7. Đóng góp của luận văn
2.2.1. Khái niệm “Hình tượng nghệ thuật”
Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa Hình tượng nghệ thuật là “sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật của tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật”[16, tr.146].
Phạm trù hình tượng là một phạm trù mang tính khái quát phản ánh tính hệ thống của các khái niệm, phạm trù quy luật về đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật. Vì tất cả những lý giải về nghệ thuật đều xuất phát từ vấn đề hình
tượng. Như ta đã biết hình tượng nghệ thuật luôn có xu hướng mang ý nghĩa vượt ra ngoài nó, cấu trúc đặc thù này của hình tượng nghệ thuật được tạo bởi nhiều lý do, trong đó có sự kết hợp của hai yếu tố thực và hư, hai yếu tố làm cho chức năng thể hiện ý nghĩa của hình tượng thay đổi, để hình tượng không chỉ là sự sao chép đơn giản đời sống mà còn có khả năng biểu hiện những ý nghĩ chủ quan của con người, không chỉ khêu gợi sự tưởng tượng sáng tạo mà còn mở rộng khả năng tự cảm thấy của con người về thế giới và chiều sâu cuộc sống.
Người nghệ sĩ dùng hình tượng nghệ thuật để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình, nhờ những hình tượng đó mà sự vật hiện tượng được tái hiện một cách sinh động nhưng đồng thời cũng nhờ nó mà cái tâm, cái tài người nghệ sĩ được thể hiện một cách tròn đầy và vẹn nguyên nhất. Hình tượng nó không chỉ là phương thức tái hiện thế giới khách quan, là nhân tố góp phần truyền tải thông điệp của tác giả tới mọi người mà còn là tâm hồn, bản ngã của người nghệ sĩ, nó khẳng định phong cách, cái tôi của người nghệ sĩ.