B. PHẦN NỘI DUNG
2.3. Giá trị phản ánh của truyện kể dân gian vùng văn hóa tâm linh Tây Yên Tử
2.3.1. Truyện kể dân gian về nhiên thần phản ánh quan niệm vạn vật hữu linh, quan niệm về môi trường sống
Từ xa xưa, quan niệm vạn vật hữu linh đã len lỏi vào mọi ngõ ngách trong đời sống của người dân Tây Yên Tử. Người nguyên thủy quan niệm mọi vật bao gồm từ các sự vật vô tri, vô giác như: đất, đá, núi sông, mây mù, biển, hồ, sấm sét,
58
cây cối đến các loài động vật, thực vật và con người, tất cả đều có linh hồn. Những hạn chế về khoa học hiện đại khiến họ cho rằng thế giới tự nhiên xung quanh đều do thần linh sinh ra và cai quản. Tuy nhiên ngay cả đến sau này khi khoa học phát triển với nhiều khám phá vĩ đại, ở những khu vực nông thôn và miền núi, đa phần người dân vẫn nhìn thấy đằng sau mỗi hiện tượng tự nhiên, mỗi địa danh đình, chùa, miếu mạo đều có một vị Thần, Phật hay đức Thánh rất linh thiêng. Quan niệm vạn vật hữu linh vì thế trở thành tín ngưỡng bản địa gắn liền với tín ngưỡng thờ nhiên thần trong đời sống tâm linh của con người. Các truyện kể phản ánh tín ngưỡng vùng đất thiêng, tín ngưỡng thờ thần núi, thần sông, thần rắn, thần đá, tín ngưỡng thờ vật tổ, thờ thần nông trong nhóm truyện đã khảo sát thể hiện đời sống tín ngưỡng, tâm linh rất phong phú của người dân Tây Yên Tử. Nó cũng đồng thời thể hiện mong muốn về một cuộc sống an lành, mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt của người dân trên mảnh đất sườn Tây núi Yên Tử linh thiêng.
Trong nếp cảm, nếp nghĩ của người dân Tây Yên Tử, nhiều vùng đất thiêng đã trở thành niềm tự hào của nhiều thế hệ. Người Tây Yên Tử tin vào những điều linh thiêng, những sức mạnh huyền bí mà những mảnh đất hội tụ linh khí non sông trong vùng đem đến cho con người. Chúng tôi gọi đó là tín ngưỡng vùng đất thiêng tồn tại trong đời sống tâm linh của người dân nơi đây. Đất thiêng sẽ có thần thiêng. Huyền thoại về ông khổng lồ cùng với 99 cô tiên được Ngọc Hoàng sai xuống đắp núi vùng Yên Dũng với truyền thuyết về 99 con Phượng Hoàng bay về Nham Biền chọn đất đế đô và 99 ao Phượng Hoàng... còn lưu truyền khắp vùng. Con số 99 theo quan niệm của người phương Đông là con số may mắn, trường cửu khi đi vào các truyện kể dân gian dường như nó mang ý nghĩa biểu trưng cho những vùng đất có khí thiêng hội tụ. Theo các tác giả cuốn Yên Dũng - miền đất địa linh nhân kiệt:
“Dãy núi Nham Biền mang hình thế con rồng bay, lượn ngự trị vùng Nguyệt Đức cùng với hình con Phượng ở phía bắc Sông Nhật Đức. Mắt con chim Phượng nằm ở ngã ba Phượng Nhỡn tạo nên thế đất “Long Phượng trình tường” cho đất thiêng Yên Dũng. Lại thêm ba con sông cùng hội tụ về khiến vùng đất này là nơi “Tam Long hội tụ”. Đất ấy rất vượng khí, lại thêm thế đất con qui nên rất thiêng. Sau này vua Trần Nhân Tông tìm đất dựng chùa đã chọn thế đất con qui để dựng chùa Vĩnh
59
Nghiêm - trường đại học Phật giáo đầu tiên của Việt Nam” [8]. Đó cũng là vùng đất có “cuộc đất tiên nữ giáng trần” với hình bóng cô tiên thứ 99 còn ở mãi chốn trần
gian trong Sự tích núi Cô Tiên; là nơi đất lành chim đậu với 99 con Phượng Hoàng
