Khái niệm nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong văn xuôi nguyễn thi (Trang 26 - 28)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.1. Khái niệm nhân vật

Nếu coi hiện thực là đối tượng chung của văn học, bao gồm toàn bộ thế giới khách quan, từ thiên nhiên xã hội đến con người thì hiện thực thiết yếu nhất đối với sáng tạo văn học chính là con người với tất cả ngoại hình và nội tâm, tâm lý và số phận trên mọi sắc thái đa dạng và phức tạp.

Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, có viết: “Nhân vật văn học là một thuật ngữ chỉ hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các nhân vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm

giống với con người…[1, tr241].

Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Trần Đình Sử: “Nhân vật văn học là những

con người cụ thể được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Đó là những nhân vật có tên như Tấm, Cám, Thúc Sinh, Kim Trọng…Đó là những nhân vật không có tên như thằng bán tơ, một mụ nào đó trong truyện Kiều…Đó là những

con vật trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh,

ma quỷ, những con vật mang đặc điểm và tính cách con người…” [11, tr.115].

Còn theo Giáo sư Phương Lựu tác giả cuốn Giáo trình lý luận văn học thì nhân

vật văn học được quan niệm với phạm vi rộng hơn. Nhân vật có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Đó có thể là những con người được miêu tả đầy đặn cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách, tiểu sử thường thấy trong tác phẩm tự sự, kịch như: nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao, nhân vật Nguyệt

trong Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu, nhân vật Trương Phi, Lưu Bị,

Quan Vân Trường trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung…Hay có khi nhân

vật cũng có thể là những người thiếu hẳn những nét đó, nhưng lại có tiếng nói, giọng điệu, cái nhìn như nhân vật người trần thuật, hoặc chỉ có cảm xúc, nỗi niềm, ý nghĩ, cảm nhận như nhân vật trữ tình, trong thơ trữ tình như nhân vật “tôi” trong bài thơ Vội

vàng của Xuân Diệu; hoặc chỉ hiện ra thấp thoáng trong tác phẩm như hình ảnh người

câu cá trong bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến. [20, tr.277].

Tìm hiểu nhân vật văn học cũng cần lưu ý rằng: “Nhân vật trong văn học là một

hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển

hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách…”. Vẫn biết rằng nhà văn thường xây dựng

nhân vật từ những nguyên mẫu ngoài đời, có khi là những điển hình xã hội mà ai cũng

biết đến. Ví dụ như: nhân vật Núp trong Đất nước đứng lên, Chị Tư Hậu trong Một

truyện chép ở bệnh viện….Song không phải nhà văn cứ bê nguyên mẫu ngoài đời ấy

vào trong tác phẩm mình, mà bằng trí tưởng tượng phong phú và tài năng của nghệ sĩ, các nguyên mẫu đã được nhà văn “nhào nặn” trở thành nhân vật văn học, phục vụ cho ý đồ sáng tạo của mình và mang phong cách riêng của mình. Đúng như cách nói của

văn hào M.Gorki: “Hiện thực cuộc sống là chất quặng thô, người nghệ sĩ phải sàng lọc

sáng tạo, tôi luyện chất quặng thô đó thành chất thép sáng ngời. Chất thép đó chính là nhân vật văn học. Do đó không được hiểu nhân vật văn học như con người thật, yêu mến và phán xét nó như những kẻ ngoài đời”.

Tóm lại: Nhân vật văn học là một hình tượng nghệ thuật do nhà văn sáng tạo nên bằng tài nghệ của mình. Nhân vật văn học rất phong phú, nó có thể là loài vật, đồ

vật…. Nhưng chủ yếu vẫn là con người. Sự thể hiện nhân vật cũng ở những hình thức đa dạng. Dù nhân vật là thế giới loài người hay loài vật, được mô tả đầy đặn hoặc chỉ một góc cạnh nhưng mỗi nhân vật đều có vai trò rất quan trọng trong sáng tác của nhà văn, nó làm nên linh hồn của tác phẩm văn học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong văn xuôi nguyễn thi (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)