Hệ thống hình tượng nghệ thuật trong trường ca Trần Anh Thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trường ca của trần anh thái (Trang 43 - 59)

7. Đóng góp của luận văn

2.2.2. Hệ thống hình tượng nghệ thuật trong trường ca Trần Anh Thái

2.2.2.1. Hình tượng người mẹ

Hình ảnh người mẹ từ xưa đã đi vào văn học nghệ thuật, đặc biệt là thế giới thi ca với những ngôn từ đẹp nhất, thành kính nhất về đấng sinh thành. Đó không chỉ là ký ức thiêng liêng mà còn là nguồn cảm hứng sáng tạo thường trực cho các nhà văn nhà thơ.

Bên cạnh những dòng thơ mang đầy hơi thở của cuộc chiến tranh với đạn bom, hy sinh và đau thương, các nhà văn nhà thơ luôn dành những dòng đầy trang trọng để viết về người Mẹ - một biểu tượng thiêng liêng trong văn học nói chung và trong trường ca nói riêng.

Trường ca Trần Anh Thái luôn trở đi trở lại một hình tượng trang trọng mà gần gũi, kì vĩ mà bình dị - đó là hình tượng người mẹ.

Trước hết, người mẹ là cả một miền kí ức thiêng liêng tha thiết mà dù đi đâu, làm gì, lúc nào, ra sao thì mỗi người con đều gìn giữ trong tâm trí. Nhà thơ

tự nhận mình đã có lúc quên mất sự lặng thầm phía sau của người mẹ, nhưng chúng ta thấy rõ ràng khi tự nhắc mình đã quên tức cũng có nghĩa nhà thơ đang rất nhớ điều ấy:

Tôi quên chiều chiều mẹ ngồi bậu cửa Tiếng thở dài trĩu gánh thời gian

(Ngày đang mở sáng)

Hình ảnh mẹ thì lúc nào cũng trong lòng, nhưng đã có ai giật mình sợ hãi và tiếc đau nghĩ về lúc ta không còn được gặp lại bóng hình của mẹ? Trần Anh Thái có những dằn vặt thẫm đẫm xúc cảm mà bất kì người con nào cũng có nhưng không phải ai cũng có thể diễn đạt tâm tư ấy thành lời:

Một ngày

Tàn tro nguội lạnh

Chiếc kiềng bếp chỏng trơ Niêu cơm bỏ dở

Chú mèo ốm nằm không động đậy Nắng lạc ngoài thềm

Mẹ vẫn ngồi

Cỏ rêu len dày cửa bếp Một ngày

Đầu gối run run Hai tay chống đất Ban thờ nguội ngắt Biền biệt khói hương Rồi một ngày

Tóc mẹ ngả màu

Gió lay những vì sao nhỏ dần Thềm gạch cũ đăm đắm mỏi ngày

Những người con cứ đi mãi đi mãi theo những vẫy gọi của cuộc đời, những người mẹ ở lại sau nhà cô đơn lẻ loi trong vắng lặng. Có mấy ai thấu hiểu nỗi lòng ấy của mẹ? Trần Anh Thái không chỉ thấu hiểu mà còn có những suy tưởng ấn tượng mãnh liệt, với bao thương quý xót xa về mẹ:

Mẹ ra đi trong đêm Sương khuya mò bóng

Thượng đế ở nơi đâu hốc mắt thẳm sâu

Rười rượi luống cày, chim sếu co ro ngày không gió Đỉnh của ngày

Người đổ xuống cánh đồng cơn đói mờ run Khát bàn tay lạnh

(Ngày đang mở sáng)

Vì việc nhà, việc quê, việc nước, những người mẹ nhiều khi phải chấp nhận những thiệt thòi, dang dở trong đời sống. Mẹ cứ cho đi tảo tần và hi sinh để nhận về biết bao ngậm ngùi cay đắng không dễ được chia sẻ. Trần Anh Thái như thấu cảm nỗi niềm ấy trong những câu chữ cảm động đến tận cùng dành cho mẹ:

