Truyện kể dân gian về Phật giáo và con người Phật pháp phản ánh tinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kể dân gian vùng văn hóa tâm linh tây yên tử (Trang 77 - 84)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.3.3. Truyện kể dân gian về Phật giáo và con người Phật pháp phản ánh tinh

thần Phật giáo Trúc Lâm

Nhóm truyện kể phản ánh tinh thần Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử trong vùng được khảo sát ở phần nhận diện, phân loại cũng rất giàu giá trị. Phật giáo thời Trần chú trọng nhân tâm nên sắc dân tộc đậm đà. Phật giáo thời Trần cũng mang tinh thần nhập thế tích cực vừa có ý nghĩa định hướng chuẩn mực ứng xử cho con người vừa gắn liền với tín ngưỡng dân gian. Nó cũng đi vào thế giới truyện kể dân gian vùng Tây Yên Tử với nhiều mức độ khác nhau.

Ở một số truyện kể về những nhân vật lịch sử là những vị tướng lĩnh thời Trần, màu sắc tôn giáo xuất hiện có phần mờ nhạt. Đó là biểu hiện của sự hòa quện giữa tinh thần nhập thế tích cực của Phật giáo với tín ngưỡng thờ nhân thần góp phần nâng cấp và làm phong phú thêm tín ngưỡng dân gian nhằm hướng con người đến một cuộc sống tốt đời, đẹp đạo. Những truyện kể này hầu hết qui tụ các nhân vật anh hùng chống giặc ngoại xâm như tướng quân Trần Tuấn Sơn, tướng quân Vi Hùng Thắng trong những truyện kể cùng tên, tướng quân Nghĩa Xuyên trong

Truyện kể về ngôi đền Cổ Phao ở xã Đồng Việt và anh hùng văn hóa có công diệt trừ yêu quái, khai khẩn đất hoang lập đất, lập làng như Thái Sư Trần Thủ Độ trong

Truyện về Thái Sư Trần Thủ Độ. Các nhân vật này đều là những nhân vật có thật và là những con người có tài năng xuất chúng của thời đại Đông A. Hành trạng và chiến công của họ được đề cập đến đều rất đỗi phi thường. Đó là hành động quả cảm của những con người sẵn sàng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng vì chủ quyền dân tộc, vì nền thái bình, thịnh trị của đất nước và cuộc sống ấm no hạnh phúc của nhân dân. Họ đều bất tử trong lòng dân tộc.

Tướng quân Trần Tuấn Sơn cùng với Trần Quốc Tuấn, Trần quang Khải cắt quân tiến công đại phá đồn giặc ở Ải Chi Lăng giành thắng lợi lớn đánh đuổi quân xâm lược Mông - Nguyên ra khỏi bờ cõi. Đất nước thái bình, ông cùng với mẹ và em gái lên núi Lãm Sơn du ngoạn cảnh đẹp và bị cuốn theo đám mây vàng như hình dải lụa hồng từ trên trời giáng xuống trong khoảnh khắc đất trời âm u. “Vua Trần Nhân Tông sai quân trở về lập miếu phụng thờ Ngài và ban sắc phong giữ nguyên thần hiệu: “Tuấn Sơn đại đức hiển ứng đại vương”, tặng phong: “Tế thế, hộ quốc, khang

70

dân, phù vận bảo cảnh hiệu hùng tuấn linh thông thượng đẳng thần”. Đến đời vua Trần Anh Tông gia phong mĩ tự: “Đông Sơn đại đức hùng tài vĩ lược đại vương thượng đẳng thần”. Đến đời vua Lê Thái Tổ phong mĩ tự: “Phỉ tế vương nghị anh linh”. Sắc ban cấp chuẩn cho trang Ngư Uyên trùng tu miếu điện phụng thờ Ngài mãi mãi về sau. Trang Ngư Uyên xưa bao gồm có đình - đền Đà Hy thuộc làng Đà Hy, nay là thôn Mỹ Tượng, xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng” [7].

