B. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Nhận diện và phân loại truyện kể dân gian vùng văn hóa tâm linh Tây Yên Tử
Trong quá trình tập hợp khảo sát các bản kể, tư liệu để nghiên cứu đề tài
chúng tôi dựa vào các bản kể được ghi chép và in trong các cuốn sách: Di sản văn
hóa Bắc Giang tập 4, Văn hóa làng xã huyện Yên Dũng, Di tích danh thắng huyện Yên Dũng tập 1,2, Yên Dũng - miền đất địa linh nhân kiệt, Văn hóa dân gian huyện Sơn Động, Bắc Giang. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng một số bản kể truyền miệng được lưu truyền trong vùng mà chúng tôi thu thập được trong quá trình điền dã. Những bản kể chúng tôi tập hợp, hệ thống và khảo sát đảm bảo tiêu chí sau:
- Đó là những truyện kể dân gian được lưu truyền trên mảnh đất Tây Yên Tử (bao gồm các truyện kể do nhân dân Tây Yên Tử sáng tác và các truyện kể gắn với các nhân vật từ những vùng đất khác đến với Tây Yên Tử được nhân dân trong vùng lưu giữ, truyền tụng, được các nhà nghiên cứu sưu tầm, ghi chép, xuất bản).
- Đó là những truyện kể dân gian vừa phản ánh tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân trong vùng, vừa gắn liền với các chứng tích văn hóa lịch sử (đình, đền chùa, miếu...) đã và đang tồn tại trong vùng Tây Yên Tử.
Vấn đề phân loại truyện kể dân gian theo hệ thống thể loại văn học dân gian đã được nhiều học giả đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu có giá trị. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi không phân loại truyện kể dân gian theo lí thuyết thể loại mà chủ yếu dựa vào chức năng phản ánh tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống tâm linh của người dân vùng Tây Yên Tử để phân loại truyện kể trong vùng. Trong thực tế vùng Tây Yên Tử là một vùng văn hóa tâm linh đặc sắc. Chúng tôi đã đề cập đến vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo tồn tại trong vùng ở chương 1. Chúng tôi nhận thấy vùng đất này mang đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian như tín ngưỡng thờ nhân thần, tín ngưỡng thờ nhiên thần. Đặc biệt vùng đất Tây Yên Tử còn là nơi in dấu chân hoằng dương Phật pháp của Phật Hoàng Trần Nhân Tông gắn vơi một hệ thống đình, chùa, đền, miếu, am, tháp nên mang đậm dấu ấn Phật giáo theo dòng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Trong đời sống tâm linh của nhân dân nơi
37
đây tinh thần Phật giáo thời Trần còn hoà quyện cùng với tín ngưỡng thờ nhân thần để nâng cao giá trị con người. Nó có những biểu hiện rất phong phú.
Dựa trên những tiêu chí trên chúng tôi tập hợp được 35 truyện kể phản ánh tín ngưỡng, tôn giáo trong vùng. Chúng tôi chia hệ thống truyện kể này thành 3 nhóm chính như sau:
- Nhóm truyện kể dân gian phản ánh tín ngưỡng thờ nhiên thần(14/35 truyện chiếm 40%)
- Nhóm truyện kể dân gian phản ánh tín ngưỡng thờ nhân thần (13/35 truyện chiếm 37 %)
- Nhóm truyện kể dân gian phản ánh tinh thần Phật giáo Trúc Lâm ( 8/35 truyện chiếm 23%)
* Nhóm truyện kể dân gian phản ánh tín ngưỡng thờ nhiên thần
Bảng 2.1: Hệ thống các truyện kể dân gian phản ánh tín ngưỡng thờ nhiên thần
STT Tên truyện Tín ngưỡng Nguồn
1 Truyện Ông Khổng Lồ Vùng đất thiêng Yên Dũng
2 Truyện núi Nham Biền Vùng đất thiêng Nham Sơn,Yên Dũng 3 Sự tích núi Cô Tiên Vùng đất thiêng Trí Yên, Yên Dũng
4 Truyền thuyết về 99 ao Phượng Hoàng Vùng đất thiêng Tiến Dũng, Yên Dũng
