7. Cấu trúc của luận văn
3.3.3. Ngôn ngữ Nam Bộ
Bằng tấm lòng thiết tha của mình với mảnh đất và con người miền Nam, Nguyễn Thi không chỉ xây dựng thành công một không gian, đậm đà sắc màu Nam Bộ; những tính cách người miền Nam không trộn lẫn mà ông còn tỏ ra am hiểu vô cùng sâu sắc vốn ngôn ngữ của những con người nơi đây. Ngôn ngữ ấy không phải dị biệt mà đã hòa chung, gắn với tính cách con người tạo thành một màu sắc riêng đậm chất Nam Bộ.
Vốn là một người thích ứng rất nhanh với hoàn cảnh mới, cho nên khi đặt chân đến với miền Nam, ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm Nguyễn Thi có sự chuyển hướng rõ nét. Phương ngữ Nam Bộ thể hiện qua cách phát âm, cách sử dụng từ vựng và từ ngữ khác biệt của nhân vật. Việc sử dụng phương ngữ Nam Bộ đã giúp nhà văn khắc họa được những đặc trưng của con người, của vùng quê Nam Bộ. Viết về những con người miền Nam chân chất, thật thà, Nguyễn Thi đã đem từng lời nói bình dị hằng ngày vào tác phẩm của mình một cách tự nhiên. Thấp thoáng trong những lời nói ấy là bóng con đò, bến chợ, cây cầu, ngọn dừa, dòng sông miền Nam chân quê, mộc mạc. Lời của
cô gái miền Nam tìm cớ để tặng các anh bộ đội thức ăn nhưng sợ bị từ chối: “Anh làm
tôi trông mòn nổ con mắt. Đi chợ mua một thúng đồ ăn mà gởi từ hôm qua tới nay hỏng
chịu lấy. Thiệt hết sức!”[40, tr.300] (Chưa nói). Giọng nói “thiệt thà” của miền Nam
mang đậm nét cá tính của con người Nam Bộ, thường thì người ta nói “trông mòn con
mắt” nhưng ở đây nhà văn lại có cách dùng khác nhằm nhấn mạnh thêm “trông mòn
nổ con mắt”. Đó còn là cách phát âm, cách sử dụng từ chệch chuẩn “hỏng chịu” chứ
không phải là “không chịu”, đó là cách phát âm dùng từ chỉ có ở miền Nam.
Nhân vật của Nguyễn Thi thường ra đời dựa trên cơ sở là người thật, việc thật và vì thế nhà văn cũng đã đem ngôn ngữ của người thật, việc thật từ cuộc sống vào trong văn chương. Chính vì sử dụng thuần thục phương ngữ Nam Bộ nên Nguyễn Thi đã rất thành công khi vận dụng ngôn ngữ của đời sống vào tác phẩm của mình một cách
tự nhiên. Và cũng chính vì thế nên nhân vật của Nguyễn Thi luôn tạo cho người đọc sự gần gũi thân thuộc.
Đó là ngôn ngữ của trẻ con Nam Bộ hồn nhiên, quen thuộc như lời Đực nằn nỉ
với mẹ trong truyện ngắn Chuyện xóm tôi:
“- Cho con đi tân binh má à.