Tướng quân Vi Hùng Thắng trong truyện kể cùng tên có tài năng xuất chúng khi lãnh đạo một lực lượng hùng mạnh ngày bình thì “quân biến vi dân”, đến lúc cần thì “Dân biến vi quân” quyết chiến, quyết thắng với kẻ thù. Phối hợp với Trần Quốc Tuấn đánh quân Nguyên - Mông ở ải Xa Lý, Vi Hùng Thắng cùng những người cộng sự của mình chiến đấu vô cùng quả cảm và ngã xuống giữa chiến trường. Sự hi sinh anh dũng của ông đã được triều đình ghi nhận khi vua Trần ban cho ông các chữ “sinh vi tướng, tử vi thần, vạn cổ anh linh đồng nhật nguyệt” và cho lập đền thờ ở núi Tân Dã (nay thuộc thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn).

Tướng quân Nghĩa Xuyên trong Truyện kể về ngôi đền Cổ Phao ở xã Đồng

Việt được biết đến là một tướng tài của Trần Hưng Đạo, một Yết Kiêu của thời đại

nhà Trần. Khi giao chiến bị giặc bắn lén ông đã tự tiết tại Lục Đầu Giang. Tên tuổi và sự hi sinh anh dũng của ông đã được nhân dân ghi tạc và thờ phụng tại ngôi đền Cổ Phao rất đỗi linh thiêng ở xã Đồng Việt, huyện Yên Dũng.

Truyện kể về Thái Sư Trần Thủ Độ lại đề cao công trạng của Trần Thủ Độ với tư cách là một nhân vật văn hóa có công trừ yêu, khai hoang lập ấp đem đến cuộc sống đủ đầy cho nhân dân. Truyện kể rằng: “Vùng Neo - Cáu xưa còn rất hoang vu rậm rạp, cây cối ngút nàn thú dữ nhiều không kể xiết, cư dân lại thưa thớt. Người dân nơi đây sợ nhất là bạch xà (rắn trắng) đã hóa thành tinh. Hàng năm, bạch xà bắt dân làng phải mang người đến nộp để chúng ăn thịt. Thương dân vì nạn bạch xà, Trần Thủ Độ nhận lời đi trị rắn thần. Bằng tài năng, mưu lược hơn người, ông đã tiêu diệt rắn thần bằng vôi hòn dồn vào từng quả trứng trong hai gánh trứng. Diệt trừ xong bạch xà, Trần Thủ Độ gọi dân lưu tán khắp nơi về khai khẩn đất hoang, dựng lên làng xóm để người dân an cư lập nghiệp. Trên thực tế vùng đất này cũng là thang mộc ấp của Thái Sư Trần Thủ Độ dưới triều đại nhà Trần. Ghi nhớ công ơn

71

diệt bạch xà của ông người dân phụng thờ, hương hỏa đời đời ở đền Thanh Nhàn. Nhân dân làng Cáu còn tôn ông làm Thành hoàng làng và dựng đình Cáu để thờ phụng” [40].

