thơ tự do vẫn lấy câu thơ làm đơn vị nhịp điệu và có thể vẫn có vần, thì thơ văn xuôi không phân dòng, không dùng hình thức câu thơ làm đơn vị nhịp điệu, và thứ hai là thơ văn xuôi không có vần. Cùng trong xu hướng của thơ tự do, thơ văn xuôi là thể thơ rất phù hợp với việc diễn đạt những trăn trở, suy tư triết lý và suy tưởng về nhân tình, thế sự. Đây là một lối thoát cho các nhà thơ khi họ muốn dùng thơ để nhập cuộc tham gia bàn luận tự do về số phận của con người và xã hội, khi mà các thể thơ có niêm luật gò bó không đáp ứng được yêu cầu giải quyết nhiều vấn đề của thời đại. Tuy nhiên, nếu thơ văn xuôi chỉ là kể lể, lắp ghép những câu
những chữ thường tình, tẻ nhạt, không qua sự gia công, tinh luyện, thì nó sẽ gặp thất bại. Làm thơ văn xuôi không có nghĩa là cho phép đưa tất cả câu chữ của văn xuôi vào. Nó đòi hỏi phải được tinh luyện qua lò luyện của nhịp điệu thơ. Nếu không, đó chỉ là những câu văn vần được nối dài.
Rõ ràng, đặt trong những đối chiếu về đặc điểm thể loại như vừa phân tích, có thể thấy thơ văn xuôi của Trần Anh Thái không dừng lại ở chuyện hình thức độ dài hay vần điệu, mà nó thực sự là hình thức nghệ thuật tương ứng cần thiết và phù hợp nhất để diễn tả con người, truyền tải thông điệp nội dung mà tác giả gửi gắm. Có thể coi đây là những chủ ý nghệ thuật thành công của tác giả. Đồng thời, cũng thể coi mảng thơ văn xuôi là một nét mới mẻ tạo thêm tính sinh động và hấp dẫn trong bút pháp trường ca Trần Anh Thái.