Truyện kể dân gian và thư tịch, thần tích, thần phả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kể dân gian vùng văn hóa tâm linh tây yên tử (Trang 34 - 38)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.2.2. Truyện kể dân gian và thư tịch, thần tích, thần phả

Tây Yên Tử nằm trong không gian văn hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ. Thu hẹp hơn đây là vùng đất nằm trong không gian văn hóa xứ Bắc - nơi hợp lưu của các dòng văn hóa nên kho tàng truyện kể dân gian trong vùng khá phong phú với nhiều thể loại như: Thần thoại, Truyền thuyết, Cổ tích, Truyện cười và Giai thoại.

Thần thoại là thể loại truyện kể xuất hiện sớm nhất trong vùng. Theo khảo sát mới nhất ở các bản kể được ghi chép chúng tôi thống kê được 12 truyện kể thuộc

thể loại này như: Truyện quả bầu (Tày, Dao, Nùng, Cao Lan, Sán Chí), Truyện Bàn

Hồ, Vì sao chỉ có mặt trời chiếu sáng ban ngày, Truyện cây bông (Dao), Hạt lúa khổng lồ (Tày), Giống lúa then, Sự tích bọ hung (Tày), Ngưu Lang - Chức Nữ, Sự tích ngày hàn thực (Hoa), Tục kiêng kị dòng họ Cao Lan, Sự tích cây lúa (Cao Lan), Lằm pắc và Lằm Lò (Sán Dìu). Nhìn chung thần thoại còn lưu lại trong vùng Tây Yên Tử là những truyện kể ngắn gọn, cốt truyện đơn giản, ít chặt chẽ nhưng giàu giá trị. Những truyện kể này tập trung phản ánh một cách kì diệu nhận thức của người dân trong vùng từ thuở hồng hoang về sự hình thành vũ trụ và thế giới tự nhiên, về nguồn gốc muôn loài, nguồn gốc loài người và tộc người. Tuy thể hiện những nhận thức rất đơn giản, rất hồn nhiên của con người từ thuở sơ khai nhưng kho tàng thần thoại trong vùng vẫn nuôi dưỡng đời sống tinh thần của nhân dân nơi đây.

Truyền thuyết chiếm số lượng tương đối lớn trong các truyện kể được sưu tầm và ghi chép, lưu truyền trong vùng. Theo khảo sát bước đầu của chúng tôi thể

loại này gồm 43 truyện kể, tiêu biểu là: Truyện Ông Cộc - Ông Dài, Sự tích núi Cô

Tiên, Truyện kể về Thái Sư Trần Thủ Độ, Truyện kể về làng Đức La, Truyền thuyết Vũ Thành, Sự tích Cao Sơn - Quý Minh, Truyền thuyết núi Nham Biền, Truyện về Vĩnh Nghiêm Tự (Kinh), Tướng quân Vi Hùng Thắng (Tày), Truyện Quế Mị Nương ở Nghĩa Phương (Kinh - Sán Dìu)...Hệ thống truyền thuyết ở Tây Yên Tử mang

27

những nét đặc trưng thể loại truyền thuyết của văn học dân gian. Đó là những ánh xạ của lịch sử nói cách khác là một phần sự thực lịch sử đời sống qua trí tưởng tượng siêu việt và những hư cấu kì ảo của nhân dân được thêu dệt thành những câu chuyện huyền bí vừa hư vừa thực làm say đắm lòng người. Hệ thống truyền thuyết này cũng được sáng tạo theo các giai đoạn phát triển lịch sử của vùng. Nó tập trung thể hiện quan điểm thẩm mĩ cũng như tập tục, tín ngưỡng ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau của nhân dân địa phương. Hệ thống truyền thuyết ở Tây Yên Tử đa dạng

về chủ đề. Những truyền thuyết thuộc chủ đề nhân vật lịch sử chiếm số lượng nhiều

nhất (15/43 truyền thuyết), nhằm thể hiện thái độ trân trọng và niềm ngưỡng vọng sâu sắc của nhân dân địa phương đối với người con ưu tú của quê hương cũng như những nhân vật lịch sử, văn hóa có công khai cơ lập ấp, mở mang địa bàn, đánh đuổi thù trong, giặc ngoài đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân. Những truyền thuyết về chủ đề lập quốc (12/43 truyền thuyết) và chủ đề nhiên thần (10/43 truyền thuyết) cũng có số lượng lớn thể hiện tín ngưỡng về vùng đất thiêng, tín ngưỡng thờ thần núi, thần sông, thần đá, thần nước đã ăn sâu vào nếp cảm nếp nghĩ của nhân dân. Số lượng truyền thuyết về chủ đề Nữ thần ít hơn cả (6 truyền thuyết) nhưng cũng vô cùng đặc sắc. Đó là nơi nương náu của tín ngưỡng thờ Mẫu trong tâm thức người dân Tây Yên Tử nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Truyền thuyết vùng Tây Yên Tử được sáng tạo, lưu truyền, gắn bó với đời sống và trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây.