- Người mày có một khúc mà đi đâu? - Con ăn cơm ít hôm rồi nó lớn mừ…
- Ờ ráng ăn cơm nhiều nhiều rồi má cho đi.” [41, tr.12]
Rồi khi trong xã các anh thanh niên đi tân binh nhộn nhịp cả lên cậu bé Đực
chào hỏi như người lớn: “Anh đi mạnh…dỏi nhe anh! Chị đi mạnh…dỏi nhe chị!” [39,
tr.13]. Phương ngữ Nam Bộ thể hiện ở đây chính là cách phát âm “mừ” (mà), dùng từ
chệch chuẩn “mạnh dỏi” (mạnh giỏi). Sự hồn nhiên dí dỏm của trẻ con đáng yêu biết
bao nhiêu, đó là chị em con Bé con của chị Út Tịch trong Mẹ vắng nhà, mẹ đi đánh
giặc ở nhà ngoan ngoãn như nụ cười ngắt ngư trên ngọn dừa của con Bé khi bị bà Sáu
la: “Nội à, bò ăn dây lang của nội kìa. Hui…bò…ò! Đó con đuổi nó đi rồi. Lát má con
về nấu khoai ăn nghe nội”[41, tr.96]. Thế giới trẻ con là một thế giới trong sáng ngây
thơ, và ngôn ngữ trẻ con trong tác phẩm Nguyễn Thi cũng hồn nhiên trong sáng như thế. Lũ trẻ con chị Út tranh nhau người mẹ là của riêng mình, chỉ của riêng mình thôi:
“- Má của em mừ…
- Má của tao chớ má của mày hồi nào?” [41, tr.105].
Kẻ thù có thể tàn phá, có thể càn quét đi tất cả nhưng không thể nào tàn phá được sự hồn nhiên đáng yêu của trẻ thơ. Trẻ thơ vẫn hàng ngày học bi bô dưới những căn hầm, hay chơi trò đi học như chị em con Bé, con Thanh, con Anh, thằng Hiển dù
rằng chúng chưa biết chữ vẫn có thể đánh vần từng chữ: “Tìm Mỹ mà đánh, tìm Ngụy
mà diệt”. Không chỉ là những trò chơi trẻ con, mà chị em con Bé còn cổ vũ cho mẹ,
cho những trận đánh của mẹ bằng cách leo lên ngọn dừa hoan hô:
“Đúng má đánh rô ô ô ì… …Má đốt bót rô ô ô ì…
Hay ở truyện Người mẹ cầm súng đó là những lời nói chân chất, thật thà nhưng đầy ý chí quyết tâm của những con người ở vùng quê như lời phân bua cô bé ở đợ phải bỏ trốn vì bị chủ đánh và đánh lại chủ:
“- Ở đợ cực quá mà.
- Đi đánh Tây cũng cực vậy!
- Đánh Tây sướng bằng tiên chớ cực gì. Các anh đều cười, em nói tiếp:
- Nó đánh mình, mình đánh lại nó mới sướng chớ.
Em ở đợ, chủ đánh em, em phải chạy” [41, tr.153].
Đoạn đối thoại mang phong cách của con người Nam Bộ thẳng thắn, bộc trực. Cô bé ấy chính là chị Út Tịch khi còn nhỏ vì không chịu được cảnh ở đợ nai lưng ra làm việc cho chủ rồi bị chủ đối xử tàn ác nên đã xin được đi bộ đội. Họ là những nông dân “thứ thiệt” nên cái chân chất, thật thà đã thấm vào máu, vào con người họ. Như bà
Bảy Tưa người đàn bà của đất thép Củ Chi đối với du kích, với bộ đội: “Mấy thằng du
kích nó kéo đến nhà tôi, ngồi học. Thằng Cần ngồi giữa, mấy thằng kia hút thuốc ngồi xung quanh. Nó học cái gì đây…ờ, Mỹ ngu, Mỹ dại, Mỹ khờ. Tôi hỏi tụi nó, bây giờ cho tao tham gia đánh được không? Nó nói: Bộ tướng bà đánh được. Tôi hỏi chừng
nào bây đi kích, bây cho tao đi theo hay là sao?”[41, tr.231]. Lời nói ấy đã nói lên tấm
lòng người phụ nữ miền Nam muốn góp một phần nào đó của mình vào cuộc chiến đấu của những con người Việt Nam anh dũng.
