B. PHẦN NỘI DUNG
1.2.3. Thơ ca dân gian
Thơ ca dân gian vùng Tây Yên Tử khá phong phú với kho tàng thành ngữ, tục ngữ, ca dao, phương ngôn, thơ ca, đồng dao, câu đối, câu đố của các dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao, Cao Lan, Sán Dìu, Sán Chí. Về cơ bản kho tàng thơ ca dân gian này như tấm gương phản chiếu đa chiều về đời sống tâm tư tình cảm rất phong phú của các tộc người cư trú trên địa bàn sườn Tây Yên Tử.
Về với thơ ca dân gian của người Tây Yên Tử là về với di sản phương ngôn, tục ngữ, ca dao mang đậm hởi thở cuộc sống. Đó là những bài ca đầy tự hào về cảnh đẹp quê hương, về những miền quê trù phú:
“Ai xuôi đến giáp Lục Đầu
Đức La thôn cổ nhuộm màu biếc xanh Sông Thương, sông Lục bao quanh
Cô Tiên nằm ngủ cây xanh bóng dày.
- Ai về đất Lục quê tôi
Thăm cảnh suối Mỡ du chơi lạ lùng Thăm đền Thượng ,viếng đền Trung
31
Đường cheo leo dốc gập ghềnh suối khe
- Chợ Neo, chợ Cáu quê anh
Nước trong, gạo trắng cây xanh phủ đồi Quê anh đẹp lắm mình ơi
Hãy về Neo, Cáu nên đôi vợ chồng”[40]
Hoạt động thủ công nghiệp với những sản vật quê hương Tây Yên Tử cũng được phương ngôn, tục ngữ, ca dao đề cập đến trong những câu nói thấm đượm tình người:
- “Gậy Phấn Lôi, xôi Hương Tảo, xáo Yên Hồng
Cua Đồng Quan, lụa vàng Cảnh Thụy.
- Muốn ăn cơm trắng, cá mè
Thì về Lão Hộ hái chè cùng anh
- Cô bán vải Lịm cũng xinh
Đó là vải lụa quê mình đồn xa Lưỡi cày đúc tại Đức La Bừa rào bền đẹp câu ca lâu rồi” [40]
Là cư dân nông nghiệp, người dân trong vùng ăn đời ở kiếp với làng mạc, ruộng vườn, nương rẫy. Trong khó khăn, trong cả áp bức bóc lột họ vẫn không ngừng vươn lên, không ngừng sáng tạo và đúc rút những kinh nghiệm sản xuất quý báu. Những câu phương ngôn, tục ngữ, ca dao được khai sinh rất giản dị nhưng cũng rất sâu sắc chứa đựng nhiều đời tải nghiệm của cha ông đem đến cho con cháu những bài học giàu giá trị để nhận biết các hiện tượng thời tiết phục vụ mùa màng hay những kinh nghiệm cấy trồng, mùa vụ:
“Ráng mỡ gà, ai có nhà thì giữ
- Khoai đất lạ, mạ đất quen
- Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
- Bươn slan lồng chả, bươn hả đăm nà
(Tháng ba gieo mạ, tháng năm cấy ruộng)
32
Khinh bấu quá cốc vụ)
(Khoai sọ đừng trồng quá thanh minh Gừng đùng trồng sau cốc vũ (tháng sáu)”[40]
Tây Yên Tử là vùng đất bán sơn địa - nơi giao thoa và hội tụ văn hóa - nơi quần cư của nhiều tộc người từ nhiều địa phương trong cả nước nên người dân nơi đây vừa đoàn kết, gắn bó, yêu lao động lại vừa sâu nặng nghĩa tình. Những đường cày của cha, hạt lúa của mẹ, giọt mồ hôi của người lao động... đi vào thơ ca dân gian một cách tự nhiên. Người dân nơi đây thường nói về tổ tông, ông bà, cha mẹ với một niềm thành kính vô bờ. Người Sán Dìu vẫn nhắn nhủ con cháu bằng những lời ca giản dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày mà vẫn chứa chan tình nghĩa:
“Ca dịu vòng kín xen man loạng
Dìu xèn nàn mại hu mụ gin (Nhà có vàng quý nghìn vạn lạng
Có tiền khó mua thân cha mẹ)
- Hu mụ giang ghi bú công lệnh