bay về đậu núi Nham Biền trong Truyện núi Nham Biền. Truyền thuyết về ao phượng hoàng cũng kể: “99 con phượng hoàng rời núi Nham Biền đến địa phận Ninh Xuyên cả đàn xà xuống uống nước, một con lại thiếu ao bay đi, cả đàn lại bay theo nếu không kinh đô sẽ ở đất Ninh Xuyên..” [40]. Dù không được chọn làm đất đế đô, người dân địa phương vẫn luôn tin rằng đất ấy là đất thiêng hội tụ linh khí ngàn đời. Ngoài vùng đất Yên Dũng, nhiều vùng đất khác của Tây Yên Tử cũng rất thiêng liêng như: Thung lũng Nghĩa Phương (Lục Nam), đất Nam Dương - nơi tọa lạc của chùa Am Vãi (Lục Ngạn), khu vực Đồng Thông, xã Tuấn Mậu huyện Sơn Động. Vượng khí linh thiêng của vùng đất sẽ đem đến cho người dân nhiều may mắn. Đối chiếu với truyện kể dân gian Việt Nam ở những vùng đất khác, chúng tôi
tìm thấy trong Truyện kể về núi Hồng Lĩnh của nhân dân Xứ Nghệ, tín ngưỡng vùng
đất thiêng cũng được tái hiện với 99 ngọn Ngàn Hống. Truyền thuyết về núi con voi ở Phú Thọ cũng kể về 99 ngọn núi hình con voi chầu đất Tổ Hùng Vương. Sự xuất hiện của 99 ngọn núi voi phục dường như hội tụ linh khí 4000 năm của non sông góp phần dựng đế đô Phong Châu của nước Đại Việt. Như vậy niềm tin vào đất thiêng đã tồn tại trong đời sống của người dân Tây Yên Tử nói riêng và người dân Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước nói chung như một tín ngưỡng tâm linh. Nó vừa phản ánh trí tưởng tượng rất phong phú lại vừa thể hiện niềm tự hào, thái độ yêu quý vô cùng với đất đai quê hương của người dân Tây Yên Tử nói riêng và người dân đất Việt nói chung.
Tín ngưỡng thờ đá tồn tại khá lâu đời trong tâm thức nhân dân vùng Tây Yên
Tử. Gắn với tín ngưỡng này là truyện Sự tích chùa Dâu. Đá vốn là một sự vật của tự
nhiên ăn đời ở kiếp với con người từ buổi hồng hoang. Từ xa xưa, đá được thờ cúng sùng bái như những vị thần. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy nhiều di tích gắn với đá trong vùng như: Phiến đá vuông bàn thạch ở làng Chu Sơn xã Chu Điện huyện Lục Nam, đống đá cát kết ở núi Am Ni huyện Lục Ngạn, khối đá có vết lõm tương truyền là vết chân tiên ở chùa Kem, phiến đá hình bàn cờ trên núi Vua bà ở Yên
60
Dũng... Trong thế giới nghệ thuật của truyện kể dân gian, thần đá gắn liền với những câu chuyện vừa hoang đường vừa gần gũi với cuộc sống của con người. Nếu
như trong Truyền thuyết về Thạch Tướng Quân ở vùng Tiên lát Việt Yên thần đá
được truyền thuyết hóa trở thành vị tướng oai phong lẫm liệt, đánh tan 50 vạn quân
Bắc quốc đem lại khúc ca khải hoàn cho dân tộc thì ở Sự tích chùa Dâu thần đá xuất
hiện rất gần gũi với đời sống hàng ngày của người dân Tây Yên Tử. Nó gắn liền với câu chuyện về người đánh dậm nghèo khó nhưng tận tâm giúp đỡ mọi người được nhân dân yêu quý. Người đánh dậm ấy trong một lần đi đánh dậm bên sông nhấc lên ba lần đều thấy hòn đá, lấy làm lạ đành ôm lên bờ để một chỗ rồi nói rằng: “Quả đây là hòn đá thiêng thì thương lấy tôi, cho tôi làm ăn khá giả, tôi nguyện xin lập chùa thờ Phật tại đây và thờ luôn cả hòn đá. Hòn đá linh ứng, thấu lời cầu nguyện của người đánh dậm phù trợ cho ông đánh được nhiều cá và trở nên giàu có. Người đánh dậm giữ đúng lời hứa lập đền thờ Phật và thờ hòn đá trên bến sông” [41]. Nội dung câu chuyện rất dung dị, ít yếu tố kì ảo nhưng lại lôi cuốn người đọc bởi tính chất tâm linh của nó. Hòn đá như một phần thưởng cho người đánh dậm nghèo khó mà trung thực, giàu lòng nhân ái. Ẩn sâu trong đó là tín ngưỡng dân gian rất độc đáo gắn với triết lí nhà Phật “ở hiền, gặp lành” của người dân trong vùng. Hiện nay nhân dân vùng Tây Yên Tử vẫn phụng thờ hòn đá tại Chùa Dâu ở xã Nội Hoàng, Yên Dũng. Hòn đá được coi là linh thần, là đức Phật ban phúc lành cho con người.