Bên cạnh đó, trên địa bàn Tây Yên Tử, những câu chuyện cổ tích cũng được

nhân dân lưu giữ và kể lại với số lượng khá phong phú. Bước đầu, chúng tôi đã thống kê, hệ thống truyện cổ tích với số lượng là 36 truyện kể, chủ yếu là những

truyện cổ tích của đồng bào các dân tộc thiểu số trong vùng. Tiêu biểu như: Chàng

rắn chàng rồng (Cao Lan), Anh chàng mồ côi, Nàng Manh Chan, Tai San - Xảo

Ánh (Dao), Em bé thông minh,Chàng nhà nghèo lém lỉnh thông minh lấy vợ (Nùng),

Tấm Cám, Sự tích chim Cố Ơi (Tày)... Cũng như truyền thuyết, truyện cổ tích của vùng Tây Yên Tử mang những nét đặc trưng của thể loại cổ tích trong văn học dân gian Việt Nam. Thể loại truyện kể này gồm 3 tiểu loại: Cổ tích thần kì (10/36 truyện), cổ tích sinh hoạt (12/36 truyện), cổ tích loài vật (3/36 truyện). Có thể thấy

28

truyện cổ tích thần kì và cổ tích sinh hoạt là hai tiểu loại được lưu truyền chủ yếu trong vùng. Cổ tích loài vật còn được lưu giữ với số lượng khiêm tốn và xuất hiện tương đối mờ nhạt. Hệ thống truyện cổ tích ở đây được các tác giả dân gian trong

vùng sáng tạo bằng những motif quen thuộc của truyện cổ tích Việt Nam như: Motif

người đội lốt vật, motif sự hóa thân kì diệu, motif kết thúc có hậu... tập trung phản ánh các vấn đề xã hội qua mối xung đột, mâu thuẫn trong gia đình phụ quyền như: Mâu thuẫn dì ghẻ - con chồng, mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu, mâu thuẫn anh cả - em út, mâu thuẫn giàu - nghèo, mâu thuẫn thiện - ác... Từ đó thể hiện ước mơ của con người về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc và công bằng xã hội.

Truyện cười cũng là một đặc sản của người dân vùng Tây Yên Tử. Đây là thể loại truyện kể dân gian chiếm số lượng lớn nhất trong vùng. Ngoài những tác phẩm đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số, truyện cười của người Kinh tập hợp chủ yếu ở huyện Yên Dũng với 3 làng cười tiêu biểu là: Làng nói tức Đông Loan, Nội Hoàng, làng nói ngang Phụng Pháp. Nhà nghiên cứu Trần Quốc Thịnh trong cuốn Truyện làng cười xứ Bắc đã tập hợp được hàng trăm sáng tác của 14 làng cười trong đó có những truyện cười rất đặc sắc về ba làng cười này. Đặc điểm của truyện cười trong vùng không nằm ngoài đặc điểm của truyện cười nói chung. Nó thường có kết cấu ngắn gọn nhưng chặt chẽ, ít nhân vật, tình huống diễn biến tự nhiên, nhanh chóng, ngôn ngữ giản dị, tinh sắc, chủ yếu sử dụng thủ pháp khoa trương, phóng đại, kết thúc bất ngờ... tất cả hướng vào mục đích gây cười. Nội dung phản ánh của truyện cười vùng Tây Yên Tử cũng rất đa dạng gắn với các sự vật, sự việc, những mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với con vật, những câu chuyện sản xuất, những đặc sản và thói quen, tập tục địa phương, những bắt bẻ câu chữ mang ý vị dí dỏm, bông lơn....trong đời sống thường nhật nhằm thể hiện tâm lí hài hước, tinh thần lạc quan của người lao động trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan. Truyện cười trong vùng vì thế mang tính ứng tác rất cao. Nó ra đời rất tự nhiên trong mọi hoàn cảnh của đời sống. Trong hội hè, đình đám, trong bữa cơm gia đình, trong lúc đi cấy đi cày, trong những buổi chợ phiên, trong những ngày giáp hạt... Tiếng cười bật lên rất giòn giã làm phong phú thêm đời sống tinh thần của con người. Bên cạnh tính phổ quát của truyện cười nói chung, truyện cười