Lớp từ phương ngữ Nam Bộ cũng được nhà văn vận dụng tối đa trong tác phẩm. Đó là các từ xưng hô, từ đệm, cách sử dụng các thành ngữ đậm chất Nam Bộ. Trong cách nói của người Nam Bộ có một hiện tượng đáng lưu ý. Đó là cách xưng gọi, và cách dùng từ xưng gọi. Người Nam Bộ có thói quen gọi tên kết hợp với thứ bậc hay đặc điểm của nhân vật. Nhiều nhân vật trong các tác phẩm cũng được Nguyễn Thi đặt
tên, gọi tên theo cách xưng hô như vậy, như: Việt trong truyện Những đứa con trong
gia đình được anh em gọi thân mật là Cậu Tư, Chú Năm, thằng Hai con chú Năm; chị
Út Tịch, ông Sáu Hò, bà Sáu Hò, ông Chín Đà, Tám Thế... trong truyện Người mẹ cầm
súng; anh Tư Râu, anh Sáu Trớ, chị Hai Chung trong Những sự tích ở đất thép; chị Ba,
trong truyện Cô gái đất Ba Dừa; ông Tư Trầm, chị Năm Bưởi, lão Ba Sồi trong tiểu
thuyết Ở xã Trung Nghĩa... Trong văn hoá ứng xử của người Nam Bộ, kiểu xưng hô
này làm người nghe cảm thấy gần gũi, có sự kết nối với nhau, thân thiết như những thành viên trong gia đình, cho dù đó là những người lạ với nhau. Điều này xuất phát từ xa xưa, khi khai phá vùng đất mới, lúc ấy đất rộng người thưa, con người cảm thấy cô đơn lạc lõng nên cần được chia sẻ, quan tâm nhau bằng tình cảm chân thật, thân thiết. Do vậy, lối xưng hô này trở thành một nét văn hoá giao tiếp của người dân. Nguyễn Thi cũng rất am hiểu lối xưng hô này khi ông đã có những giới thiệu, lý giải về các tên
gọi chị Út Tịch Người mẹ cầm súng: “Cô bác lớn tuổi quen gọi chị là con Út Trầu, vì
chị hay ăn trầu. Lại có người đặt danh chị là "Bà Hồng” vì chị đánh giặc rất giỏi. Xóm
giềng theo tục địa phương, ghép tên chị với tên chồng, cứ kêu là Út Tịch.” [41, tr.149].
Ngôn ngữ dẫn truyện cũng mang đậm màu sắc Nam Bộ khi tác giả thường xuyên sử dụng những phương ngữ Nam Bộ. Nhà văn hay sử dụng các tính từ của phương ngữ Nam Bộ như: cái bụng chang bang, nón rộng lểnh lảng, nhìn lom lom, ngồi chồm hổm, trọng trọng, việc thỏn mỏn, mình mẩy tèm lem, không lỏi một con, thiệt ngon, nói đỏ đẽ... Những động từ như: thẩy ra, dòm chừng, đương lọp, thọc lét, dừng lại buồng, thả giỡn sóng, giả đò, chườn ườn, giang xuồng... Các danh từ đặc trưng như: má, sắp nhỏ, sanh mạng, miểng... Dùng các từ đệm như: cũng lóng này, riết rồi, nửa chừng... Có khi
trong một câu văn, nhà văn sử dụng hàng loạt phương ngữ: “Bỉnh đeo súng cây, bụng
chang bang, một tay máng vào dây súng có kẹp theo trái ổi, một tay cầm mấy miểng
bom, chàng hảng chân, đứng dòm” [41, tr.140] (Trên đường xóm). Nguyễn Thi cũng
rất thành công khi đưa thành ngữ vào trong ngôn ngữ dẫn truyện một cách linh hoạt, theo đúng phong cách Nam Bộ. Đó là những thành ngữ được đưa trực tiếp vào lời