Mẹ như chiếc phao không bến Trái na già vỡ vỏ giữa cơn giông Vầng trăng gẫy trên đầu ngọn sóng Vệt sáng đắng cay mặt cát đổ dài

(Đổ bóng xuống mặt trời)

Mẹ là biểu trưng của mẫu tính, cội nguồn, khởi sinh, sự sống. Mẹ dâng tặng cho cuộc đời đức hi sinh, lòng bao dung, tình yêu thương chan hòa và sự bao bọc chở che. Tất cả những nỗi đau cần chia sẻ, những lớn lao cao đẹp cần trân trọng, nhà thơ Trần Anh Thái đã gửi gắm và hình tượng hóa trong câu chữ. Nó làm nên những trang thơ vừa tràn đầy xúc động, yêu thương, vừa sâu sắc về lòng biết ơn, trách nhiệm. Nó không chỉ là lời ca, mà còn là những lời cảm tạ.

2.2.2.2. Hình tượng người lính

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc luôn phải đương đầu với nhiều chiến tranh xâm lược. Nhìn tổng quát, xuyên suốt lịch sử 4000 năm của dân tộc ta, về cơ bản, là lịch sử chiến tranh vệ quốc. Vì lẽ đó mà người lính luôn là hình tượng trung tâm, chủ đạo của sáng tác văn học - nghệ thuật trong các thời kỳ lịch sử, từ trung đại đến hiện đại. Nếu coi văn học là tấm gương phản chiếu lịch sử và thời đại, mà trung tâm của mỗi thời đại và đời sống xã hội là những con người, thì với hai cuộc kháng chiến vĩ đại và vẻ vang của dân tộc, hình tượng người lính cũng đã đi vào văn học như một hình tượng trung tâm, chủ đạo. Phải chăng, bởi lẽ, hình ảnh người lính là biểu tượng cho vẻ đẹp cao cả, là biểu tượng về một dân tộc bền gan vững chí trước thử thách sống còn, biểu tượng cho khí phách và tinh thần người Việt.

Là thế hệ trực tiếp cầm súng chiến đấu bảo vệ đất nước, Trần Anh Thái dành sự quan tâm lớn và sự thấu hiểu sâu sắc đối với hình ảnh những người lính, những đồng bào đồng đội của mình.

Những người lính trẻ khi bước vào chiến trận đều mang theo trong mình tất cả nhiệt huyết thanh xuân, với tất cả sự vô tư và niềm tin, khát vọng cao đẹp. Họ để lại phía sau tuổi mười bảy - đôi mươi đầy sôi sục với một sức trẻ mãnh liệt:

Tuổi mười bảy mộng mơ trích máu cổ tay dạt vào cuộc chiến Giấc mơ đi làm người

Đất nước như vầng trăng đầu thu ru mình bên bể biếc

(Mỗi loài hoa một mặt trời)

Ngày ra đi, dù hiểu rằng phía trước là bom đạn chiến trường, nhưng có lẽ những chàng trai trẻ cũng không thể biết được mọi thứ lại nghiệt ngã tàn khốc đến mức nào. Đã bao nhiêu giấc mơ tuổi trẻ phải chôn vùi giữa mây ngàn gió núi chiến trường xa:

Bao người đi không về làng nữa Bao người chôn xác giữa mây ngàn

(Trên đường)

Trước hết, đó là nỗi đau bên mộ bạn, nỗi tiếc thương xót xa khi nhìn đồng đội mình ngã xuống giữa đất lạnh. Mỗi bước chân hành quân của người còn sống đều như nhức buốt gai cào:

Ngày mai rồi chiến tranh kết thúc Vải niệm bó hờ mối đất lại xông Hài cốt bạn hóa làm cây trên cát Dấu chân tôi nhức buốt cỏ gai cào

(Ngày đang mở sáng)