Gí hoi hồ láo hốc cúi gìn (Bố mẹ còn sống không cung kính Bố mẹ chết rồi khóc cho quỷ thần nghe) ”[40] Người Tày lại khuyên răn:
“Khúy mạ khin keng chính chắc công pèng pò mẻ (Cưỡi ngựa lên đèo mới biết công lao cha mẹ)” [40]
Người Tây Yên Tử trong lao động vất vả, trong biết bao nhọc nhằn, cơ cực vẫn giữ cho mình điệu tâm hồn tươi rói đặc biệt là những chàng trai cô gái đang độ thanh xuân. Những bài ca dao ngọt ngào, tình tứ mà thấm đượm nghĩa tình mang theo điệu tâm hồn của những chàng trai cô gái sườn Tây Yên Tử thuở nào vẫn lưu truyền trong trí nhớ và tâm thức của con người nhiều thế hệ:
“Anh như gạo nếp đầu mùa Em như men ủ nên vò rượu ngon
Anh như một chiếc lồng son Em như chim khiếu véo von sớm chiều
33
Để anh là gió làm siêu lòng nàng Đò đã tới bến thì sang
Gặp nhau ghi tạc đá vàng nên duyên
- Anh ở nơi đầu nguồn
Em ở nơi cuối nguồn Nơi biên cương anh nhớ Vẫn cùng chung nhịp thở
Tha thiết điệu hát Then Ám áp và thân quen”[40]
Về với thơ ca dân gian Tây Yên Tử còn là về với kho tàng đồng dao - câu đối - câu đố vô cùng đặc sắc. Trong trò chơi của người Kinh, những bài đồng dao
vẫn đi cùng năm tháng như: Kéo cưa lừa xẻ, Giã gạo, Lộn cầu vồng dưới nước, Xỉa
cá mè đè cá chép, Cưỡi ngựa, Tập tầm vông, Nu na nu nống, Sưởi đống rấm, Vừa mưa vừa nắng, Thả đỉa ba ba, Đếm sao... Những bài đồng dao đã nuôi dưỡng đời sống tâm hồn, lưu giữ kí ức tuổi thơ và trở thành một phần đời thiêng liêng của biết bao người dân trong vùng. Đi qua bao năm tháng, những bài đồng dao vì thế vẫn văng vẳng trong tâm khảm mỗi người:
“Chi chi chành chành Cái đanh thổi lửa Con gựa chết trương
Ba vương ngũ đế Cắp rế đi tìm Con chim bỏ tổ Con gà bỏ con Ù à ù ập (Trò chơi ù ập)” [40] “Khói về đằng kia ăn cơm với cá Khói về đằng này lấy đá đập đầu”
(Sưởi đống rấm)” [40]
Câu đối cũng tồn tại phổ biến trong đời sống của đồng bào các dân tộc cư trú trên địa bàn Tây Yên Tử. Họ thường treo câu đối ở hai bên bàn thờ trong nhà đặc biệt vào dịp năm mới nhằm thể hiện tình cảm thành kính với ông bà, tổ tiên và mong muốn một năm mới an khang, thịnh vượng:
34
“Tổ tiên nhân đức muôn đời thượng Con cháu thảo hiền vạn tết xuân
(Dân tộc Kinh)
- Cha con nhiều cháu nhiều phú quý
Được tài được lộc được bình an. (Dân tộc Sán Dìu)
- Hương vào đỉnh quý tài thêm sức
Đức tổ sáng soi nghiệp tài năng
(Dân tộc Sán Chí)” [40]
Câu đố là một bộ phận của thơ ca dân gian trong vùng. Vốn là cư dân nông nghiệp lấy gieo trồng, chăn nuôi, trồng trọt làm nguồn sống chính, người Tây Yên Tử sáng tác câu đố trong mọi hoàn cảnh. Đối tượng được đưa ra để thách đố là tất cả những gì đang tồn tại trong đời sống xung quanh họ như: Con người, đồ dùng, vật nuôi, hoa quả, cây cối, sinh hoạt ăn uống... Kết cấu của câu đối thường ngắn gọn, ngôn ngữ hình ảnh gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày nên dễ nhớ, dễ thuộc và gây ấn tượng mạnh với người đọc người nghe:
“Râu dài trắng muốt Tóc mượt xanh rì
Sống hôi xì xì Chín thơm phưng phức
(Củ hành)
- Con gì sáng đi bốn chân
