Truyện kể dân gian và lễ hội dân gian vùng văn hóa tâm linh Tây Yên Tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kể dân gian vùng văn hóa tâm linh tây yên tử (Trang 84 - 93)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.1. Truyện kể dân gian và lễ hội dân gian vùng văn hóa tâm linh Tây Yên Tử

Lễ hội là một hiện tượng lịch sử, hiện tượng văn hóa có mặt ở Việt Nam từ lâu đời. Đó là một trong những hoạt động văn hóa nổi trội trong đời sống con người. Bản chất của lễ hội là sự tổng hợp và khái quát cao đời sống vật chất tinh thần của người dân trong từng giai đoạn lịch sử.

Theo Từ điển tiếng Việt: “Lễ hội là cuộc vui chung có tổ chức, có các hoạt

động lễ nghi mang tính văn hóa truyền thống” [52]. Tác giả Toan Ánh trong cuốn

Nếp cũ hội hè đình đám cho rằng: “Lễ hội là một loại hình văn hóa dân gian tổng hợp, tồn tại trong môi trường diễn xướng và tiến tới mục đích mua vui cho người dân, chứng tỏ ý kiến tôn giáo thiêng liêng của người dân qua lễ nghi, nêu cao lòng biết ơn của người dân đối với các bậc anh hùng đất nước cũng như đối với các vị thần linh, nhất là các vị Thành hoàng đã che chở phù hộ cho dân mỗi xã và đây cũng là dịp người dân ôn lại lễ nghi, nhớ lại phong tục” [3, tr.68 ]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Bích Hà trong cuốn Giáo trình văn học dân gian khẳng định: “Lễ hội có hai phần, phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm các hoạt động tín ngưỡng, các nghi thức cúng tế (đồ cúng lễ, các chủ tết chủ lễ, các hình thức đưa rước, các bài khấn nguyện…) gắn với việc diễn xướng sự tích các nhân vật thần linh hay anh hùng. Phần hội gồm các trò chơi dân gian mang tính chất cộng đồng, vui vẻ, đồng thời thuyết giải cho phần lễ, thể hiện quan niệm và tín ngưỡng một cách sinh động. Các trò chơi vui nhộn trong hội tạo nên một không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng sinh động của các địa phương và gắn kết các thành viên trong cộng đồng” [23 tr.58-59]. Giáo sư Đinh Gia

Khánh trong bài viết Lễ hội dân gian và sự phản ánh những truyền thống văn học lại

định nghĩa rõ ràng về danh từ Lễ và Hội như sau: “Danh từ hội lễ cần được coi như

một thuật ngữ văn hóa. Ý nghĩa của thuật ngữ này được xác định trên cơ sở ý nghĩa của hai thành tố “Hội” và “lễ”.“Hội” là sự tập hợp đông người trong một sinh hoạt văn hóa cộng đồng.“Lễ” là các tín ngưỡng (các niềm tin thiêng liêng) và các nghi thức đặc thù gắn với các tín ngưỡng ấy trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng kể

77

trên” [34, tr.7-11]. Tác giả Thuận Hải trong cuốn Bản sắc văn hóa lễ hội cũng đưa

ra khái niệm: “Lễ hội là hệ thống các động tác biểu hiện sự tôn kính của con người

đối với thần linh phản ánh ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. Hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùa màng bao đời nay đã qui tụ niềm mơ ước chung với 4 chữ: nhân, khang, vật, linh” [24,tr.4].

Điểm qua các khái niệm về lễ hội được các nhà nghiên cứu uy tín đưa ra chúng tôi nhận thấy lễ hội dân gian là một trong những yếu tố hình thành bản sắc riêng của dân tộc. Đây là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng có sự kết hợp chặt chẽ trong một thể thống nhất giữa phần tín ngưỡng tâm linh (bao gồm niềm tin vào cái thiêng hay còn gọi là phần đạo) và các hoạt động vui chơi giải trí trong đời sống văn hóa hàng ngày (còn gọi là phần đời). Ý nghĩa quan trọng của lễ hội là sự kết hợp giữa đạo và đời tạo nên chiều sâu văn hóa tâm linh và đời sống tinh thần phong phú của nhân dân. Trong quá trình khảo sát chúng tôi cũng nhận thấy lễ hội truyền thống ở vùng Tây Yên Tử thường gắn với môi trường nông thôn vào các dịp xuân thu nhị kì và linh hồn của các lễ hội ấy hầu hết là những tín ngưỡng, tôn giáo tồn tại trong đời sống của người dân hàng ngàn năm. Những tín ngưỡng, tôn giáo này được phản ánh một cách tự nhiên và dung dị trong những truyện kể dân gian tồn tại trong các thôn, làng khắp nơi trên địa bàn Tây Yên Tử. Truyện kể dân gian phản ánh tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội dân gian trong vùng vì thế có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Truyện kể cần có lễ hội để thổi bùng sức sống, lễ hội cần có truyện kể mới linh thiêng, hấp dẫn cuốn hút nhân dân địa phương và du khách gần xa.

