Biểu tượng biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trường ca của trần anh thái (Trang 79 - 91)

7. Đóng góp của luận văn

3.3.2. Biểu tượng biển

Biển là một hình tượng giàu ý nghĩa trong đời sống, trong tâm thức người Việt, biểu trưng cho sức mạnh, sự phong nhiêu, tinh thần khoáng đạt, cái lớn lao cao cả, tâm thức không gian vũ trụ.v.v.. Văn hóa biển đã trở thành một yếu tố quan trọng của văn hóa Việt Nam. Hiểu về biển là để thấu hiểu về nguồn gốc lịch sử, ảnh hưởng của văn hóa biển đến đời sống tinh thần, vật chất của các cộng đồng dân tộc Việt. Từ những hình thức kinh tế nông nghiệp đầu tiên như trồng khoai lang trên bãi cát đến các mảnh vỡ “dân tộc học” trong dòng tri thức dân gian, hay các dấu ấn đã từng thịnh vượng của các cảng thị/thương cảng Việt xưa như Vân Đồn, Phố Hiến, Hội An... Bức tranh văn hoá biển Việt Nam ngày càng rõ nét và không thể không được nhắc đến trong các yếu tố cấu thành văn hoá Việt. Chúng ta thấy biển tuy không nổi bật, không lấn lướt các yếu tố núi và đồng bằng, nhưng rõ ràng sự hiện hữu của nó là điều khẳng định. Người Việt luôn hướng và tiến ra biển để ngọn gió trong lành của nó mang đến những điều tốt đẹp cho con người: lấn biển mở đồng bằng, nguồn lợi cá tôm, nguồn lợi giao lưu buôn bán và nguồn lợi về một tầm nhìn thoáng mở... Có những thời điểm lịch sử, từ cuộc sống thường nhật đến các diễn đàn chính trị, khoa học, văn chương- nghệ thuật; từ người dân lao động đến các chính khách, nhà khoa học, nghệ sĩ… tất cả những người mang trong mình dòng máu Việt Nam đều hướng ra biển Đông, nơi ấy có một phần máu thịt của Tổ quốc Việt Nam yêu dấu bị đe dọa và xâm phạm. Bất cứ lúc nào và với bất kỳ ai, biển đảo luôn là tiếng gọi thiêng liêng của non sông Việt Nam. Mỗi khi biển đảo “dậy sóng” làm cho lòng ta nhói đau, là một lần hun đúc thêm sức mạnh đoàn kết quyết giữ cho bằng được chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Đối với văn chương, từ bấy lâu nay, biển đảo vẫn luôn là niềm cảm hứng bất tận với nhiều tác phẩm để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc. Lịch sử văn học Việt Nam từ xưa tới nay đã có không ít những áng thơ văn bất hủ về

biển đảo, được ví như những cột mốc chủ quyền bằng văn chương. Và trường ca Trần Anh Thái có thể nói đã góp thêm cột mốc như thế.

Với Trần Anh Thái, trước hết biển tượng trưng cho vẻ đẹp vạm vỡ kì vĩ của con người, vũ trụ. Liên tưởng và nhận thức đó đã đem đến cho tác giả những câu thơ tràn đầy nhiệt huyết và cảm hứng:

Mặt trời lướt qua lớp sóng bạc đầu

đoàn thuyền căng buồm về bến Bóng cha lồng lộng trùng khơi

Bầy cá bay ngang nắng vàng lấp lóa thủy tinh Cửa biển tắm trong ánh ngày hoan hỉ

(Mỗi loài hoa một mặt trời)

Nhưng cũng rất đau thương, biển còn là khúc ca bi tráng của những hi sinh. Bao nhiêu đồng đội đã ngã xuống, hóa thân vào sóng nước mây trời, nỗi đau như gió biển gào réo:

Vòng ngụy trang chỏng chơ khóc bạn Tiếng súng bay đi sóng biển dội về Tôi nghe vọng giữa âm u mây nước Gió réo gào tên bạn phía trời bên

(Đổ bóng xuống mặt trời)

Tác giả cũng nhìn thấy ẩn sâu trong hình tượng biển còn là sức mạnh của thiên nhiên. Cái cuồng nhiệt, xô bồ thậm chí dữ dội và hoang dại mê cuồng của biển được nhà thơ thể hiện cũng vô cùng ấn tượng:

Chiều xuống, đột ngột đám mây nặng trĩu

kéo về phủ tối bầu trời Con sóng dựng bờm hoang dại đập mê cuồng vào cửa biển

(Mỗi loài hoa một mặt trời)

Không chỉ mạnh mẽ đến cuồng dữ, biển còn mang chứa trong nó niềm khao khát khám phá. Đối diện trước cái mênh mông bao la vô tận và thăm thẳm

vô bờ của biển, con người như càng thêm mong ước được hiểu bề sâu vô cùng của biển khơi những bí mật cuộc sống:

