Khái niệm truyện kể dân gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kể dân gian vùng văn hóa tâm linh tây yên tử (Trang 32 - 34)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.2.1. Khái niệm truyện kể dân gian

Truyện kể là một khái niệm có nội hàm tương đối rộng. Nhiều nhà nghiên

cứu đã quan tâm đến khái niệm này. PGS Lê Bá Hán, GS.TS Trần Đình Sử, GS.

Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng truyện kể là: “Phương thức tái hiện đời sống bên cạnh hai phương thức khác là trữ tình và kịch, được dùng làm cở sở để phân loại tác phẩm văn học”[53]. R. Barthes trong “Thi pháp của truyện kể” cũng quan niệm: “Truyện kể bắt đầu với chính lịch sử của nhân loại, không có, và không bao giờ có bất cứ một nơi nào một dân tộc nào lại không có truyện kể; tất cả mọi tầng lớp, tất cả mọi cộng đồng nhân loại đều có truyện kể của mình…”. Hiểu theo quan điểm của các nhà nghiên cứu trên truyện kể có phạm vi rất rộng. Nó bao gồm cả truyện truyền miệng tồn tại trong dân gian và truyện văn học đã được viết và xuất bản thành sách.

Truyện kể dân gian hay truyện cổ dân gian nói chung là sản phẩm văn hóa tinh thần sớm được hình thành từ trong đời sống lao động, sinh hoạt của các dân tộc. Nó có khả năng phản ánh khá phong phú và toàn diện các mặt đời sống tâm tư,

25

tình cảm, ước mơ, khát vọng của nhân dân lao động. Đây cũng là những sáng tác truyền miệng được lưu truyền trong dân gian từ xa xưa.Trong bảng kết cấu thể loại cơ bản của văn học dân gian Việt Nam do tác giả Hoàng Tiến Tựu hệ thống ở cuốn

Văn học dân gian tập 2, truyện kể dân gian cùng với vè thuộc vào nhóm thứ II với

phương thức phản ánh chủ yếu là tự sự. GS. Đinh Gia Khánh trong cuốn Văn học

dân gian Việt Nam cũng quan niệm “Văn tự sự dân gian chủ yếu gồm có truyện và vè. Truyện dân gian thường là văn xuôi nhưng cũng có khi là văn vần. Còn vè thì bao giờ cũng là văn vần”[35]. Như vậy, có thể hiểu truyện kể dân gian là một bộ phận của phương thức tự sự dân gian. Đây là bộ phận quan trọng tạo tác nên văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi vùng đất.

Việc phân loại truyện kể dân gian ở Việt Nam cũng rất phức tạp với nhiều quan điểm khác nhau. Trước đây các nhà nghiên cứu lấy một danh từ chỉ chung cho

toàn bộ hệ thống truyện kể dân gian là: Truyện đời xưa. Ở những giai đoạn về sau,

truyện kể dân gian được phân chia thành nhiều thể loại khác nhau. GS. Đinh Gia Khánh chia truyện kể dân gian thành bốn thể loại: Thần thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười. Trong đó truyền thuyết nằm trong tiểu loại cổ tích lịch sử.

GS. Lê Chí Quế trong cuốn Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam lại chia truyện

kể dân gian thành bảy loại: Thần thoại, sử thi anh hùng, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, vè, truyện thơ. Điểm nổi bật trong cuốn giáo trình này là tác gỉả đã khẳng định sự tồn tại độc lập của thể loại truyền thuyết. Nhìn chung danh giới giữa các thể loại truyện kể dân gian nhiều khi rất khó phân định. Các nghiên cứu đã kể trên đều đánh dấu những giai đoạn tìm tòi, phát hiện có giá trị về phương diện thể loại của truyện kể dân gian.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn chúng tôi nhận thấy truyện kể

dân gian vùng văn hóa tâm linh Tây Yên Tử bao gồm các thể loại như: Thần thoại,

truyền thuyết, cổ tích, truyện cười và giai thoại. Mảng truyện kể phản ánh tín ngưỡng, tôn giáo trong vùng có những nét riêng rất đáng chú ý. Bởi lẽ mảng truyện kể này bao gồm ba thể loại: Thần thoại, truyền thuyết và cổ tích. Song danh giới giữa các thể loại nhiều khi có sự giao thoa. Có những truyện kể thuộc thể loại thần thoại được truyền thuyết hóa. Có những truyện kể thuộc thể loại truyền thuyết lại

26

được cổ tích hóa. Vì thế chúng tôi không tách bạch các thể loại khi nghiên cứu đề

tài mà sử dụng chung thuật ngữ truyện kể để đi sâu khám phá những đặc điểm nghệ

thuật cũng như giá trị rất độc đáo của mảng truyện kể dân gian phản ánh tín ngưỡng, tôn giáo trong vùng Tây Yên Tử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kể dân gian vùng văn hóa tâm linh tây yên tử (Trang 32 - 34)