Có lúc, đó lại là nỗ lực che giấu sự âu lo, tiếc nuối, che giấu phút yếu lòng rất con người của chàng trai trẻ khi ngã xuống, không thể tiếp tục nhiệm vụ mà đất nước đang giao phó và khát vọng cao cả mà hậu phương, quê hương, gia đình đang trông đợi:

Xin từ biệt

Chuông nhà thờ đã điểm

Anh phải đi trước khi trời sáng Để không ai biết anh khụy ngã Cái khoảng trống này

Cỏ sẽ xanh

Và bụi mỗi ngày che phủ

(Ngày đang mở sáng)

Cũng có lúc, đó là tâm trạng của người lính vừa thoát chết trong gang tấc, cảm giác như chưa dám chắc mình còn sống, và cũng chưa thể tin nổi đồng đội đã hi sinh. Những trạng huống như vậy, chỉ có người trực tiếp trải qua mới có thể hiểu và chia sẻ với tâm thế của người trong cuộc như thế này:

Bây giờ trung đội về nơi tập kết Cơn mơ mê sảng

Có đứa khóc cười

Có đứa gọi nhầm tên đồng đội

Đứa thức ngồi ôm mặt khóc dưới cây

(Ngày đang mở sáng)

Nhưng cho dù có phải đối mặt với bao nhiêu đau thương và thử thách sống còn của chiến trận, điều cốt yếu nhất luôn vững vàng không suy chuyển chính là tình yêu thiết tha vô bờ bến vô điều kiện với gia đình, quê nhà, đất nước. Chỉ có vậy mới làm nên những người lính không lo sợ toan tính, không chần chừ do dự, không hối tiếc ân hận, đã ra đi là mang ý chí sắt đá trong mình:

Chúng ta đi trong tình yêu niềm hoan ca có thật Không do dự chần chừ, không toan tính

Số phận nhọc nhằn năm tháng thương đau

(Mỗi loài hoa một mặt trời)

Đọc trường ca Trần Anh Thái, chúng ta hiểu thêm rất nhiều về người lính trong chiến trận. Họ đâu chỉ là con người của ý chí, bản lĩnh, mà họ còn là những con người rất đời, rất thực, với bao nhiêu chiều kích và sắc điệu trong tâm hồn, bao nhiêu khuất lấp và nỗi niềm mà nếu không có những tiếng thơ như Trần Anh Thái thì chúng ta khó mà có thể hiểu đầy đủ về họ - những anh hùng đời thực, đời thường.

Có thể thấy, trường ca Trần Anh Thái đã cung cấp thêm cho văn học một góc nhìn rất cần thiết để làm phong phú hơn, chân thực hơn, đầy đủ hơn, cao đẹp hơn hình tượng những người lính - một biểu trưng vĩnh cửu trong tâm tưởng người Việt.

2.2.2.3. Hình tượng đất

Đất là một hình tượng quan trọng trong hệ thống các hình tượng văn hóa. Theo các nhà nghiên cứu, đất đối lập với trời một cách tượng trưng như là bản nguyên thụ động đối lập so với bản nguyên chủ động, tính nữ so với tính nam, âm so với dương, bóng tối so với ánh sáng, sự cố định tập trung so với sự biến động hòa tan.

Nói về bản chất cũng như vẻ đẹp và sức mạnh của đất mẹ, Kinh Rig - Veda đã viết:

Hãy nằm xuống Đất là Mẹ của người

Nơi tọa lạc mênh mông ấy chứa chan ân huệ Ai biết dâng hiến, với họ Đất êm như len

Cầu Đất canh giữ người khỏi sa ngã vào cõi hư vô Hỡi Đất Mẹ

Hãy xây cho con người này một mái vòm, đừng đè bẹp Hãy tiếp nhận, hãy tiếp đón sinh linh này, hỡi Đất Hãy lấy vạt áo của mình che cho nó

Như mẹ hiền che chở đứa con yêu .