Trong tiếng sóng thầm thì Hiện giấc mơ ngày xa

Tôi băng qua cánh đồng vượt biển Đồng Châu

tới cồn cát nhỏ Chiếc hộp giấy đựng bầu trời

Vỏ sò và ốc biển

Cánh diều con tàu khát gió

Ánh nhìn và dòng máu không ngừng chảy

(Ngày đang mở sáng)

Nhà thơ nhận thấy, nhiều khi, biển còn đem lại cho con người niềm tin và sức mạnh vượt thoát. Trước biển, con người ta như lớn lao mạnh mẽ và tự tin hơn để đến với những ước mơ khát vọng của mình:

Và gió lặng biển là nơi đầu tiên mặt trời ghé đậu Mặt nước sẽ ấm lên hào phóng trinh nguyên Và sóng biếc nâng cao

Tôn em lên cùng tận cõi người

(Ngày đang mở sáng)

Không chỉ vậy, nhiều khi tác giả còn tìm thấy ở biển sự chở che bao bọc, niềm an ủi. Trải qua tất cả mọi thăng trầm sóng gió, sau cùng, đến với biển, con người như tìm về được với một chốn bình yên để tự mình thảnh thơi, an lòng, dịu nhẹ vơi bớt nỗi niềm:

Biển bốn mùa sóng đục Tôi soi dọc đời tôi Biển che chắn tôi Tiếng sóng nhọc nhằn Biển vuốt ru

Đưa tôi đến bến bờ

Như vậy, trong cảm thức Trần Anh Thái, hình tượng biển chứa đựng trong nó sự đa tầng nghĩa. Đó không chỉ là sức mạnh, là sự lớn lao kì vĩ của thiên nhiên vũ trụ, mà nó còn là nơi nhận về bao đau thương của đời sống, mở ra và mời gọi bao khát vọng của con người. Hình tượng nghệ thuật độc đáo này đã góp phần làm sinh động và sâu sắc hơn thế giới nghệ thuật trường ca Trần Anh Thái.

Tiểu kết

Với những đặc điểm nổi bật trong Kết cấu (tuyến tính, tương phản đối lập, phức hợp), Thể thơ (tự do, văn xuôi), Ngôn ngữ (giàu tính ẩn dụ tượng trưng, giàu tính biểu cảm và sáng tạo) và Giọng điệu (tự sự, trữ tình, suy tư triết lí, hoài nghi chất vấn), những biểu tượng nghệ thuật đặc sắc (lửa, biển) Trần Anh Thái đã kiến tạo nên cho mình một thế giới nghệ thuật đặc sắc, ấn tượng, giàu giá trị nghệ thuật. Nó cũng là những đặc điểm tương ứng phù hợp để cùng hòa kết với nội dung, làm nổi bật tư tưởng nghệ thuật của nhà thơ.

KẾT LUẬN

1. Trong văn học Việt Nam hiện đại, trường ca là thể loại có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của tư duy thơ Việt nói riêng, sự phát triển của văn học nói chung. Là thể loại đặc biệt của văn chương, trường ca đã thu hút được sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, trường ca cũng là sân khấu lí tưởng được nhiều nhà thơ lựa chọn để trình diễn và thể hiện tài năng của mình. Trường ca Việt Nam hiện đại đã trải qua các giai đoạn phát triển và biến đổi không ngừng để phù hợp với xu thế vận động chung của nền văn học và đáp ứng yêu cầu tổng hợp và khái quát hiện thực đời sống. Nhờ sự tìm tòi và thể nghiệm của nhiều thế hệ nhà thơ qua các thời kì, trường ca đã dần dần được hoàn thiện và đang khẳng định được vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển của nền văn học dân tộc.

2. Trường ca sau thời kì hoàng kim phát triển một cách rực rỡ với nhiều đỉnh cao (1975 - 1985), từ sau năm 1986, sự phát triển của thể loại liên tục diễn ra sự đứt gãy. Đặt trong tiến trình chung của thể loại, nhất là trong bối cảnh từ sau năm 1986 đến nay, có thể nói sự xuất hiện của trường ca Trần Anh Thái trong mấy năm gần đây mang đến cho thể loại này một sức sống mới. Mặc dù đến với trường ca trước đó đã có nhiều đỉnh cao, đặc biệt trong giai đoạn thể loại này đang chuyển biến đầy phức tạp nhưng Trần Anh Thái vẫn kiên trì, quyết tâm lựa chọn và “chung tình” với thể loại. Chặng đường gắn bó với trường ca của nhà thơ đi qua trên mười năm và chưa thể nói kết thúc cho thấy bản lĩnh sáng tạo của anh, một con người đầy khát khao và đam mê luôn ý thức về sự thể nghiệm kiếm tìm trên con đường sáng tạo. Với bốn trường ca đã ra đời, Trần Anh Thái thực sự đã làm nên một cuộc cách tân lớn về thể loại. Tác giả đã thức dậy cái sức sống tiềm tàng vốn có của thể loại này mà bấy lâu nó vẫn âm ỉ trong mạch ngầm nhưng chưa tìm được nguồn mạch để khai sáng.