Truyện kể dân gian vùng văn hóa tâm linh Tây Yên Tử tồn tại ở dạng sống gắn với những di tích lịch sử, danh thắng, những tập tục, tín ngưỡng, tôn giáo và đặc biệt là các lễ hội dân gian với không khí diễn xướng rất độc đáo. Trong 3 nhóm truyện kể được khảo sát ở trên có 20 truyện kể gắn với 52 lễ hội trong vùng. Những truyện kể tồn tại trong không gian lễ hội này đã nuôi dưỡng tâm hồn của biết bao

78

người dân Tây Yên Tử. Nó dạy con người biết yêu thương sẻ chia, biết kính trên nhường dưới, biết phân biệt phải - trái, đúng - sai, tốt - xấu, thiện - ác, biết hướng về tổ tiên, nguồn cội với những tình cảm chân thành nhất. Nó cũng trở thành tín vật tinh thần trong hành trang của mỗi người dân sườn Tây Yên Tử.

Tồn tại trong không gian diễn xướng 20 truyện kể dân gian được khảo sát gắn với số lượng lễ hội ở những mức độ khác nhau. Một số lễ hội còn lưu giữ bản sắc xưa với những màn tái hiện truyện kể rất sinh động, một số lễ hội không còn lưu giữ lại tích xưa, các trò diễn cũng dần được hiện đại hóa song nhìn chung vẫn bảo lưu và gìn giữ không gian văn hóa tâm linh đặc sắc trong vùng. Theo số lượng lễ hội gắn với truyện kể đã khảo sát chúng tôi nhận thấy một số truyện kể gắn với

nhiều lễ hội như: Sự tích Cao Sơn - Quý Minh, Truyện kể về tướng quân Vũ Thành,

Sự tích về Đức Thánh Tam Giang.

Sự tích về Cao Sơn - Quý Minh với hai nhân vật có nguồn gốc nhiên thần là Cao Sơn - Quý Minh trở thành nhân vật được thờ phụng trong tâm thức nhân dân tồn tại trong 20 lễ hội của vùng. Đó là các lễ hội được tổ chức long trọng với nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như: Hội đình Đào Tràng; hội đình Trung, thị trấn Tân Dân; hội đình Nội, xã Nội Hoàng, huyện Yên Dũng cùng được tổ chức vào ngày 06 tháng Giêng âm lịch; hội đình Quỳnh Sơn, xã Quỳnh Sơn, huyện Yên Dũng, hàng năm được tổ chức từ ngày 06 đến 07 tháng Giêng; hội đình Ba Tổng, thị trấn Neo, huyện Yên Dũng được tổ chức vào ngày 09 tháng Giêng âm lịch; hội đình Ngọc Lâm, xã Lãng Sơn; hội đình, chùa Âm Dương, xã Tân An, huyện Yên Dũng; hội làng Sàn, thôn Sàn, xã Phương Sơn, huyện Lục Nam cùng diễn ra vào ngày 09 -10 tháng Giêng âm lịch; hội đình Hạ Long, xã Đồng Phúc; hội đình Thượng, thị trấn Tân Dân; hội đình Nam Sơn, xã Đồng Phúc, huyện Yên Dũng cùng được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch hàng năm; hội đình Lão Hộ và hội chùa Linh Sơn, xã Lão Hộ, huyện Yên Dũng diễn ra vào ba ngày 13,14,15 tháng Giêng âm lịch; hội Hà Mỹ, thôn Hà Mỹ, xã Chu Điện, huyện Lục Nam được tổ chức vào ngày 14 -15 tháng Giêng âm lịch; hội đình Yên Tập Bến, xã Yên Lư, huyện Yên Dũng được tổ chức vào ba ngày 14,15,16 tháng Giêng; hội đình Chẽ, thị trấn An Châu, Sơn Động được tổ chức vào ngày 18 tháng 01 âm lịch; hội đình Trung xã Nội Hoàng, huyện

79

Yên Dũng diễn ra vào ngày 14 tháng 02 âm lịch; hội đình Cống, thôn Cống, xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn diễn ra vào ngày 18 tháng 02 âm lịch; hội Chẽ, xã An Lập huyện Sơn Động được tổ chức vào ngày 10 tháng 04 âm lịch; hội đình Chiền, xã Nội Hoàng, huyện Yên Dũng diễn ra vào ngày 10 tháng 08 âm lịch; hội đình Cảnh Mỹ, xóm Dưới, xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng hàng năm được tổ chức vào ngày 06 tháng 11 âm lịch. Đáng chú ý là lễ hội đình Ba Tổng tại thị trấn Neo huyện Yên Dũng với cuộc hành lễ lớn ngoài trời là nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như: Kéo chữ, cướp cầu, vật giải, hát hò ...nhằm cầu mong mùa màng tươi tốt, thiên hạ thái bình.