5. Sự tích về Cao Sơn - Quý Minh Thờ thần núi Thị Trấn Neo, Yên Dũng 6 Sự tích về đức Thánh Tam Giang Thờ thần Sông Tiến Dũng, Yên Dũng 7 Truyện Ông Cộc, Ông Dài Thờ thần rắn Khám Lạng, Lục Nam 8 Sự tích chùa Dâu Thờ thần Đá Nội Hoàng, Yên Dũng
9 Sự tích ngôi nhà ở của người Cao Lan Thờ Trâu thần Sơn Động
10 Truyện Bàn Hồ Thờ vật tổ Sơn Động
11 Lằm Pắc và Lằm Nò Thờ vật tổ An Bá, Sơn Động
12 Truyện quả Bầu Thờ vật tổ Sơn Động
13 Sự tích cây lúa Thờ Thần Nông Sơn Động
38
Trong nhóm truyện kể dân gian phản ánh tín ngưỡng thờ nhiên thần đã hệ thống chúng tôi nhận thấy truyện kể của người Kinh chiếm 50% (7/14 truyện). Các truyện kể này tập trung phản ánh tín ngưỡng về vùng đất thiêng, về những nhân vật kì vĩ, chinh phục thiên nhiên, dời non lấp vực mở rộng đất đai, những vị thần tự nhiên như: Thần núi, thần sông, thần đá, thần rắn...Các nhân vật này có nguồn gốc từ những đấng sáng tạo thế giới bằng sức mạnh phi thường trong thần thoại nhưng càng về sau càng gần gũi với con người bình thường và được truyền thuyết hóa một cách mạnh mẽ. Nó cũng thể hiện xu hướng biến đổi nhân vật từ nhiên thần sang nhân thần, từ thần thoại sang truyền thuyết của truyện kể dân gian nói chung. Có thể thấy hình tượng Cao Sơn, Quý Minh trong Sự tích Cao Sơn - Quý Minh vốn có nguồn gốc từ các vị thần núi khi đi vào truyện kể dân gian trong vùng, hai nhân vật này được khoác lên mình tấm áo của lịch sử trở thành những vị tướng tài của buổi đầu dựng nước. Họ có lai lịch, hành trạng, chiến công cụ thể rất gần gũi với con người. Đức Thánh Tam Giang trong Sự tích về đức Thánh Tam Giang cũng có nguồn gốc từ các vị thần sông được nhân dân thần hóa ở thế kỉ thứ X và được phong Thần và thờ cúng ở nhiều nơi. Đi vào truyện kể được lưu truyền ở vùng Tây Yên Tử các vị thần sông này cũng được trang bị tấm áo lịch sử với motif sinh nở thần kì, tạo lập chiến công, hóa thân và hiển linh âm phù để trở thành người anh hùng, phúc thần đem đến cuộc sống thái bình cho nhân dân. Rắn cũng là linh vật dưới nước được nhân dân phụng thờ. Thần rắn trong Truyện Ông Cộc - Ông dài
cũng mang trong mình một lai lịch rõ ràng với nguồn gốc xuất thân là con của một
bà mẹ nghèo mò cua, bắt ốc. Thần đá trong Sự tích chùa Dâu lại trở thành Phật phù
trợ cho người đánh dậm nghèo túng, trung thực, thật thà trở nên giàu có, an hưởng phúc lành. Như vậy một số nhiên thần xuất hiện trong truyện kể vùng Tây Yên Tử có nguồn gốc nửa thần tự nhiên, nửa lịch sử hóa như Cao Sơn, Quý Minh, Đức Thánh Tam Giang. Một số khác có nguồn gốc từ thần tự nhiên như: Đá thần, rắn thần, trâu thần mà không có sự xuất hiện của thần tứ pháp: Mây, mưa, sấm, chớp như trong truyện kể ở Bắc Ninh và các vùng lân cận. Đây là một trong những đặc điểm riêng về tín ngưỡng của cư dân vùng Tây Yên Tử.
39
Với 50% truyện kể còn lại là những đứa con tinh thần khá độc đáo của đồng bào các dân tộc ở Sơn Động, Lục Nam như dân tộc Dao, dân tộc Cao Lan... tín ngưỡng thờ vật tổ với nguồn gốc các dòng họ hay nguồn gốc về tộc người, về nòi giống, về các vị thần trong cảm quan của đồng bào các dân tộc vùng Tây Yên Tử được phản ánh khá rõ nét. Đây cũng là các truyện kể có nguồn gốc từ thần thoại giải thích nguồn gốc vũ trụ và muôn loài càng về sau càng gần gũi với cuộc sống con người nên đậm màu sắc truyền thuyết hóa.