Với những cống hiến sáng tạo nghệ thuật của mình, Trần Anh Thái có thể coi là một tác giả trường ca lớn, nổi bật, đóng góp qua trọng vào trường ca hiện địa Việt Nam.

3. Trường ca Trần Anh Thái nổi lên một số đặc điểm cơ bản về nội dung. Cụ thể, đó là đặc điểm về cảm hứng chủ đạo và hệ thống hình tượng nghệ thuật.

Về cảm hứng nghệ thuật:

Cội nguồn văn hóa - lịch sử của dân tộc, đất nước luôn là một mạch nguồn cảm hứng lớn của văn học nói chung, đặc biệt là đối với trường ca nói riêng. Là một trong những tác giả đóng góp quan trọng làm nên diện mạo trường ca Việt Nam, Trần Anh Thái cũng đã khơi nguồn rất thành công mạch cảm hứng này.

Trần Anh Thái là lớp người trực tiếp trải qua đời sống thời bom đạn, cho nên chiến tranh và các vấn đề hậu chiến như một ám ảnh sâu đậm và rõ nét, tạo thành mảng đề tài lớn trong trường ca của nhà thơ người lính này.

Văn học viết về bất kì đề tài nào, bằng bất kì hình thức nào, thì cuối cùng vẫn là viết về con người, viết cho con người. Trong đó, thân phận con người có thể coi là vấn đề trung tâm, vấn đề cốt lõi của văn học. Trường ca Trần Anh Thái cũng không ngoại lệ khi xoáy sâu và bám chặt vào trọng tâm này.

Về hệ thống hình tượng nghệ thuật:

- Hình tượng nghệ thuật về con người:

Bên cạnh những dòng thơ mang đầy hơi thở của cuộc chiến tranh với đạn bom, hy sinh và đau thương, các nhà văn nhà thơ luôn dành những dòng đầy trang trọng để viết về người Mẹ - một biểu tượng thiêng liêng trong văn học nói chung và trong trường ca nói riêng. Trường ca Trần Anh Thái luôn trở đi trở lại một hình tượng trang trọng mà gần gũi, kì vĩ mà bình dị - đó là hình tượng người mẹ.

Nếu coi văn học là tấm gương phản chiếu lịch sử và thời đại, mà trung tâm của mỗi thời đại và đời sống xã hội là những con người, thì với hai cuộc kháng chiến vĩ đại và vẻ vang của dân tộc, hình tượng người lính cũng đã đi vào văn học như một hình tượng trung tâm, chủ đạo. Là thế hệ trực tiếp cầm súng chiến đấu bảo vệ đất nước, Trần Anh Thái dành sự quan tâm lớn với sự thấu hiểu sâu sắc đối với hình ảnh những người lính, những đồng bào đồng đội của mình.

- Hình tượng nghệ thuật về tự nhiên:

Trong đời sống của con người, Đất luôn là một hình tượng mang ý nghĩa quan trọng, bởi nó là mẫu số gốc của sự sống. Cũng nằm trong quy luật tinh thần đó, Trần Anh Thái có nhiều suy tư về đất, đưa nó vào trong thế giới trường ca của mình như một hình tượng nghệ thuật giàu ý nghĩa.

- Hình tượng nghệ thuật về văn hóa:

Trần Anh Thái cũng là một người con đất Việt, ông tất nhiên cũng mang trong sâu thẳm lòng mình một làng quê, một người quê. Trường ca của ông đã trở đi trở lại hình tượng nghệ thuật làng quê như một ám ảnh vọng về từ trong chiều sâu tâm thức.

Qua lịch sử phát triển và hội nhập, quá trình đô thị hóa diễn ra như một xu thế tất yếu đã đặt ra cho chúng ta những vấn đề nóng hổi của đời sống hiện thời. Từ chỗ dần trở thành một bộ phận không gian văn hóa - xã hội mới, đô thị đi vào văn học nghệ thuật như một hình tượng mới nhiều ý nghĩa. Điều này đã được thể hiện khá sâu sắc khi đô thị trở thành một hình tượng nghệ thuật được Trần Anh Thái khắc họa đậm nét trong trường ca của mình.