Rõ ràng các truyện kể dân gian kể trên đều tập trung thể hiện tinh thần nhập

thế của các tướng lĩnh thời Trần ở vùng Tây Yên Tử. Nhập thế theo cuốn Đại từ

điển tiếng Việt được hiểu là: “Vào gánh vác việc đời, không xa lánh đời” [85]. Phật giáo thời Trần chủ trương đi theo Phật không phải là xuất thế mà là nhập thế,gánh vác việc đời và hướng đến một cuộc sống an nhiên, tự tại. Con người thời đại nhà Trần cũng thấm nhuần tinh thần nhập thế tích cực ấy. Các nhân vật kể trên vì thế mang trong mình khí phách ngang tàng và tinh thần quyết chiến, quyết thắng của thời đại Đông A. Họ sẵn sàng gánh vác trách nhiệm của một bề tôi trước cảnh đất nước nguy nan. Họ nguyện xả thân vì sự tồn vong của Tổ quốc và vì sự bình yên của nhân dân. Ngay cả khi không còn trên cõi đời, họ vẫn hóa thân vào hồn thiêng sông núi và được triều đình ban sắc, được nhân dân suy tôn làm Thần, Thánh, làm Thành hoàng để che chở, bảo vệ, ban phúc cho con người. Trong các truyện kể này, chúng tôi nhận thấy tinh thần nhập thế tích cực của Phật giáo thời Trần gắn liền với tín ngưỡng thờ nhân thần nhằm nâng cao giá trị con người và thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý thức tự cường đồng thời tô đậm truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của nhân dân Tây Yên Tử. Nó cũng thể hiện quá trình chuyển hóa từ nhân vật lịch sử đến nhân vật được phụng thờ được đề cao theo tinh thần Phật giáo.

Một số truyện kể gắn với các địa danh Phật giáo thời Trần trong vùng như:

Truyền thuyết Vĩnh Nghiêm Tự, Tên làng Đức La, Sự tích chùa Hang Tràm lại mang tinh thần Phật giáo khá đậm nét. Thông thường những truyện kể về các địa danh chủ yếu là gò, đồi, cầu, cống... gắn liền với các sự kiện lịch sử nhằm giải thích sự xuất hiên của những tên đất, tên làng, tên núi tên sông nhưng những truyện kể được thống kê, khảo sát có những nét độc đáo riêng. Nó vừa có ý nghĩa giải thích địa danh lại vừa mở ra những khám phá về những ngôi đất tôn quý, thiêng liêng mang đậm màu sắc tôn giáo. Từ khi sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, Phật Hoàng Trần Nhân Tông luôn nhập thế tích cực để đưa đạo vào đời. Ngài chăm lo đến việc

72

tổ chức giáo hội, phát triển tín đồ, xây dựng tự viện. Ngài đã đặt chân lên khắp các bản làng Tây Yên Tử truyền bá phật pháp và chọn đất dựng chùa.

Truyền thuyết Vĩnh Nghiêm Tự kể rằng: “Trên đường đi du ngoạn, chọn đất dựng chùa, Trần Nhân Tông đến vùng Đức La. Con ngựa chiến của ngài bỗng nhiên lồng lên giẫm nát cả hoa màu. Chỉ đến khi dân làng ra sụp lạy nó mới chịu dừng. Ngài bèn hỏi dân làng mới biết đây là đất “con qui ẩm thực”. Biết là đất thiêng ngài