văn trong truyện ngắn Mùa xuân: “đi tréo trả như gà mắc nhợ” [41, tr.29]; hay “Vợ
Hàm Giỏi cao, mập. Ngay thằng chồng đứng cạnh mụ cũng chỉ như “lóc nói mà ôm
cột dừa” [41, tr.151. Và đa số đều được nhà văn vận dụng một cách linh hoạt, sáng
tạo làm cho lời văn trở nên gần với cách nói hàng ngày hơn trong truyện Những đứa
con trong gia đình: “Có lúc Việt còn bỏ về nhà ăn cơm, nhưng chị Chiến cứ ngồi một
góc ván, lông mày cau lại, chéo khăn hở ngang miệng, đánh vần hoài. Chị đọc tiếng đặng tiếng mất, chữ mẹ đẻ chữ con, từ trưa tới xế, rồi từ xế tới chiều, bỏ ăn, quên cả
trời chạng vạng” [41, tr.71]; “Thằng nhỏ càng gỡ, con Anh càng ôm chặt, mặt hai
đứa đỏ lơ đỏ lưởng” [41, tr.105], (Mẹ vắng nhà). Hay đó là những thành ngữ góp
phần thể hiện rõ cảm xúc, thái độ trong từng lời kể: “Anh lẹ tay thiệt! Việt rượt theo
thằng thứ hai lụi nó đến mấy cái mà lụi không tới, tức như bò đá” [41, tr.64]. Với sự
vận dụng những thành ngữ có tính chất khẩu ngữ và có sự biến đổi về hình thức phát âm theo tiếng nói, phù hợp với tính cách của người dân Nam Bộ, Nguyễn Thi đã tạo được một cách rõ nét sắc thái dân gian Nam Bộ trong các sáng tác của mình.
Phong cách khẩu ngữ sinh hoạt trong ngôn ngữ nhân vật được thể hiện qua lối xưng hô, đối đáp mang đậm nét văn hoá Nam Bộ. Người Nam Bộ chuộng lối xưng hô thân mật, dân dã, suồng sã cũng như chính lối sống của họ vậy. Đối với những người bằng vai phải lứa, hay đối với người nhỏ tuổi hơn, người Nam Bộ thường xưng “mầy
- tao” để tỏ sự thân mật như cách xưng hô của Chỉnh đối với Bỉnh trong truyện Chuyện
xóm tôi: “Vô đi. Mầy không vô hả?(...)Tao đánh à!” [41, tr.8]; hay lời báo tin của cha
Mận trong truyện Ước mơ của đất với chị Tư: “Tư à, tao nghe súng nổ rần rần rồi nghe
họ nói chồng mầy làm sao đó!” [41, tr.408]. Nhưng đối với kẻ thù thì họ xưng “mày -
tao” để bộc lộ sự khinh bỉ, khi Bác Ngảng trong truyện Trên đường xóm chỉ vào mặt
thằng Mỹ: “Quân mặt rắn! Chúng tao tha mày không phải chúng tao dở, không biết
giết mày! Dòm à?” [41, tr.143]. Ngoài ra, người Nam Bộ còn gọi tên kết hợp thứ bậc
như: Bác Hai Ngảng, chị Út Tịch, chị Tư,... hay đơn giản là xưng “tôi”, “tui” và gọi tên người khác khi giao tiếp. Tuỳ vào đối tượng, tình huống giao tiếp mà các nhân vật có những xưng hô khác nhau. Lối xưng hô này có thể được xem như là sản phẩm của môi trường sống. Mỗi người đều có thể nhấn mạnh đến cái tôi cá nhân của mình và ý thức được vai trò xã hội của mình. Mặt khác, lối xưng hô này một phần cũng đã phản ánh thái độ phóng khoáng, bình đẳng như chính thiên nhiên nơi đây đã có. Và quan trọng hơn, qua cách xưng hô đó, người Nam Bộ luôn đề cao sự thẳng thắn, bộc trực trong giao tiếp.