4. Thành công của trường ca Trần Anh Thái còn đến từ một số đặc sắc về nghệ thuật. Cụ thể, đó là đặc sắc về kết cấu và thể thơ, về ngôn ngữ, giọng điệu và một số biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu.

Về kết cấu và thể thơ: Bằng sự đan xen hài hòa nhuần nhuyễn hai thể thơ tự do và văn xuôi, với sự tổ chức kết cấu theo lối tuyến tính, tương phản đối lập, phức hợp, Trần Anh Thái đã cho thấy sự linh hoạt và tinh tế trong việc xây dựng tác phẩm của mình.

Về ngôn ngữ và giọng điệu: Với thứ ngôn ngữ giàu tính ẩn dụ tượng trưng và giàu biểu cảm sáng tạo, cùng với giọng thơ tự sự kết hợp với trữ tình, suy tư triết lí, hoài nghi chất vấn, trường ca Trần Anh Thái trở nên sống động, đa chiều kích, dễ nhận được sự đồng cảm cũng như gợi mở sự đồng sáng tạo cho bạn đọc.

Một số biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu:

Với văn học nói chung và thơ ca nói riêng, lửa luôn là một biểu tượng nghệ thuật hữu dụng để thể hiện sức sống, sức mạnh, sự linh thiêng và nhiều ý nghĩa cao cả của con người.v.v.. Điều này cũng đã được thể hiện một cách sâu sắc và ấn tượng trong trường ca Trần Anh Thái.

Đối với văn chương, từ bấy lâu nay, biển đảo vẫn luôn là niềm cảm hứng bất tận với nhiều tác phẩm để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc. Lịch sử văn học Việt Nam từ xưa tới nay đã có không ít những áng thơ văn bất hủ về biển đảo, được ví như những cột mốc chủ quyền bằng văn chương. Và trường ca Trần Anh Thái có thể nói đã góp thêm cột mốc như thế.

5. Việc nghiên cứu trường ca Trần Anh Thái không chỉ là công việc tiếp cận tác phẩm của một tác giả cụ thể, mà nó còn mang nhiều ý nghĩa khi qua đó giúp chúng ta có thêm dữ kiện để đánh giá về thể loại trường ca, cũng như việc nhận diện đặc điểm - diện mạo - thành tựu - tiến trình vận động của trường ca hiện đại Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu từ công trình này cũng sẽ tiếp tục gợi mở các hướng tiếp cận nghiên cứu khác về trường hợp trường ca Trần Anh Thái, đặt trong trường ca hiện đại Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Tuyết Anh (2009), Đặc điểm trường ca Trần Anh Thái, Luận văn thạc sĩ, ĐHSPHN.

2. Tạ Duy Anh (2005), “Trần Anh Thái – miệt mài trên đường tìm kiếm”, Ngày nay, số 5.

3. Lại Nguyên Ân (1975), “Mấy suy nghĩ về thể loại trường ca”, Tạp chí văn học, số 4. 4. Lại Nguyên Ân (1981), “Bàn góp về trường ca”, Văn nghệ Quân đội, số 1.

5. Mai Bá Ấn (2008), Đặc điểm trường ca Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh

Thảo, Luận án tiến sĩ, ĐHQGHN.

6. Đào Thị Bình (1998), Thể trường ca trong văn học Việt Nam từ 1945 đến cuối

thế kỉ XX, Luận án tiến sĩ ngữ văn, ĐHSPHN.

7. Thu Bồn, Vách đá Hồ Chí Minh (Trường ca tuyển tập 1970), NXB Văn học

TPHCM.

8. Thu Bồn (1980), “Trường ca, một kiến trúc tổng hợp của thơ ca”, Tạp chí Văn

nghệ Quân đội, tháng 11.

9. Phạm Ngọc Cảnh (1980), "Trường ca và người viết trường ca", Tạp chí Văn nghệ Quân đội, tháng 11.

10. Nguyễn Phan Cảnh (2006), Ngôn ngữ thơ, NXB Văn học. 11. Hoàng Trần Cương (1996), Trầm tích, NXB Hội nhà văn.

12. N.V. Gôgôl (1971), Những linh hồn chết, Về trường ca vĩ đại của N.V. Gôgôl

(bài giới thiệu của X.Maisxkin), Nxb Văn học thiếu nhi.

13. Nguyễn Đăng Điệp, Đổ bóng xuống mặt trời, (Tài liệu do tác giả cung cấp). 104 14. Nguyễn Đăng Điệp (2014), Thơ Việt Nam hiện đại tiến trình và hiện tượng,

NXB Văn học, Hà Nội.

15. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, NXB

Giáo dục.

16. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2009), Từ điển

thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, 2009.

17. Nguyễn Hưng Hải (2004), Mảnh hồn chim Lạc, NXB Quân đội nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trường ca của trần anh thái (Trang 79 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)