Đức Thánh Tam Giang mặc dù không có nguồn gốc ở Tây Yên Tử song những câu chuyện về vị thánh này vẫn lưu truyền khắp vùng tiêu biểu là Sự tích Đức Thánh Tam Giang. Nhiều nơi dọc sông Cầu và Sông Thương đặc biệt là ngã ba Phượng Nhỡn - nơi hợp lưu của ba con sông: Sông Cầu, Sông Thương, Sông Lục Nam tại vùng đất mắt con Phượng rất đỗi thiêng liêng, phụng thờ đức Thánh Tam Giang với tư cách là thủy thần đồng thời là những người anh hùng chống giặc ngoại
xâm ở buổi đầu dựng nước. Tác giả Nguyễn Huy Bỉnh trong công trình Truyện kể
dân gian xứ Bắc cho rằng: “Thế giới thủy phủ luôn bí ẩn và huyền ảo mà cư dân vùng sông nước không thể chạm tới nên họ luôn gán cho những loài vật dưới biển sâu sức mạnh của thần linh. Những rồng, rắn, giao long... đều là những linh vật về
61
Ông Cộc - Ông Dài nhằm tôn vinh vị thần có công khai thiên, lập địa. Truyện kể về
Ông Cộc - Ông Dài cũng lưu truyền khắp vùng. Nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Bỉnh
cũng nhận định: “Hình tượng Trương Hống Trương Hát ban đầu là hình tượng Ông
Cộc - Ông Dài hai vị thần sông nước trong thần thoại về sau trải qua quá trình lịch sử hóa, truyền thuyết hóa hai nhân vật này trở thành những anh hùng lịch sử chống giặc ngoại xâm nhưng bản chất thần tự nhiên vốn có vẫn không hề mất đi. Trong quan niệm dân gian Trương Hống, Trương Hát vẫn là những vị thần điều khiển nguồn nước trên các dòng sông hoặc có thể làm mưa, làm gió chống khô hạn mất
mùa” [13]. Kế thừa quan niệm này chúng tôi cho rằng những truyện kể phản ánh tín
ngưỡng thờ thần rắn, thần sông (thủy thần) ở vùng Tây Yên Tử thể hiện mong ước về sông nước hiền hòa, mùa màng tươi tốt và mơ ước đẩy lùi những thảm họa, thiên tai do nước gây ra của cư dân sinh sống bằng nghề chài lưới và trồng lúa nước nơi đây.
Cao Sơn - Quý Minh cũng không phải là người con của quê hương Tây Yên Tử song những truyện kể về hai vị Thánh này cùng với đền thờ họ còn tồn tại khắp
vùng. Có thể kể đến truyện Sự tích về Cao Sơn - Quý Minh. Trong tín ngưỡng người
Việt, nói chung biểu hiện núi, sông rất rõ ràng. Nếu như Thủy Thần cai quản địa vực sông nước thì Sơn thần sẽ ngự trị trên núi cao. Tây Yên Tử là vùng đất trung du với điạ hình đồi núi rất đa dạng nên còn tồn tại rất nhiều đền thờ thần núi. Sự tích Cao Sơn - Quý Minh tái hiện hai nhân vật với tư cách là bộ tướng của Tản Viên Sơn Thánh với những chiến công chói lọi thời Hùng - Thục nghĩa là hai nhận vật đã được khoác tấm áo lịch sử trong quá trình truyền thuyết hóa. Trong tâm thức của người dân sườn Tây Yên Tử hai vị thần này vẫn tồn tại là những vị thần nửa tự nhiên (thần núi), nửa lịch sử hóa (người anh hùng) che chở, bảo hộ đem đến cuộc sống thái bình cho nhân dân.
Theo khảo sát ở phần nhận diện, phân loại 50% truyện kể trong nhóm truyện phản ánh tín ngưỡng thờ nhiên thần trong vùng Tây Yên Tử là truyện của đồng bào các dân tộc thiểu số. Tư duy hồn nhiên của các tộc người Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, Cao Lan... đã đem đến cho những truyện kể này những sắc màu rất riêng. Nổi bật trong đó là tín ngưỡng thờ vật tổ. Người dân ở mỗi cộng đồng dân tộc đều có nhu cầu truy nguyên nguồn gốc của mình. Nếu người Kinh tự hào vì mình có dòng dõi
62
con Lạc, cháu Hồng với Truyền thuyết con Rồng cháu Tiên lấp lánh ánh sáng huyền
thoại thì đồng bào các dân tộc thiểu số trong vùng cũng đầy hãnh diện về nguồn gốc, nòi giống của mình. Mỗi dân tộc có một nguồn gốc riêng. Người Dao tin rằng thủy tổ của họ là một con long khuyển tên là Bàn Hồ có sức mạnh phi thường do trời giáng xuống hỗ trợ cho vua Bình Hoàng trong vương quốc nhỏ ở Trung Quốc.