Truyền thuyết Vũ Thành cũng gắn với số lượng lớn lễ hội trong vùng. Cụ thể: Hội đền Cầu Từ xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn diễn ra từ ngày 6 đến ngày 9 tháng Giêng âm lịch hàng năm; hội Tòng Lệnh xã Trường Giang huyện Lục Ngạn diễn ra vào ngày 7 tháng Giêng âm lịch; hội đền Lũ Phú xã Xuân Phú, huyện Yên Dũng được tổ chức vào ngày 8 tháng Giêng âm lịch; hội Từ Hả xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn; hội Chể xã Phượng Sơn Lục Ngạn; hội đình làng Xuân An, xã Xuân Phú huyện Yên Dũng. Đặc biệt, tại lễ hội Từ Hả, xã Hồng Giang huyện Lục

Ngạn Truyền thuyết Vũ Thành được tái hiện trong nhiều nghi lễ tưởng niệm người

anh hùng của quê hương Tây Yên Tử. Cứ đến ngày 08 tháng Giêng âm lịch hàng năm người dân đôi bờ sông Lục lại nô nức kéo đến bãi Dược, xã Hồng Giang để ôn lại lịch sử oai hùng một thời qua màn diễn lại tích đức Thánh Vũ Thành cầm quân đánh giặc giữ nước, giữ nhà. Các sự kiện Vũ Thành đánh giặc được tái hiện sinh động qua từng chi tiết của màn diễn hấp dẫn người xem, khơi gợi niềm thành kính thiêng liêng và niềm tự hào dân tộc trong tâm thức nhân dân. Lễ hội Từ Hả vì thế trở thành một nét đẹp văn hóa rất đặc sắc hấp dẫn du khách của người dân sườn Tây Yên Tử.

Sự tích về Đức Thánh Tam Giang được lưu truyền ở nhiều nơi trong vùng Tây Yên Tử và trở thành linh hồn của những lễ hội sau: Lễ hội đền Phượng Nhỡn - ngôi đền soi bóng nước sông trong, tọa lạc tại ngã ba Phượng Nhỡn xã Trí Yên, huyện Yên Dũng; lễ hội đình Trung, xã Nội Hoàng, huyện Yên Dũng; lễ hội đình Ninh Xuyên, xã Tiến Dũng, huyện Yên Dũng; lễ hội đình Lão Hộ, xã Lão Hộ,

80

huyện Yên Dũng; lễ hội đình Yên Tập Bến, xã Yên Lư, huyện Yên Dũng; lễ hội đền Tam Giang, thôn Chể, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn; hội đền Tam Giang, xã Trường Giang, huyện Lục Nam; lễ hội đình Nam Sơn, xã Đồng Phúc, huyện Yên Dũng; lễ hội đình Sàng Bến, xã Tân Quang, huyện Lục Ngạn. Các lễ hội hầu hết được tổ chức vào tháng 04 âm lịch hàng năm. Lễ hội Thánh Tam Giang xưa được tổ chức rất long trọng với trò cướp cầu có nội dung diễn lại quá trình luyện quân của quân sĩ đức Thánh Tam Giang. Ngoài ra các hội còn nhiều trò chơi như: Thi nấu cơm, bắt vịt, chọi gà, thổi sôi, múa rối đánh cờ, đánh đu... không khí các lễ hội diễn ra rất sôi nổi. Ngày nay, lễ hội này bị mai một dần không còn diễn lại tích trò nữa song vẫn mang nét văn hóa tâm linh đặc sắc của vùng.

Sau đây là bảng thống kê bước đầu về số lượng các truyện kể gắn với lễ hội tiêu biểu ở các địa phương trong vùng Tây Yên Tử. Cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Bảng thống kê một số truyện kể và lễ hội tiêu biểu vùng văn hóa tâm linh Tây Yên Tử

Stt Tên truyện Tên lễ hội gắn với truyện kể và hình thức tổ chức lễ hội Thời gian tổ chức lễ hội 1 Truyện Quế Mị Nương ở Nghĩa Phương

Lễ hội suối Mỡ, xã nghĩa Phương, huyện Lục Nam với hình thức tổ chức rất đặc sắc hấp dẫn khách thập phương.

Ngày 30/3 – 02/4 âm lịch.

2 Truyện công chúa Lê Chân

Lễ hội đền Sú, xã Mỹ An huyện Lục Ngạn. Đáng chú ý là lễ hội rước công chúa từ đền Sú về bến Bò thu hút sự tham gia cử đông đảo nhân dân địa phương và các vùng lân cận.