* Nhóm truyện kể dân gian phản ánh tín ngưỡng thờ nhân thần
Bảng 2.2: Hệ thống các truyện kể dân gian phản ánh tín ngưỡng thờ nhân thần
Stt Tên truyện Tín ngưỡng Nguồn
1 Truyện Quế Mị Nương ở Nghĩa Phương Thờ Mẫu Nghĩa Phương, Lục Nam 2 Truyện công chúa Lê Chân Thờ Mẫu Mĩ An, Lục Ngạn
3 Truyện nữ thần đền Ngọc Lâm Thờ Mẫu Tân Mỹ, Yên Dũng 4 Truyện công chúa Thiều Dương Thờ Mẫu Tiền Phong, Yên Dũng 5 Sự tích ngôi đền Từ Co Thờ Mẫu Hương Gián, Yên Dũng 6 Huyền thoại nghè Hang xanh và Cây dã Thờ Thành hoàng Đồng Phúc, Yên Dũng 7 Truyện về vị thành hoàng làng Đặng xã
Vĩnh Khương Thờ Thành hoàng Vĩnh Khương, Sơn Động
8 Huyền thoại về vị thành hoàng xã Đồng Việt Thờ Thành hoàng Đồng Việt, Yên Dũng 9 Truyền thuyết Vũ Thành Thờ Thành hoàng Hồng Giang, Lục Ngạn 10 Truyện về Thiên Bồng tướng và ThuậnThiên Thờ Thành hoàng Thắng Cương, Yên Dũng
11 Truyện về Hà Văn Chiếu ở NghĩaPhương Thờ Thành hoàng Nghĩa Phương, Lục Nam
12 Truyện kể về Hà Công Dong Thờ Thành hoàng Xuân Phú, Yên Dũng 13 Tướng quân Vi Đức Lục Thờ Thành hoàng Sơn Động
Ở nhóm truyện kể dân gian phản ánh tín ngưỡng thờ nhân thần, chúng tôi nhận thấy các truyện kể chủ yếu là của người Kinh. Những nhân vật được tôn vinh ở đây những nhân vật văn hóa có công chinh phục thiên nhiên mở đất, mở nước, lập ấp, lập làng hay tu sửa đình miếu và các nhân vật lịch sử có công trong các cuộc
40
kháng chiến chống quân xâm lược đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân Tây Yên Tử. Những nhân vật được tôn vinh này gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu và thờ Thành hoàng ở các địa phương trong vùng.
*Nhóm truyện kể dân gian phản ánh tinh thần Phật giáo Trúc Lâm
Bảng2.3: Hệ thống các truyện kể dân gian phản ánh tinh thần Phật giáo Trúc Lâm
STT Tên truyện Tinh thần Phật giáo
Trúc Lâm Nguồn
1 Tướng quân Trần Tuấn Sơn Tinh thần nhập thế
tích cực Lãng Sơn, Yên Dũng 2 Tướng quân Vi Hùng Thắng Tinh thần nhập thế
tích cực Thị Trấn Chũ, Lục Ngạn 3 Truyện kể về ngôi đền Cổ
Phao xã Đồng Việt
Tinh thần nhập thế
tích cực Nham Sơn,Yên Dũng
4 Truyện vềThái Sư TrầnThủ Độ Tinh thần nhập thế
tích cực Đồn Việt, Yên Dũng 5 Sự tích chùa Hang Tràm Tinh thần nhập thế
tích cực Tân Liễu, Yên Dũng 6 Truyền thuyết Vĩnh Nghiêm tự Tinh thần nhập thế
tích cực Trí Yên, Yên Dũng 7 Truyện tên Làng Đức La Tinh thần nhập thế
tích cực Trí Yên, Yên Dũng 8 Truyện về con gái bản Mậu Tinh thần thoát tục,
xuất gia tu hành Tuấn Mậu, Sơn Động
Có thể thấy các truyện kể dân gian trong nhóm chủ yếu là truyện kể của người Kinh ở huyện Yên Dũng. Ngoài ra còn một số ít truyện kể của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng núi cao Lục Ngạn, Sơn Động. Các truyện kể này xoay quanh các nhân vật anh hùng chống ngoại xâm thời Trần, các nhân vật văn hóa thời Trần và cả những người dân rất bình dị với tinh thần nhập thế tích cực. Điều đáng chú ý là những truyện kể dân gian này thể hiện sự hòa quện giữa tôn giáo và tín ngưỡng tạo nên một nét văn hóa rất độc đáo cho vùng Tây Yên Tử. Gắn với những nhóm truyện kể này là hệ thống đình, chùa, đền, miếu tọa lạc trên nhiều làng quê
41
trải khắp 4 huyện. Thêm vào đó là nhiều giai thoại về các nhân vật lịch sử tồn tại trong đời sống tâm linh của người dân địa phương.