cho dựng một ngôi chùa lớn và đặt tên là Vĩnh Nghiêm Tự” [38, tr221]. Truyện Tên

làng Đức La cũng kể: “Xưa kia Đức La có tên là Làng La hay tên ông La. Vào thời Trần, vua Trần nhân Tông trên đường du ngoạn qua vùng đất này để ngắm nhìn non sông gấm vóc, chọn đất dựng chùa, đến thôn Ông La ngài gặp một lải nước sâu khó lội qua được. Vua tôi đang lúng túng tìm cách vượt qua ải nước thì người dân thường đánh dậm lên tiếng: “Lải nước sâu lắm, hai ông không lội qua được đâu để tôi cõng qua”. Người đánh dậm nói xong thì xăm xăm bước tới cõng người khách lạ qua lải nước mà không biết đó là vua Trần. Khi người khách hỏi ở đâu anh chỉ nói ở làng La - Ông La. Cảm kích trước đức thiện giúp đỡ khách qua đường của người dân nơi đây, vua Trần khi hồi triều đã đổi tên thôn Ông La thành Đức La” [40,tr.75]. Dễ nhận thấy hai câu chuyện đều tái hiện sự việc vua Trần đi khắp các bản làng Tây Yên Tử vừa ngoạn cảnh, vừa tìm đất dựng chùa. Qua đó thể hiện tinh thần nhập thế tích cực của Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Trong suốt quá trình sáng lập và truyền bá tư tưởng nhà Phật theo dòng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ngài không ở núi tu hành khổ hạnh mà đi khắp các hang cùng, ngõ hẻm từ đồng bằng đến miền núi cao trên dải đất sườn Tây Yên Tử khuyên nhân dân bỏ dâm từ làm theo Ngũ giới và thực hiện Thập thiện để tu bồi đạo đức. Nhân vật người đánh dậm trong truyện Tên làng Đức La dường như đã mang trong mình tâm sáng của tinh thần Phật giáo thời Trần. Đối diện với khó khăn của người đi đường không quen biết, người đánh dậm tự nguyện cõng người khách lạ vượt qua lải nước. Sự giúp đỡ vô tư đó khiến vua Trần vô cùng xúc động và cảm kích. Ngài như nhìn thấy chân tâm của dòng Thiền phái Trúc Lâm mà mình sáng lập ở ngay trong cuộc sống rất đời thường của người nông dân chân lấm tay bùn. Tên làng Đức La được nhà vua đặt thay thế cho làng Ông La là minh chứng cho sự xúc động và cảm kích ấy. Ngôi

73

làng này là nơi quần tụ của những con người giàu thiện tâm lại là nơi ngự trị của ngôi đất tôn quý “đất con qui ẩm thực” nên xứng đáng là đất thiêng để dựng chùa Vĩnh Nghiêm. Không đơn thuần giải thích địa danh Vĩnh Nghiêm tự hay tên làng Đức La, hai truyện kể trên mang màu sắc phật giáo đậm nét là vì thế.

Cũng đề cập tới địa danh thiêng mang màu sắc Phật giáo đậm nét, Sự tích

chùa Hang Tràm lại ghi nhận công đức xây chùa của Hoàng Bà ở đời vua Trần Nhân Tông. Thấy thế đất ở chân núi là gò cao như hình rùa nằm ăn lộc nên Hoàng

Bà chọn nơi đó để xây dựng chùa. Cùng với hai truyện kể trên, Sự tích chùa Hang

Tràm thể hiện niềm tự hào về những vùng đất thiêng gắn với phật giáo thời Trần

với niềm tin vào thiện tâm của con người và niềm tin về một cuộc sống ấm no hạnh phúc của nhân dân địa phương.

Màu sắc Phật giáo thời Trần còn in dấu ấn trong Truyện kể về con gái bản

Mậu được lưu truyền khắp vùng Tây Yên Tử. Truyện kể rằng: “Vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng để đi tu trên đỉnh Yên Tử lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Khi vua trên đường lên đỉnh cao nghìn mét để trở thành người tu hành thì hàng trăm mĩ nữ cung tần cùng vua tới cõi Phật, ai cũng mong trở thành tỳ thiếp để được vua sủng ái. Nhưng đã là đi tu thì phải giữ giới, phải chay tịnh, phải rũ bỏ mọi trần tục tầm thường. Thế là nghiễm nhiên đám tỳ nữ theo vua phải tìm chốn nương thân tại một nơi dưới chân núi Yên Tử. Nơi ấy chính là bản Mậu ngày nay và bản Mậu vì thế là nơi sinh sống của nhiều cô gái xinh đẹp” [49, tr. 891]. Tương tự truyện kể này