Trưa đi hai chân Chiều đi ba chân
(Con người) - Hoa gì chỉ nở về đêm
Muốn xem phải đợi trăng lên ngang đầu (Hoa Quỳnh)” [40]
Có thể nói thơ ca dân gian vùng Tây Yên Tử đa dạng phong phú về thể loại. Nó tập trung phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của người dân nơi đây. Ngày nay, các thể loại thơ ca dân gian trong vùng vẫn tiếp tục được bảo lưu, gìn giữ và không ngừng phát triển. Trong quá trình sáng tạo, nhiều đồng bào các dân tộc cư trú
35
trên dải đất phía Tây núi Yên Tử trở thành những nghệ nhân dân gian. Họ không ngừng tiếp thu tinh hoa của đồng bào các dân tộc lân cận để làm giàu có thêm vốn thơ ca của tộc người mình. Sự tiếp biến này góp phần thúc đẩy quá trình giao lưu, tiếp biến để văn hóa, văn học của vùng ngày càng giàu có và đặc sắc.
Tiểu kết chương 1
Tây Yên Tử có thể xem là một vùng văn hóa tâm linh đặc sắc. Đây là quê hương của những huyền thoại, huyền tích - lịch sử đồng thời là vùng đất được tạo hóa ưu đãi về cả vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên. Về với Tây Yên Tử là về với những thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ đắm say lòng người, về với nơi giao thoa, hội tụ văn hóa, về với đời sống tinh thần phong phú của 13 dân tộc anh em. Về với Tây Yên Tử cũng là về với mảnh đất vừa giàu truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm lại vừa giàu truyền thống đoàn kết lao động xây dựng quê hương với kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc, độc đáo không thể trộn lẫn với bất cứ miền quê nào. Đó cũng là miền đất in đậm dấu ấn tín ngưỡng, tôn giáo đặc biệt là màu sắc tôn giáo theo dòng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử thời Trần. Những đặc điểm về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, xã hội và văn hóa truyền thống đã đề cập đến chính là cái nôi sinh thành của hệ thống truyện kể dân gian vô cùng độc đáo trong vùng.
Văn học dân gian được bảo lưu và gìn giữ trong vùng văn hóa tâm linh Tây Yên Tử là một kho tàng văn học vô giá. Ở đó, hệ thống truyện kể dân gian bao gồm nhiều thể loại vừa mang những nét đặc trưng chung của các thể loại văn học dân gian Việt Nam lại vừa mang màu sắc địa phương hóa gắn với nếp cảm, nếp nghĩ với những phong tục, tập quán đã ăn đời ở kiếp với cư dân trong vùng. Thơ ca dân gian cũng được đồng bào các dân tộc trong vùng lưu truyền, gìn giữ và tạo tác với sự đa dạng về thể loại. Đó là đứa con tinh thần tràn đầy sức sống nội sinh, phản ánh trí tuệ nhân dân và đời sống tâm tư, tình cảm của người lao động trên quê hương Tây Yên Tử tự ngàn đời. Được sản sinh từ cái nôi văn hóa, văn học dân gian đặc sắc, hệ thống truyện kể dân gian gắn với đời sống tâm linh vùng Tây Yên Tử một mặt tái hiện đời sống tinh thần phong phú của nhân dân địa phương, mặt khác thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa văn học và văn hóa trong vùng.
36
Chương 2
KHẢO SÁT HỆ THỐNG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN VÙNG VĂN HÓA TÂM LINH TÂY YÊN TỬ