Ngày 04/03 âm lịch

3 Truyện nữ thần đền Ngọc Lâm

Lễ hội đền Ngọc Lâm, xã Tân Mỹ, huyện Yên Dũng. Nổi bật là lễ khao quân với tục cúng cháo và lễ rước nồi Hương, lễ rước sắc, lễ rước nước về đình cúng tế,

Ngày 07/01 âm lịch

81

Stt Tên truyện Tên lễ hội gắn với truyện kể và hình thức tổ chức lễ hội Thời gian tổ chức lễ hội 4 Truyện Công chúa Thiều Dương

Lễ hội Làng Hoàng Mai, xã Tân Mỹ, huyện Yên Dũng. Lễ hội được tổ chức long trọng với nghi thức cúng tế và các trò chơi dân gian như: Hát chèo, hát nhà tơ, đánh cờ, đấu vật...

Ngày 10/01 âm lịch

5 Sự tích ngôi đền Từ Co

Lễ hội Từ Co, xã Hương Gián, huyện Yên Dũng. Nổi bật là lễ rước đòn bát cống, lễ tế rước nước, dâng trâu tượng trưng kết hợp hát chèo, hát ca trù. 12/03 âm lịchxưa, nay thất truyền. 6 Truyện Ông Cộc, Ông Dài

Lễ hội Hang Non, xã Khám Lạng huyện Lục Nam Ngày 13- 15/03âm lịch 7 Truyện về vị Thành hoàng làng Đặng xã Vĩnh Khương Lễ hội đình Đặng, xã Vĩnh Khương,Sơn Động. Lễ hội nổi tiếng với lễ rước sách, lễ đọc văn tế kể lại công lao của hai vị thành hoàng với nhiều trò chơi dân gian truyền thống như: Đập niêu, hát then, hát chèo, cờ tướng... Ngày 07 - 09/01 âm lịch 8 Truyện về Thiên Bồng tướng và Thuận Thiên

Lễ hội làng Phấn Lôi, xã Thắng Cương huyện Yên Dũng. Lễ hội diễn ra trang trọng với các nghi thức thể hiện sự thành kính và các trò chơi dân gian thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào dân tộc. Những năm chẵn hội làng tổ chức long trọng hơn với nghi thức rước Thánh, múa rồng, múa Lân, các trò chơi dân gian như: Đập niêu, bịt mắt bắt dê và các trò chơi hiện đại như: bóng chuyền hơi, bóng đá...

Ngày 15/02 âm lịch

82

Stt Tên truyện Tên lễ hội gắn với truyện kể và hình thức tổ chức lễ hội

Thời gian tổ chức lễ hội

9 Truyện kể về Hà Công Dong

Lễ hội đình Lũ Phú, xã Xuân Phú, huyện Yên Dũng.

Ngày 8 - 9/01 âm lịch

10 Tướng quân Vi Đức Lục

Lễ hội bơi chải, xã An Châu, thị trấn An Châu, Sơn Động. Tục truyền tướng quân Vi Đức Lục luyện quân ở nơi đây nên hàng năm lễ hội bơi chải diễn ra rất sôi nổi. Dân làng vào ngày hội thường làm lễ tế Thành hoàng sau đó là lễ tế chải diễn ra như một cuộc ra quân trước giờ xuất trận. Hội thi bơi chải được bắt đầu ngay sau lễ tế này. Vì thế lễ hội như tái hiện không khí luyện quân rất hăng say của tướng Vi Đức Lục thu hút sự tham gia của nhiều trai tráng trong vùng thể hiện mong muốn nguồn nước dồi dào, tốt tươi nhà nhà no ấm, bình yên.

Ngày 10/04 âm lịch

11 Tướng quân Trần Tuấn Sơn

Lễ hội đền Đà Hy, xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng. Lễ hội thu hút nhân dân trong vùng bằng các nghi thức rước kiệu, rước nước và hoạt cảnh tái hiện trận thủy chiến trên sông do chính người dân địa phương tham gia. Gắn liền với hoạt cảnh là các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc dân tộc như: Bơi chải, bắt ngỗng, cướp cờ... Ngày 03/03 âm lịch 12 Tướng quân Vi Hùng Thắng Lễ hội đền Khánh Vân, Thị Trấn Chũ, huyện Lục Ngạn nhằm tưởng nhớ công đức của tướng quân Vi Hùng Thắng gắn với nhiều trò chơi dân gian đặc sắc.

Ngày 18 - 20/02 âm lịch

83

Stt Tên truyện Tên lễ hội gắn với truyện kể và hình thức tổ chức lễ hội Thời gian tổ chức lễ hội 13 Truyện kể về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kể dân gian vùng văn hóa tâm linh tây yên tử (Trang 84 - 93)