29

trong vùng còn vô cùng đặc sắc gắn với tính địa phương hóa. Mang hơi thở ngồn ngộn, tươi rói của đời sống thường nhật nên truyện cười in đậm dấu ấn văn hóa vật thể và phi vật thể rất đặc trưng của những địa bàn làng, xóm mà chủ nhân sáng tạo ra nó cư trú. Về làng cười Đông Loan là về với làng nói tức. Dù nói tức Đông Loan có những nét tương đồng với nói tức Can Vũ ở lối nói tức có đầu có đuôi song từ chất giọng đến tính chất châm chọc, châm biếm của truyện cười ở làng cười này đều mang những nét văn hóa riêng biệt mà không làng cười nào có được. Làng nói tức Nội Hoàng cũng mang phong vị riêng. Những câu chuyện cười ở làng cười này thường không định hình. Cái cười bật lên ở cung độ bậc cao, ít có những câu nói tức sắc cạnh, châm chọc, sâu cay. Người Nội Hoàng nói tức cho vui, càng tức lại càng vui, nói tức xong người nói thì khoái trí mà người bị chọc cũng cười xòa, nói xong, cười xong thì quên đi ngay, không ai để bụng. Cách nói ấy làm vơi bớt đi biết bao nhiêu khó nhọc còn tồn tại trong đời sống hối hả thường ngày của con người. Làng Phụng Pháp (còn gọi là làng Cua) lại nổi tiếng nói ngang. Tính chất nói ngang cũng in đậm văn hóa đặc trưng của một vùng đất từng là nơi khai sinh của giống cua ngon nổi tiếng nấu canh tiến vua. Đặc sản nói ngang ở làng cười này là tính chất nước đôi với những so sánh đối lập bất ngờ thú vị thuộc loại truyện cười khôi hài nhằm mục đích giải trí. Ngày nay truyện cười trong vùng vẫn tiếp tục được sáng tạo bởi các nghệ nhân là những người dân bình dị trong các làng cười. Số lượng truyện cười vì thế ngày càng phong phú góp phần làm giàu có thêm kho tàng truyện kể dân gian của vùng. Có thể nói đặc sản truyện cười ở vùng Tây Yên Tử là sản phẩm chung của cộng đồng người cư trú trên địa bàn. Nó là đứa con tinh thần được thai nghén từ những nét văn hóa, những sự việc, sự kiện đời sống phong phú của nhân dân. Nó cũng được nhân dân sáng tạo gìn giữ trong mọi sinh hoạt văn hóa cộng đồng từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Vũ Ngọc Khánh cho rằng: “Giai thoại là cuốn sổ biên niên của cuộc sống, là

người bạn thường xuyên của con người và của các sự kiện lịch sử xã hội” [37]. Giai thoại trong vùng Tây Yên Tử chủ yếu tồn tại trong trí nhớ của nhân dân. Trong những bản kể được ghi chép số lượng giai thoại còn rất ít tồn tại rải rác ở các huyện. Các giai thoại trong vùng chủ yếu là những câu chuyện ngắn gọn kể về từng mảng đời

30

của các danh nhân và những cấp độ dị thường trong cuộc đời của họ: Truyện về Trạng

nguyên Đào Sư Tích đi thi, Truyện về tướng quân Vũ Thành trong những lần đi đánh giặc....Tuy số lượng không nhiều nhưng giai thoại cũng góp phần làm cho mảng truyện kể dân gian trong vùng thêm lí thú, giàu màu sắc địa phương

Thư tịch, thần tích, thần phả của các làng xã thuộc các huyện trong vùng văn hóa tâm linh Tây Yên Tử đặc biệt có giá trị trong quá trình lưu giữ những sự tích về địa danh hay sự tích về các vị thần được tôn thờ làm Thành hoàng trong các làng xã.

Tiêu biểu là các thần tích còn được lưu truyền như: Thần tích thôn An Phú xã Mỹ

An huyện Lục Ngạn; Thần tích xã Phấn Lôi hạ, tổng Hương Tảo, huyện yên Dũng; Thần tích xã Đà Hy, tổng Trí Yên, huyện Yên Dũng; Thần tích làng Biềng, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn; Thần tích Lưu Đình Nội Đông xã Yên Sơn huyện Lục Nam; Thần tích làng Bồng Lai, … Đây sẽ là những văn bản thành văn có ý nghĩa cơ sở để chúng tôi tham khảo, bổ sung cho quá trình khảo sát kho tàng truyện kể dân gian nơi đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện kể dân gian vùng văn hóa tâm linh tây yên tử (Trang 34 - 38)