Việc vận dụng lớp từ khẩu ngữ đã giúp Nguyễn Thi miêu tả thật sinh động, chân thực về cuộc sống, về nét sinh hoạt thường nhật của người dân Nam Bộ xưa. Nhà văn đã đưa vào trong ngôn ngữ đối thoại của nhân vật với những từ phương ngữ đặc trưng, như: mầy, bây, mấy ảnh, bả, méc, bịnh, đảo chánh, bi lớn, rán chừng, nhứt trí, nhứt định, bận quần áo, đặng, mần, in như, dòm, biểu, biên thư, sớm mơi, hổm rày... Đây là
lớp từ vựng Nam Bộ có hiện tượng biến âm so với lớp từ vựng chung toàn dân. Sự biến âm này được hình thành từ khuynh hướng phát âm đơn giản hóa của người dân Nam
Bộ. Chẳng hạn, trong một lời nói của anh Việt trong truyện Chuyện xóm tôi đối với
Bỉnh và Đực có sử dụng rất nhiều từ phương ngữ:
''- Rán chừng tổng khởi nghĩa anh cho em đi lấy chợ Mỏ Cày. Má cũng đi nữa. Tao yểm hộ cho hai đứa vô ngả lò heo đánh dinh quận. Giao thằng Mỹ ăn mắm ruốc cho bây đó, chịu không? Nhứt trí nghen! Nếu nhứt trí thì bận quần vô rồi đi ăn cơm,
nào..."[41, tr.18].
Một nét đặc trưng trong ngôn ngữ giao tiếp của người Nam Bộ đó là hệ thống từ đệm trong câu nói. Các từ đệm kết hợp với ngữ điệu sẽ tạo ra sắc thái địa phương rõ rệt của từng vùng miền. Nguyễn Thi thường dùng các từ đệm trong lời nói như: hả, à, ha, há, heng, chịu không, nghen, mừ, riết, hoài... Sự có mặt của các từ đệm góp phần làm tăng sắc thái biểu cảm cho cách diễn đạt. Đây cũng là một đặc điểm của phong
cách khẩu ngữ Nam Bộ. Chỉ qua một câu nói của chị Út Tịch trong truyện Người mẹ
cầm súng, ta thấy được tình cảm của chị đối với dân làng như thế nào: “Tôi đi đánh
giặc được Mặt trận thương, cô bác thương nên cứ đánh hoài. Bây giờ trên cho làm xã
đội phó tôi cũng đánh hoài” [41, tr.183]. Từ “hoài” đệm cuối câu tạo cảm giác rất gần
gũi, thân thiết đối với người nghe. Nhà phê bình Hoài Thanh cùng bàn luận về từ “hoài”
này như sau: “Chỉ một chữ “hoài” mà câu nói nghe ngọt lịm. Làm sao chỉ trong một
chữ mà có thể gói ghém được nhiều đến thế? Hình như trong đó có cả màu trời, sắc nước, những cánh đồng, những rừng cây, những nét mặt, những tình thương, cả không
Tiểu kết
Mỗi nhà văn đều chọn cho bản thân mình những biện pháp nghệ thuật riêng trong xây dựng nhân vật để có thể khái quát chủ đề cũng như tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm. Văn xuôi Nguyễn Thi những năm chống Mỹ xét về phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật đã có nhiều điểm mới độc đáo. Một thế giới nhân vật trong tác phẩm hiện lên gần gũi, chân thực thông qua hàng loạt các biện pháp nghệ thuật như: miêu tả ngoại hình, khắc họa nội tâm nhân vật, miêu tả hành động của nhân vật một cách nhất quán. Với việc am hiểu sâu sắc vốn văn hóa, cũng như đời sống sinh hoạt, Nguyễn Thi đã đưa cả lời ăn tiếng nói của con người nơi đây vào văn chương. Phương ngữ Nam bộ là một trong những điểm nhấn quan trọng. Ngôn ngữ thể hiện được nét văn hóa vùng miền, cũng như nếp sinh hoạt của đời thường, và đặc biệt từ ngữ ấy còn gắn với tính cách của người sử dụng nó. Như vậy với việc sử dụng hàng loạt các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu để xây dựng nên một thế giới nhân vật mang đậm dấu ấn Nam Bộ. Nguyễn Thi đã giúp chúng ta thấy được những nét tính cách, tâm lí hết sức sống động. Nhà văn đã thu hẹp khoảng cách giữa nhân vật và bạn đọc, tạo được sự