Mọi con người đều sinh ra từ đất, vì đó là gốc, là mẹ, là khởi nguyên. Đất là nguồn gốc của hiện hữu và sự sống, che chở chống lại mọi sức mạnh hủy diệt. Cũng vì vậy, đất còn mang ý nghĩa như sự sản sinh, sức sống và sự tái sinh. Xét về phương diện tích cực, những đặc tính của đất là sự phản chiếu đức tính dịu dàng, phục tùng, kiên định, bền bỉ và khiêm nhường.

Đối với một dân tộc gắn bó chặt chẽ với đời sống sản xuất nông nghiệp, đất lại càng trở nên một yếu tố trung tâm, cốt lõi trong đời sống, một hình tượng quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần.

Trong đời sống của con người, Đất luôn là một hình tượng mang ý nghĩa quan trọng, bởi nó là mẫu số gốc của sự sống. Cũng nằm trong quy luật tinh thần đó, Trần Anh Thái có nhiều suy tư về đất, đưa nó vào trong thế giới trường ca của mình như một hình tượng nghệ thuật giàu ý nghĩa.

Trước hết, trong tâm thức tác giả, đất là biểu trưng gắn với những gì thuộc về cội nguồn, khởi mạch. Nó gợi kí ức về thuở khai thiên lập địa, về lịch sử thăng trầm từ những năm tháng cha ông ta khai sơn phá thạch, đi những bước đi của người mở lối:

Mảnh đất im lìm tầng tầng máu đổ Mảnh đất linh hồn ông cha

Đêm chợt vọng bốn chiều người lầm lũi úp mặt vào bờ ruộng Một ngàn năm ao tù

Một trăm năm ông cha dao, cuốc tìm đường

(Ngày đang mở sáng)

Không chỉ vậy, với Trần Anh Thái, đất còn như là biểu trưng của vòng tay mẹ, với tất cả những đau thương, sự hi sinh, lòng bao dung. Đất mở lòng đón lấy người ngã xuống. Khi thì đất được nhìn như sự hư vô khi nó đã hòa tan bao thân xác kiếp người:

Mấy nghìn năm chiến tranh đi qua mảnh đất này Xác người hóa đất hư vô

(Mỗi loài hoa một mặt trời)

Khi thì đất như câm nín lặng thinh và trống rỗng, khi những cái chết đã hóa thân vào nắng gió, vào cỏ cây:

Cái chết nằm sâu trong đất mẹ hiền lành

Gió bao bọc linh hồn chơi vơi không nơi nương tựa Tất cả hòa tan tất cả hóa gốc cây bụi cỏ

Trống rỗng phủ mờ mặt đất lặng thinh

(Mỗi loài hoa một mặt trời)

Đất đâu có phân biệt bên ta bên địch, mà rộng mở đón nhận cả xác bạn lẫn xác thù với tất cả niềm đau con người:

Đất đồi phơi xác bạn xác thù Tiếng chim dại lửng lơ sườn núi

(Ngày đang mở sáng)

Vượt qua những ám ảnh về cái chết, nhiều khi đất lại tượng trưng cho sức sống, sự hồi sinh. Có khi đơn giản lặng thầm, đất cho ta những bông hoa nở ra bao sức sống và vẻ đẹp tự nhiên mà mãnh liệt:

Đất mỗi ngày sinh nở buồn vui Bông hoa chết hoàng hôn nắng úa

(Mỗi loài hoa một mặt trời)

Cũng có khi, đất như bản hợp tấu về sự sống, đất dâng tặng cho cuộc sống con người cả những mùa màng. Còn gì đẹp hơn và lớn lao, linh thiêng hơn khi nhà thơ cảm nhận được hơi thở cuộc sống từ trong lòng đất:

Tôi lắng nghe hơi sương tan về phía mặt trời Đất tỏa hương dịu dàng mái tóc đẫm mồ hôi Sự sống đồng thanh tấu lên lời ca bừng thức Tôi mở rộng vòng tay đón mùa màng tự do

(Ngày đang mở sáng)