ở bên kia dãy Yên Tử thuộc sườn Đông còn lưu truyền Truyền thuyết Trần Nhân

Tông và những cô gái đẹp. Có điều các tỳ nữ theo vua không nương thân dưới chân núi mà trẫm mình xuống suối để tỏ lòng trung trinh. Về hành tung của các tỳ nữ sau khi bị vua Trần từ chối ở hai câu chuyện có những chi tiết khác nhau song cả hai đều tái hiện tinh thần ngộ đạo và thái độ dứt khoát của Trần Nhân Tông khi tử bỏ ngai vàng và cuộc sống đế vương quyền quý để lên núi Yên Tử tu hành. Trong lịch sử Việt Nam Trần Nhân Tông là một đấng quân vương vừa có tài năng lại vừa giàu thiện tâm với ước muốn cả đời chuyên tâm Phật pháp. Dù lãnh đạo quân dân nhà trần thắp sáng hào khí Đông A, hai lần chiến thắng đội quân hùng mạnh của đế quốc Nguyên - Mông, dù đã nắm trong tay sinh mệnh của cả thiên hạ với quyền lực

74

tối cao ngài vẫn quyết định xuất gia nơi đại ngàn Yên Tử hoang vu để tìm đường bước vào chân tu và sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm đậm đà bản sắc dân tộc. Việc theo đuổi Phật pháp với ngài đã trở thành niềm vui và chỉ có theo đuổi Phật pháp mới giúp ngài dùng hết khả năng của mình để cảm hóa chúng sinh, tạo phúc cho bách tính. Không giống các bậc tổ phụ chọn hành cung tu tập tại gia Trần Nhân Tông kiên quyết từ giã cung vàng, điện ngọc để đến với non thiêng Yên Tử tu tập. Bước vào chân tu, ngài tuân thủ mọi qui định của nhà Phật. Bản thân ngài không tham, sân, si, không màng tửu sắc, thực hành chay tịnh, rũ bỏ mọi trần tục tầm thường nhằm “rèn lòng thành bụt”, tĩnh dưỡng thân tâm. Hàng trăm mỹ nữ theo ngài đến cõi Phật vì thế không đạt được tâm nguyện, đành nương thân ở chân núi Yên Tử. Con gái bản Mậu cũng vì thế xinh đẹp vô cùng. Câu chuyện nhằm lí giải về sự xinh đẹp của con gái bản Mậu nhưng mang màu sắc tôn giáo đậm nét. Nó phản ánh tinh thần thoát tục, hướng Phật, xuất gia tu hành của Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

Tiểu kết chương 2

Ở chương 2 của luận văn, chúng tôi tập trung khảo sát hệ thống truyện kể dân gian vùng văn hóa tâm linh Tây Yên Tử trên một số phương diện: Nhận diện, phân loại, đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu, giá trị phản ánh.

Xuất phát từ thực tế văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo tồn tại trong vùng, người dân Tây Yên Tử bằng trí tưởng tượng phong phú và sức sáng tạo mãnh liệt đã cho ra đời một hệ thống truyện kể dân gian khá đặc sắc. Dựa trên những tiêu chí nhất định, chúng tôi phân loại hệ thống truyện kể thành ba nhóm chính: Nhóm truyện kể phản ánh tín ngưỡng thờ nhiên thần; nhóm truyện kể phản ánh tín ngưỡng thờ nhân thần; nhóm truyện kể phản ánh tinh thần Phật giáo Trúc Lâm. Mỗi nhóm truyện kể đều mang màu sắc tín ngưỡng, tôn giáo riêng biệt thể hiện đời sống tâm linh rất phong phú của nhân dân Tây Yên Tử.

Hệ thống truyện kể dân vùng văn hóa tâm linh Tây Yên Tử được xây dựng bằng một số yếu tố nghệ thuật độc đáo. Đó là hệ thống truyện kể có cốt truyện được tổ chức theo nhiều hình thức kết cấu rất đa dạng từ kết cấu truyền thống, kết cấu đơn giản đến phức tạp. Hệ thống nhân vật trong các nhóm truyện kể cũng được xây

75

dựng bằng sự kết hợp chặt chẽ giữa hai yếu tố kì ảo và hiện thực và được chú trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kể dân gian vùng văn hóa tâm linh tây yên tử (Trang 77 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)