Truyện Bàn Hồ đã tái hiện niềm tin đó một cách tự nhiên mà hấp dẫn vô cùng. Trước mưu đồ thôn tính của Cao Vương, vua Bình Hoàng và bá quan văn võ trăn trở tìm kế sách thì long khuyển bỗng nhiên lên tiếng xin đi đánh giặc. Nhà vua đồng ý và hứa gả cung nữ cho Bàn Hồ. Đến cung điện của Cao Vương, Bàn Hồ lợi dụng lúc Cao Vương quá chén ngủ say, cắn chết Cao Vương hoàn thành nhiệm vụ trở về. Vua Bình Hoàng giữ đúng lời giao ước ban gả cung nữ, ban đất đai cho Bàn Hồ. Khi họ sinh được 12 người con nhà vua lại ban sắc cho 12 người con này lấy 12 họ. Và đó là các họ của người Dao hiện nay. Cũng như người Kinh, người Dao ý thức sâu sắc về nguồn gốc của mình. Đây là tộc người di cư từ đất nước láng giềng Trung Quốc đến Tây Yên Tử từ rất sớm và quần tụ trong các bản làng nơi đây. Giống như con Rồng của người Kinh, con Đại Thử của một số bộ lạc thổ dân Úc, con Gấu ở một số bộ lạc thổ dân Xibia, con Chó thần Bàn Hồ dã trở thành vật tổ của dân tộc Dao. Người Dao vì thế có tục kiêng ăn thịt chó.
Truyện Lằm Pắc và Lằm Lò của cộng đồng tộc Cao Lan kể rằng: “Ngày xưa cụ tổ họ La đi làm ăn ở nơi xa, gặp trời hạn hán không có nước để uống. Đang lúc gặp cơn khát cháy lòng không thể sống nổi bỗng nhiên cụ gặp con cá chép. Nó dẫn đường cho cụ tới nơi tìm nguồn nước để duy trì sự sống. Cả dòng họ La đều coi cá chép là vị cứu tinh nên không bao giờ ăn thịt cá chép. Họ coi đó là vật tổ nên trong lễ cúng tổ tiên của các gia đình họ La bao giờ cũng có cá chép” [40]. Dòng họ Dương ở Sơn Động cũng có câu chuyện tương tự. Họ coi cá Ba - Lay là vật tổ nên thường thờ cúng tổ tiên bằng loài cá này. Ngoài ra còn có dòng họ Lâm (thờ thịt) và dòng họ Lâm (thờ rau).
Nhiều đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng như: Tày, Dao, Nùng, Cao Lan,
Sán Dìu cùng kể về nguồn gốc của mình qua Truyện quả bầu. Cốt truyện của truyện
kể này mang dáng dấp của kiểu truyện Quả bầu mẹ ở việt Nam. Nhà nghiên cứu
63
câu: Qua trận lũ lụt lớn, chỉ còn sống sót một cặp trai gái, sau trở thành vợ chồng và sinh ra các dân tộc” [80, tr.106]. Truyện quả bầu của các dân tộc Tây Yên Tử cũng không nằm ngoài kết cấu chung của cốt truyện trên. Tuy nhiên các chi tiết trong câu chuyện được kể khá đơn giản và hấp dẫn. Câu chuyện xuất phát từ một thằng bé rất nghịch ngợm. Vì lời thách đố của bạn bè nên lừa cả bố mẹ khiến Ngọc Hoàng ở trên trời tức giận sai ông sấm xuống trừng phạt. “Cậu bé biết vậy, lập mưu bắt ông Sấm trói gô lại định giết thịt chơi. Có hai chị em ở gần đấy lén cởi trói cho ông Sấm. Trước khi về trời ông đưa cho họ một cái răng và bảo trồng xuống đất sẽ có lúc cần tới. Hai chị em đem răng về trồng và cây lớn nhanh ra một quả bầu. Ông Sấm lại xuống nói với họ ngày mai sẽ cho nước ngập trần gian. Ông khoét quả bầu cho hai chị em chui vào rồi về trời, cho mưa xuống ngập cả trần gian, muôn loài chết hết chỉ còn hai chị em. Họ đành phải lấy nhau. Hai chị em sai chim Ri lên trời lấy thóc về nhưng chim Ri ngậm hạt thóc đói quá ăm mất. Họ lại sai chuột đi lấy thóc về chuột cũng ăn mất thóc chỉ còn một ngà thóc dính ở kẽ răng.Thổ địa lấy thóc đó đem đi gieo trồng và có gạo ăn. Hai chị em lấy nhau sinh ra được một quả bí đao. Người em giận quá mang ra vườn băm nhỏ vãi ra xung quanh. Những miếng bí đó trở thành nhà, thành người, thành làng bản” [40]. Có dị bản khác kể: “Hai chị em có công cứu thiên lôi được thiên lôi cho hạt giống đem về trồng được một quả