Và sau cùng, bằng tất cả cảm nghiệm và suy tư của mình, Trần Anh Thái nhận ra cái cốt lõi nhất của cuộc sống, nó là sự tổng hòa của những nhọc nhằn và những hạnh phúc. Suy cảm ấy được nhà thơ gửi gắm và ẩn dụ hóa trong hình tượng đất. Nó như là một sự tổng hòa cuộc sống với sự sống, cái chết, lao khổ, tình yêu và hạnh phúc:

Nhọc nhằn, tình yêu và cái chết

Hòa điệu cùng bài ca dính đầy mồ hôi của đất

(Mỗi loài hoa một mặt trời)

Có thể thấy, hình tượng đất đã được nhà thơ khai thác và sử dụng hết sức ấn tượng và hiệu quả. Nó đem đến đồng thời cũng gợi ra trong tâm trí người đọc bao ý nghĩa lớn lao mà gần gũi, bình dị mà cao đẹp. Nó đóng góp vào cho thế giới trường ca Trần Anh Thái một hình tượng nghệ thuật ấn tượng sâu đậm, giàu ý nghĩa.

2.2.2.4. Hình tượng làng quê

Văn hóa Việt Nam gắn với đời sống nông nghiệp. Trong mỗi con người Việt Nam đều mang trong mình một làng quê, một người nông dân. Chính vì

vậy, làng quê dường như là đề tài bất tận cho văn học nghệ thuật, đặc biệt là thơ ca. Làng quê thường gắn với những kỷ niệm, những hình ảnh thân thuộc cùng đời sống cộng đồng quây quần. Hầu như người xa quê đều nhớ về làng quê, nơi chôn rau cắt rốn, với những ký ức đẹp. Những câu hát ru từ trong nôi, những trò chơi dân gian, những câu hát đồng dao… đã ăn sâu vào tiềm thức của con người từng sinh sống nơi đây. Khi nhắc đến làng quê Việt, ta thường liên tưởng đến những hình ảnh đặc trưng như cây đa, bến nước, sân đình, cổng làng, con đường quanh co, ngõ xóm xen kẽ. Quanh làng thì trồng những hàng tre chạy dọc bên bờ đê hoặc dọc theo làng, tạo thành những lũy tre làng ngân nga trong gió. Đầu làng trên cuối làng dưới đều có cổng làng là nơi giao lưu giữa người làng này với làng khác, là nơi hẹn hò của những đôi trai gái. Cổng làng cũng là ranh giới phân cách văn hóa đặc trưng và những nét thuần phong mỹ tục của từng làng. Trong làng có sự giao lưu của những nhà xung quanh. Làng xóm có mối quan hệ khăng khít “tối lửa tắt đèn có nhau”. Đó là một nét văn hóa đặc trưng tạo nên sự liên hệ qua lại, giao lưu gắn kết. Quần thể sinh hoạt trong làng gói gọn lại như một đại gia đình, tạo nên sự đồng cảm, thương yêu, giúp đỡ, sẻ chia.

Trần Anh Thái cũng là một người con đất Việt, ông tất nhiên cũng mang trong sâu thẳm lòng mình một làng quê, một người quê. Trường ca của ông đã trở đi trở lại hình tượng nghệ thuật làng quê như một ám ảnh vọng về từ trong chiều sâu tâm thức.

Ý niệm về làng quê trong Trần Anh Thái bắt đầu từ những kí ức về lịch sử lập đất mở cõi và lao động làm ăn tạo dựng đời sống của cha ông thuở xa xưa. Đó là những tháng năm xa xăm huyền tích nhưng lúc nào cũng chập chờn trong tâm trí chúng ta:

Đoàn người đi lam lũ dưới hoàng hôn Nằng rớt sau ngày chói gắt

Sương giá tan tê dại kiếp người

Những người đàn bà mở gùi đặt đứa con lên cát Tiếng quạ kêu rờn rợn dọc bãi bồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trường ca của trần anh thái (Trang 43 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)